Cổ phiếu doanh nghiệp sản xuất oxy y tế tăng giá 4 lần
Sovigaz đang cung cấp oxy y tế cho gần 100 bệnh viện lớn phía Nam nhưng cũng gặp nhiều khó khăn vì dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều sản phẩm về y tế tăng đột biến, trong đó có oxy y tế. Là doanh nghiệp sản xuất khí oxy y tế lớn duy nhất đang giao dịch trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SVG của Công ty Hơi Kỹ nghệ Que hàn (Sovigaz) ghi nhận chuỗi tăng giá ấn tượng.
Cổ phiếu SVG vừa có chuỗi tăng trần 6 phiên liên tiếp lên mức đỉnh lịch sử 29.600 đồng/cổ phiếu vào ngày 6/9. Trong phiên giao dịch 7/9, SVG tiếp tục có thời điểm tăng trần nhưng áp lực chốt lời sau chuỗi tăng nóng khiến cổ phiếu điều chỉnh mạnh về 25.100 đồng/cổ phiếu.
Trước đó SVG gần như đi ngang quanh vùng giá 5.000 đồng/cổ phiếu từ đầu năm, rồi bất ngờ có chuỗi tăng mạnh từ giữa tháng 5 đến nay. Như vậy cổ phiếu này đã tăng giá hơn 4 lần chỉ trong chưa đầy 4 tháng gần đây.
Đà tăng giá của cổ phiếu cũng giúp giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp được mở rộng tương ứng lên khoảng 750 tỷ đồng.
Video đang HOT
Diễn biến giá SVG kể từ đầu năm. Đồ thị: TradingView.
Tuy nhiên cũng lưu ý rằng thanh khoản SVG rất hạn chế, chỉ tăng mạnh trong các tháng vừa qua nhưng chỉ đạt bình quân hơn 5.000 cổ phiếu/phiên. Tính từ đầu năm, thị giá SVG tăng 365% và thanh khoản bình quân chưa đến 2.700 cổ phiếu/phiên.
Sovigaz được thành lập từ năm 1974, là một doanh nghiệp nhà nước dẫn đầu về sản xuất các sản phẩm khí y tế, khí công nghiệp, khí y tế, que hàn điện, đất đèn và hóa chất tại Việt Nam. Công ty được cổ phần hóa và đại chúng hóa vào năm 2015, sau đó chính thức giao dịch cổ phiếu SVG trên sàn UPCoM từ tháng 4/2016 đến nay.
Đáng chú ý khi cơ cấu cổ đông của công ty rất cô đặc. Trong đó Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) là công ty mẹ sở hữu 98,16% vốn điều lệ, trong khi các cổ đông khác chỉ nắm giữ 1,84% cổ phần (tương đương 540.200 cổ phiếu). Do đó thanh khoản mã chứng khoán này thường rất thấp.
Đầu tháng 11/2020, Vinachem từng mang 13,84 triệu cổ phiếu SVG (tương đương 47,15% vốn) ra đấu giá với mức khởi điểm 26,700 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 4 lần thị giá thời điểm đó. Hết thời hạn đăng ký và đặt cọc, không có nhà đầu tư nào tham gia đấu giá.
Chỉ lãi 2,5 tỷ đồng/năm
Dù cổ phiếu được giao dịch đột biến nhưng hoạt động kinh doanh của Sovigaz lại không quá ấn tượng. Năm ngoái doanh thu công ty giảm nhẹ về mức gần 260 tỷ đồng, đây cũng là mức bình quân của doanh nghiệp từ khi công khai tài chính đến nay.
Doanh thu hàng trăm tỷ đồng nhưng Sovigaz lại báo lãi khá khiêm tốn do giá vốn và các chi phí chiếm tỷ trọng cao. Năm ngoái công ty có lãi gần 2,5 tỷ đồng, giảm 35% so với kết quả của năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu chỉ đạt hơn 0,8%.
Công ty cho biết các sản phẩm khí bị cạnh tranh gay gắt khi ngày càng nhiều nhà đầu tư gia nhập ngành, nhất là các dự án FDI, đã khiến nguồn cung vượt xa nhu cầu thị trường. Chính sách đấu thầu tập trung của khối y tế chỉ quan tâm giá bán đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Tiêu thị khí công nghiệp cũng giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài sản phẩm khí thì que hàn cũng chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các đơn vị trong nước.
Sang năm 2021, công ty đặt mục tiêu doanh thu giảm tiếp 3% về mức 255 tỷ đồng. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4 tỷ đồng, tăng 29% so với năm trước.
