Cổ phiếu FPT trở lại vùng đỉnh cũ
Cổ phiếu FPT đóng cửa tại vùng đỉnh lịch sử được hình thành vào tháng 11.2019.
Cổ phiếu FPT trở lại vùng đỉnh cũ. Ảnh minh họa: TL.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vừa qua (18.9), cổ phiếu FPT đóng cửa tại mức giá 51.200 đồng/cổ phiếu. Dựa theo dữ liệu của phần mềm phân tích kỹ thuật FireAnt, đây là vùng đỉnh cũ của cổ phiếu được hình thành vào tháng 11.2019.
Cụ thể, cổ phiếu của Công ty Cổ phần FPT (HOSE: FPT) chính thức được giao dịch trên sàn HOSE vào tháng 12.2006. Từ đó đến nay, mức giá cao nhất (sau khi điều chỉnh do trả cổ tức, chia tách) mà FPT đạt được là 51.230 đồng/cổ phiếu. Đến phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu đã trở lại vùng đỉnh giá cũ của mình được hình thành trước đó.
Cổ phiếu FPT đang ở vùng đỉnh cũ. Ảnh: FireAnt.
Trong năm 2020, trước tác động của COVID-19, mức giá thấp nhất của cổ phiếu FPT là 33.500 đồng/cổ phiếu được hình thành từ hồi tháng 3.2020. Như vậy, từ vùng đáy tháng 3 đến nay, giá cổ phiếu FPT đã tăng 52,8%. Tuy nhiên, khi xét từ đầu năm 2020, giá cổ phiếu FPT mới chỉ tăng 5,1% so với mức giá 48.700 đồng/cổ phiếu từ đầu năm 2020.
Video đang HOT
Trong nhóm cổ phiếu VN30, FPT cũng là một trong những cái tên nổi bật. Xét trong 3 năm gần nhất, từ năm 2017-2019, năm 2019 được xem là năm thành công nhất khi FPT tăng trưởng 59,6% trong bối cảnh chỉ số VN-Index chỉ tăng hơn 6,8% trong năm này.
Về kết quả kinh doanh, trong 8 tháng đầu năm 2020 FPT đạt hơn 18.321 tỉ đồng doanh thu thuần và 3.343 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng lần lượt 7,6% và 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đánh giá về triển vọng kinh doanh của FPT, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đặt kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mảng xuất khẩu phần mềm sẽ quay về mức 25% hằng năm trong giai đoạn 2021-2022 nhờ chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu phục hồi bên cạnh chi phí nhân công cạnh tranh và năng lực đang nâng cao của FPT.
VCSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mảng xuất khẩu phần mềm của FPT sẽ hạ nhiệt từ mức 27% trong năm 2019 còn 18% trong năm 2020 do dịch COVID-19 dẫn đến tiến độ triển khai dự án và ký kết hợp đồng bị gián đoạn. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế mảng xuất khẩu phần mềm phần nào được bù đắp bởi đóng góp doanh thu lớn hơn từ mảng dịch vụ chuyển đổi số (DX) vốn có biên lợi nhuận cao (30% doanh thu xuất khẩu phần mềm trong năm 2020 so với mức 23% trong năm 2019) và cạnh tranh nguồn nhân sự công nghệ thông tin trở nên dịu hơn từ các công ty khởi nghiệp và đối thủ nhỏ hơn trong nước.
VCSC dự báo mảng dịch vụ viễn thông ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lợi nhuận trước thuế đạt 15% trong giai đoạn 2019-2022 nhờ tăng trưởng thuê bao băng thông rộng, lợi thế kinh tế về quy mô lớn hơn của Pay TV và mở rộng công suất trung tâm dữ liệu (data center). VCSC dự báo thuê bao băng thông rộng cố định của FPT sẽ ghi nhận CAGR 11% trong giai đoạn 2019-2022, được dẫn dắt bởi việc FPT mở rộng sang các khu vực cấp 2 và cấp 3 cùng với tập trung phát triển thuê bao tại các tòa nhà căn hộ ở các thành phố cấp 1.
VCSC dự phóng kết quả kinh doanh của FPT giai đoạn 2020-2022.
