Cổ phiếu ế nặng, lỗ khẳm 2.000 tỷ: Hậu Dương Chí Dũng, Vinalines sắp lãi to
Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ( Vinalines) đang lỗ luỹ kế khoảng 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên Chủ tịch HĐTV Vinalines vẫn tin tưởng sau khi chuyển sang công ty cổ phần, Vinalines sẽ làm ăn có lãi và chia cổ tức cho các cổ đông.
Trong phiên chào bán cổ phần ra công chúng lần đầu tiên (IPO) của Vinalineshôm 5/9 vừa qua chỉ có 42 nhà đầu tư đăng ký mua với khối lượng hơn 5,4 triệu cổ phần, chiếm 1,1% tổng số cổ phần dự kiến chào bán (hơn 488 triệu). Trong khi đó, theo kế hoạch lần IPO đầu tiên, Vinalines sẽ bán 488,8 triệu cổ phần (bằng 34,8% vốn điều lệ) của công ty mẹ được bán ra (nhà nước vẫn nắm giữ 65% vốn điều lệ).
Tuy nhiên, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh – quyền Tổng Giám đốc Vinalines, tỏ ra không thất vọng với kết quả này.
Dù đang lỗ lỹ kế, nhưng Chủ tịch HĐTV Vinalines vẫn tin tưởng đến 2020 Vinalines sẽ lãi vài trăm tỷ đồng.
“Chúng tôi không đặt nặng vấn đề bán được nhiều cổ phần trong đợt IPO lần này, cũng không phải bằng mọi cách tìm nhà đầu tư chiến lược. Điều quan trọng, IPO xong, tổ chức đại hội cổ đông để chuyển sang công ty cổ phần, qua đó thay đổi quản trị tốt hơn, việc làm ăn hiệu quả hơn, giá trị cổ phần tăng lên mới tìm nhà đầu tư cũng chưa muộn”, ông Tĩnh nói.
Trong phiên chào bán lần 2 (từ 20/9-30/9), Vinalines sẽ chào bán toàn bộ số cổ phần chưa bán hết tại đợt bán đấu giá công khai (483.397.230 cổ phần) và số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động, tổ chức công đoàn chưa bán hết.
Trước đó, trong phiên chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, ông Lê Anh Sơn – Chủ tịch HĐTV Vinalines, thừa nhận, khoảng 4 năm trước tình hình tài chính của Vinalines rất tệ, lỗ lũy kế lên tới hơn 22.000 tỷ đồng; vốn nhà nước giao 10.000 tỷ đồng, nhưng vốn chủ sở hữu chỉ còn khoảng 4.000 tỷ đồng.
Khi đó, Chính phủ đã cân nhắc toàn diện về việc tái cơ cấu Vinalines hoặc cho phá sản. Tuy nhiên, sau 4 năm tái cơ cấu, đến nay, nợ của Vinalines chỉ còn hơn 2.000 tỷ đồng (giảm tới 78% sau 4 năm), vốn chủ sở hữu lên 14.000 tỷ đồng; lỗ hợp nhất của Vinalines hiện nay chỉ còn vài trăm tỷ đồng mỗi năm.
Để giảm lỗ, tiến tới làm ăn có lãi, ông Sơn cho biết Vinalines sẽ tiếp tục cơ cấu lại tài sản (bán bớt tàu không hiệu quả); khai thác dư địa các cảng biển; tham gia chuỗi cung ứng, tinh giảm bộ máy…
Ngoài ra, Vinalines tiếp tục thoái vốn tại các đơn vị thua lỗ, qua đó giúp giảm lỗ hợp nhất. Cụ thể với trường hợp của Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông (BISCO, chuyển từ Vinashin sang), công ty này đang âm vốn chủ sở hữu tới 4.000 tỷ đồng, mỗi năm lỗ thêm 500 tỷ đồng, Vinalines sẽ thoái vốn để cắt lỗ hợp nhất.