Báo cáo nửa đầu năm nay, Sovigaz ghi nhận doanh thu thuần tăng hơn 3% lên gần 126 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế lại giảm 3% xuống 626 triệu đồng, cho thấy doanh nghiệp chưa được hưởng lợi nhiều từ nhu cầu oxy y tế tăng cao. Công ty cũng mới hoàn thành 16% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Tính đến 30/6, tổng tài sản doanh nghiệp vẫn duy trì quanh mức 440 tỷ đồng, chủ yếu là tài sản cố định. Về nguồn vốn, công ty có tổng vay nợ lớn gần 120 tỷ đồng (chiếm 27% nguồn vốn) và vốn chủ sở hữu gần 300 tỷ đồng.
Về công tác tái cơ cấu, Vinachem có kế hoạch bán bớt phần vốn nhà nước tại công ty trong năm 2021 để giảm tỷ lệ sở hữu về 51%.
Một trong những nhu cầu cấp thiết hiện nay là đảm bảo nguồn cung oxy và hóa chất chống dịch. Trước khi dịch bệnh bùng phát, nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 3.000-4.000 tấn khí oxy y tế mỗi tháng.
Trong khi đó Sovigaz đang có công suất nhà máy 7.000 tấn/tháng và chiếm hơn 60% thị phần oxy y tế cả nước. Công ty cung cấp sản phẩm cho gần 100 bệnh viện lớn như Từ Dũ, Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định, Đa khoa Việt Tiệp. Sản lượng thực tế có thể đưa ra thị trường khoảng 180 tấn oxy y tế mỗi ngày.
Lãnh đạo công ty nhận định dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh như năng lực sản xuất các sản phẩm khí công nghiệp đã khai thác hết, chi phí sản xuất ngày một gia tăng (tiền điện, xăng, thuê đất…), nguồn cung oxy và nitơ đã vượt xa nhu cầu tại miền Nam, chính sách đấu thầu tập trung tại các bệnh viện làm giảm lợi thế cạnh tranh của Sovigaz…
Đối với sản phẩm que hàn, nhu cầu cũng giảm sút do ngành công nghiệp đóng tàu chưa thật sự khởi sắc và các khách hàng chuyên xuất khẩu mặt hàng gia công cơ khí cũng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Ấn Độ tăng cường sản xuất oxy phòng ngừa làn sóng dịch COVID-19 thứ 3
Ấn Độ đặt mục tiêu tăng mạnh năng lực sản xuất oxy y tế lên mức 15.000 tấn/ngày nhằm phòng ngừa nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh COVID-19 thứ 3, được dự báo có thể xảy ra sớm nhất là vào giữa tháng 9 này.
Công nhân nạp oxy vào các bình chứa tại một cơ sở ở Chennai, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo ông Moloy Banerjee, Giám đốc công ty Linde South Asia thuộc tập đoàn Linde India, chính phủ có kế hoạch tăng 50% sản lượng oxy y tế, từ mức 10.000 tấn/ngày hiện nay. Đây là mức đạt được trong thời gian cao điểm của làn sóng dịch COVID-19 thứ hai vào đầu năm nay. Vào thời điểm đó, hệ thống bệnh viện tại Ấn Độ thiếu hụt oxy y tế nghiêm trọng, buộc người nhà bệnh nhân phải tự tìm nguồn oxy bên ngoài cơ sở nhà nước. Theo thống kê, khi đó hãng Linde India cung cấp gần 33% nhu cầu oxy y tế của Ấn Độ.
Tháng trước, giới chức y tế Ấn Độ cho biết sẽ tăng sản lượng oxy y tế bằng cách thành lập thêm các cơ sở sản xuất mới hoặc tăng công suất của những cơ sở hiện nay. Linde India đang đánh giá năng lực sản xuất và khả năng tăng sản lượng của các cơ sở đang hoạt động. Ngoài ra, đại diện của tập đoàn cũng đang có các cuộc trao đổi với chính quyền các bang Andhra Pradesh và Madhya Pradesh về khả năng hỗ trợ thiết lập thêm các kho dự trữ và lắp đặt thêm các cơ sở sản xuất oxy y tế mới.
Theo thống kê của Bộ Y tế Ấn Độ, kể từ khi đại dịch bùng phát, nước này đã ghi nhận 33,03 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 440.752 ca tử vong. Với số liệu này, Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, sau Mỹ, về số ca mắc COVID-19.
Giá cổ phiếu một công ty tăng 64% sau tin đồn về iPhone 13 Tin đồn về việc iPhone 13 có thể gọi điện thông qua kết nối vệ tinh đã giúp giá cổ phiếu của một doanh nghiệp tăng vọt trong vòng nửa ngày. Theo CNBC , giá cổ phiếu của Globalstar, một nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh, đã tăng 64% trong phiên giao dịch ngày 30/8. Mức tăng đột biến này xảy ra...