Mức tăng trưởng thuê bao 2 chữ số của Pay TV nhờ nhu cầu giải trí tại nhà gia tăng và các dịch vụ được bán theo gói tích hợp của FPT Telecom, cũng đang cải thiện khả năng sinh lời của mảng này, theo đó VCSC dự phóng Pay TV sẽ hòa vốn trong năm 2021. Trong khi đó, nhu cầu điện toán đám mây (cloud) và bản địa hóa dữ liệu (lưu trữ dữ liệu tại các máy chủ trong nước) đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam cũng hỗ trợ mảng data center của FPT, vốn đang trong quá trình mở rộng công suất đáng kể.
Đối với mảng giáo dục, VCSC cho rằng mảng này tiếp tục duy trì tăng trưởng cao nhờ uy tín ngày càng gia tăng, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp hấp dẫn và thâm nhập vào mảng giáo dục K-12 (từ mẫu giáo đến lớp 12). VCSC dự báo mảng này sẽ ghi nhận CAGR lợi nhuận trước thuế đạt 35% trong giai đoạn 2019-2022.
Theo đó, trong cả năm 2020, VCSC dự phóng doanh thu và lãi trước thuế của FPT lần lượt ở mức 30.300 tỉ đồng và 5.170 tỉ đồng, tương ứng tăng trưởng 9,3% và 10,8% so với năm 2019.
FPT bứt phá mạnh sau khi công bố KQKD 8 tháng, VN-Index áp sát mốc 900 điểm
Tâm điểm phiên giao dịch hôm nay sẽ là hoạt động cơ cấu danh mục của 2 quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF với tổng quy mô danh mục hơn 600 triệu USD.
Những phút đầu phiên giao dịch diễn ra khá tích cực với sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường. Ở nhóm Bluechips, FPT đang là tâm điểm khi tăng gần 1.500 đồng với khối lượng khớp lệnh 1,6 triệu đơn vị. Có lẽ thông tin KQKD tháng 8 tiếp tục tăng trưởng là yếu tố hỗ trợ cho cổ phiếu này.
Bên cạnh đó, các Bluechips khác như BVH, GAS, MSN, REE, VIC, SAB, PNJ, MWG, PLX...cũng đồng loạt tăng điểm giúp củng cố xu hướng tăng của thị trường.
Các cổ phiếu ngành chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí...giao dịch khá phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen.
Một số cổ phiếu có dự án điện mặt trời như GEG, ASM, BCG...hiện thu hút dòng tiền và tăng khá tốt. Nhóm cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi từ đầu tư công như KSB, DHA, HPG, C4G, BCC...cũng tăng khá mạnh trong sáng nay.
Tại thời điểm 10h, chỉ số VN-Index tăng 3,31 điểm (0,37%) lên 897,35 điểm; UPCom-Index tăng 0,52% lên 60,19 điểm trong khi HNX-Index giảm nhẹ 0,05% xuống 128,41 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì ở mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 1.300 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng 10 tỷ đồng trên toàn thị trường, tập trung vào VHM, VNM.
Thị trường mở cửa phiên giao dịch cuối tuần với những htông tin không mấy tích cực từ TTCK Mỹ khi trong đêm qua, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 130,40 điểm, tương đương 0,5%, xuống 27.901,98 điểm, kết thúc chuỗi tăng điểm kéo dài 4 ngày.
Trong nước, tâm điểm phiên giao dịch hôm nay sẽ là hoạt động review danh mục của 2 quỹ FTSE Vietnam ETF và VNM ETF với tổng tài sản hơn 600 triệu USD. Bên cạnh đó, việc khối ngoại liên tiếp bán ròng thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý giới đầu tư.
Phó chủ tịch HĐQT FPT bán xong 2,3 triệu cổ phiếu, ước thu về hơn 100 tỷ đồng Ông Bùi Quang Ngọc - phó chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần FPT (HoSE: FPT) vừa hoàn tất bán 2,3 triệu cổ phiếu FPT sau khi đăng ký bán vào cuối tháng 8 vừa qua. Phó chủ tịch HĐQT FPT - ông Bùi Quang Ngọc hoàn tất bán 2,3 triệu cổ phiếu FPT. Theo đó, số cổ phiếu FPT ông Bùi...