Video đang HOT
Ông Sơn tự tin, tới năm 2020, Vinalines sẽ đạt mục tiêu lợi nhuận vài trăm tỷ đồng, và có thể chia cổ tức cho nhà đầu tư. “Năm 2019, Vinalines đã có lãi, nhưng lỗ lũy kế vẫn còn nên chưa thể chia cổ tức. Sang năm 2020, Vinalines sẽ có lợi nhuận và có thể chia cổ tức cho nhà đầu tư”, ông Sơn nói.
Theo phương án cổ phần hoá được duyệt, Công ty mẹ – Vinalines định bán cho nhà đầu tư chiến lược số cổ phần bằng 14,8% vốn điều lệ. Tuy nhiên, chỉ có một nhà đầu tư (Hàn Quốc) quan tâm, nhưng không đảm bảo các điều kiện đặt ra, nên toàn bộ cổ phần dành cho nhà đầu tư chiến lược được chuyển sang bán ra công chúng.
Để cắt lỗ, Vinalines sẽ bán bớt tàu hoạt động không hiệu quả.
Ông Tĩnh cho biết, có hai nhóm nhà đầu tư quan tâm đến Vinalines. Một nhóm nhà đầu tư sẵn sàng mua nếu tỷ lệ cổ phần bán cho họ từ 35% vốn điều lệ trở lên, trong khi Vinalines chỉ bán cho họ 14,8% vốn điều lệ nên chưa ai mua.
Nhóm nhà đầu tư thứ hai quan tâm tới các dự án cụ thể, như cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Họ muốn góp vốn cùng hợp tác đầu tư và chỉ kinh doanh một dự án cụ thể, không phải mua cổ phần tổng công ty.
“Ban đầu chúng tôi xác định sau khi bán cho cổ đông chiến lược sẽ bán ra công chúng khoảng 20% cổ phần. Nhưng hết thời hạn vẫn chưa tìm được nhà đầu tư phù hợp nên chuyển toàn bộ cổ phần ra bán công khai”.
Ông Tĩnh nói,giờ bán công khai dù chưa thành công, nhưng cũng không phải tìm bằng được nhà đầu tư chiến lược. Trong quá trình phát triển tốt lên, thì cơ hội tìm nhà đầu tư cũng lớn hơn. Khi ấy nhà đầu tư sẽ tìm tới. Hiện cũng có một đối tác nước ngoài thực hiện các đánh giá về Vinalines để có thể tham gia mua cổ phần ở lần bán tới.
Vũ Điệp
Theo vietnamnet.vn
IPO "hàng khủng" thất bại, vì đâu nên nỗi?
Từ đầu năm đến nay, không ít đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của những doanh nghiệp lớn rơi vào tình cảnh ế ẩm như Tổng công ty Cao su Việt Nam (VRG), Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3), Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Nguyên nhân thất bại và kinh nghiệm nào rút ra từ các trường hợp này?
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Vũ Đức Tiến, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng, có nhiều lý do dẫn đến sự thất bại của các doanh nghiệp khi IPO.
Ở Genco 3 và VRG là do tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước quá cao, VRG còn hạn chế không cho người nước ngoài nắm giữ.
Tại Vinalines, gánh nặng nợ và hoạt động kinh doanh cốt lõi không tốt nên khó thu hút nhà đầu tư. IPO thời gian gần đây kém hấp dẫn còn bởi quy định hạn chế tín dụng chảy sang thị trường chứng khoán trong Thông tư 36/2014/TT-NHNN kéo dài quá lâu.
Về cơ bản, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhưng kém hấp dẫn, là lý do chính khiến đợt IPO thất bại. Nhà đầu tư thấy nội tại doanh nghiệp không ổn nên e ngại đầu tư.
Công ty Chứng khoán FPT nhận xét, với VRG, nông nghiệp là mảng kinh doanh cốt lõi, đem lại 70% doanh thu và lợi nhuận trước thuế.
