Cổ phiếu FPT Retail đang có dấu hiệu thoát đáy
Bất ngờ giảm giá từ đầu năm 2019, cổ phiếu của công ty vận hành chuỗi FPT Shop đang cố gắng vượt qua mốc 53.000 đồng để trở về giá trị thực.
Từ đầu năm 2019, cổ phiếu Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT bất ngờ tuột dốc dần, giảm đến mức thấp nhất vào cuối tháng 3/2019, và hiện đang cố gắng thoát khỏi mức đáy này.
Trong vòng 10 ngày trở lại đây, cổ phiếu FRT – công ty có doanh thu chủ yếu từ chuỗi FPT Shop – đang dần tăng trở lại. Từ mức khoảng 48.900 đồng/CP hôm 4/6, mã FRT đang tăng lên mức khoảng 53.300 đồng/CP vào hôm nay 14/6.
Cổ phiếu FRT đang có dấu hiệu phục hồi sau khi giảm mạnh kể từ đầu năm 2019 – Ảnh chụp từ trang vietstock
Trong vòng hơn 2 tháng gần đây, mã FRT liên tục tăng giảm quanh mức từ gần 48.000 đồng/CP đến 53-54.000 đồng/CP. Đây là khoảng thấp nhất mà FRT đã rơi xuống kể từ đầu năm. 10 ngày gần đây là quãng thời gian mã này tăng lên, chưa biết có vượt được mốc 53.000 đồng hay không.
Nửa năm 2018, mã FRT duy trì mức ổn định với giá trung bình khoảng 73-74.000 đồng/CP, tuy nhiên kể từ đầu năm 2019 đến 3 tháng sau đó, mã này bất ngờ giảm sâu xuống mức gần 49.000 đồng, tức giảm hơn 30%.
Video đang HOT
Tại Đại hội cổ đông thường niên của FPT Retail tổ chức cách đây 3 tháng, đúng vào lúc mã FRT xuống thấp nhất, khi được đặt câu hỏi về vấn đề này, bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch HĐQT FRT kiêm Tổng giám đốc Công ty – thú nhận cổ phiếu FPT Retail lên sàn chưa tới 1 năm, Ban điều hành chưa có kinh nghiệm nhiều về sàn chứng khoán, và khẳng định không biết vì sao cổ phiếu lại xuống thấp như vậy.
“Tuy nhiên, theo đánh giá thì chúng tôi nhận thấy giá này rất xa giá trị thật của FPT Retail, nằm dưới giá trị công ty rất nhiều”, người góp phần khai sinh chuỗi FPT Shop phát biểu.
Một cửa hàng FPT Shop – Ảnh: FPT Shop
Báo cáo kết quả kinh doanh Quý I/2019 của FRT cho thấy doanh thu đạt 4.018 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 80,3 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 3,5% và 0,5%. Mức tăng trưởng này không cao so với kỳ vọng.
Giải thích việc này, FRT cho biết doanh số thấp của iPhone làm ảnh hưởng doanh thu và lợi nhuận của công ty trong cả tháng 12/2018 lẫn quý I/2019. Ngoài ra, công ty cũng nhập phụ kiện trực tiếp từ Trung Quốc, bán rẻ hơn 20% so với trước nên doanh thu tổng cũng bị ảnh hưởng. Thị trường di động nói chung tại Việt Nam sụt giảm cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của FRT.
Công ty cho biết kể từ đầu tháng 4, Apple đã có động thái hỗ trợ nhà bán lẻ qua việc giảm giá cho các dòng sản phẩm đời trước như iPhone 7 và 8. Nhờ vậy kết quả kinh doanh tháng 4 của FPT Retail có sự cải thiện rõ rệt, khi doanh thu và lợi nhuận trước thuế tăng trưởng lần lượt 31% và 44% so với tháng 4/2018.
Hải Đăng
Theo ictnews.vn
Mảng online đóng góp 20% tổng doanh thu của FPT Retail trong quý I/2019
Lợi nhuận sau thuế quý I/2019 của FPT Retail gần như đi ngang so với cùng kỳ, ở mức 64 tỷ đồng. Trên thị trường, cổ phiếu FRT đã "bốc hơi" gần 30% kể từ đầu năm 2019.
Ảnh minh họa.
Theo báo cáo tài chính quý I công bố mới đây, CTCP bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail - mã FRT) ghi nhận 4.018 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 3,4% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu online đạt mức 794 tỷ đồng, tăng 26,4% và chiếm tỷ trọng 20% tổng doanh thu. Doanh thu đến từ 2 chương trình bán hàng trả góp F-Friends và bán hàng trợ giá Subsidy cũng tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018.
Sau khi trừ các chi phí, FPT Retail báo lãi trước thuế đạt 80 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế thu về 63,9 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ ở mức 64,3 tỷ đồng, tương ứng lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 947 đồng.
Kế hoạch kinh doanh năm 2019, FPT Retail đặt mục tiêu đạt 17.700 tỷ đồng doanh thu và 418 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 16% và 20% so với kết quả năm 2018.
Như vậy với kết quả đạt được, FPT Retail đã thực hiện 22,7% kế hoạch doanh thu và 15,3% mục tiêu lợi nhuận sau quý đầu tiên của năm 2019.
Với kết quả đạt được, Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2019 diễn ra ngày 27/03 đã thông qua việc phân phối lợi nhuận năm 2018 với cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10% trên mệnh giá và cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 15%. Kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 không thấp hơn 10%.
Kết thúc quý I, tổng tài sản của FPT Retail giảm gần 9% so với đầu năm, xuống mức 4.705 tỷ đồng chủ yếu do khoản mục tiền và tương đương tiền giảm mạnh từ 948 tỷ đồng xuống 542 tỷ đồng. Đến hết tháng 3, FRT Retail sở hữu 541 cửa hàng FPT Shop với doanh số 3.965 tỷ đồng và 28 nhà thuốc Long Châu với doanh số 53 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm 31/03, nợ vay tài chính của FPT Retail đã giảm hơn 700 tỷ đồng so với đầu năm tuy nhiên vẫn chiếm tới gần 47% tổng tài sản. Ngoài ra, FPT Retail còn có hơn 518 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FRT có xu hướng đi xuống rõ rệt từ đầu năm 2019. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/04, FRT lùi về mức 51.000 đồng/cổ phiếu, giảm gần 30% so với thời điểm đầu tháng 1. Với 68 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, vốn hóa của FPT Retail ước tính gần 3.500 tỷ đồng.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
FPT Retail: Mục tiêu lợi nhuận 2019 tăng 20% lên 418 tỷ đồng, đầu tư mạnh cho chuỗi nhà thuốc FPT Retail cũng chú trọng phát triển mảng sim số và phụ kiện, mục tiêu doanh thu phụ kiện đạt 1.000 tỷ đồng tương ứng mức tăng 350 tỷ, và dịch vụ sim số thu hộ tăng 100 tỷ đồng, đây là 2 mảng chiến lược đem lại doanh thu và lợi nhuận cao năm 2019. FPT Retail (FRT) vừa công bố dự...