VRG có quy mô lớn, mô hình tổ chức phức tạp, hoạt động trong lĩnh vực có nhiều rủi ro là yếu tố khiến việc gọi vốn từ các nhà đầu tư gặp khó khăn. Nhà đầu tư là các tổ chức tài chính đánh giá, VRG chưa đủ sức hấp dẫn để họ rót vốn.
Luật sư Lê Nết, Công ty Luật LNT Lawyer, thành viên Tổ trọng tài quốc tế - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) nhìn nhận, tình trạng cổ phần ế ẩm của doanh nghiệp nhà nước khi IPO xuất phát từ việc nhà đầu tư chưa có niềm tin ở doanh nghiệp và tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp có những điểm yếu kém. Một phần nữa là do tình hình thị trường chứng khoán khi đó không thuận lợi, khiến nhà đầu tư thận trọng.
Theo luật sư Lê Nết, người mua bao giờ cũng muốn mua khối lượng lớn cổ phần với giá rẻ.
Do đó, doanh nghiệp càng bán cổ phần số lượng lớn sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư, vấn đề còn lại là Nhà nước xem xét lựa chọn giá bán tốt với lợi nhuận trước mắt, hay hướng tới đại chúng hóa doanh nghiệp với triển vọng lợi nhuận lâu dài trong tương lai.
Các doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ chào bán ra công chúng và tỷ lệ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia.
Giới phân tích cho rằng, để hấp dẫn nhà đầu tư, doanh nghiệp cần cải thiện "sức khỏe", minh bạch thông tin, có định hướng, chiến lược phát triển rõ ràng, qua đó gia tăng niềm tin đối với nhà đầu tư.
Khi tiến hành IPO, đầu tiên, nền tảng doanh nghiệp phải tốt, phương thức IPO chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, bởi "có bột mới gột nên hồ". Tiếp theo đó là công đoạn tìm thuê đơn vị tư vấn tốt.
Nếu cốt lõi doanh nghiệp không tốt, nhà tư vấn khó có thể thuyết phục được nhà đầu tư và ngược lại, nếu doanh nghiệp tốt mà không thuê được đơn vị tư vấn tốt cũng không dễ dàng kết nối được nhà đầu tư.
Để IPO thành công, doanh nghiệp cần chú trọng cải thiện hoạt động cốt lõi, nếu tình hình kinh doanh chưa tốt, doanh nghiệp nên tiếp tục tái cơ cấu.
"Không nên nóng vội khi IPO, bởi IPO là một bước ngoặt quan trọng của doanh nghiệp, giúp thay đổi về mặt sở hữu, cách tiếp cận thị trường, cách thức kinh doanh, nên doanh nghiệp phải chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước.
IPO vô cùng quan trọng, nếu không chuẩn bị kỹ từ hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp đến mục tiêu, chiến lược trong thời gian tới, doanh nghiệp dễ thất bại", Tổng giám đốc SHS nói.
Tháng 2/2018, VRG bán được gần 101 triệu cổ phần trong tổng số 475,1 triệu cổ phần đưa ra đấu giá, với giá đầu thành công bình quân 13.011 đồng/cổ phần (giá khởi điểm 13.000 đồng/cổ phần).
Cũng trong tháng 2/2018, Genco 3 chào bán 267 triệu cổ phần, với giá khởi điểm 24.600 đồng/cổ phần, nhưng chỉ bán được hơn 7,5 triệu cổ phần.
Đầu tháng 9/2018, Vinalines chào bán ra công chúng hơn 488,8 triệu cổ phần, với giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần, kết quả chỉ bán được hơn 5,4 triệu cổ phần.
Hải Yến
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vinalines tiếp tục chào bán đấu giá hơn 480 triệu cổ phần bị 'ế' Sau đợt rao bán đấu giá lần đầu ra công chúng bị &'ế' tới hơn 480 triệu cổ phần vào ngày 5/9 vừa qua, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa công bố thông tin chào bán thỏa thuận cổ phần Công ty mẹ-Tổng công ty đợt 2 với thời hạn đăng ký mua cổ phần từ ngày 20/9 đến 16...