Cổ phiếu doanh nghiệp điện mặt trời nổi sóng
Được hưởng lợi từ chính sách “trải thảm đỏ” khuyến khích đầu tư nên dễ hiểu khi cổ phiếu các doanh nghiệp điện mặt trời như BCG, TTA, ASM… thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.
Sôi động bán mua
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/9/2020 tại 8.100 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu BCG của Công ty cổ phần Bamboo Capital đã tăng giá hơn 2 lần trong 4 tháng qua.
Thanh khoản cũng được cải thiện, với hàng trăm nghìn đơn vị được khớp lệnh mỗi phiên, thậm chí nhiều phiên có tới 2 triệu đơn vị được chuyển nhượng.
Đà tăng của thị giá và thanh khoản cổ phiếu BCG diễn ra trong bối cảnh lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng đầu năm giảm 64,22% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân được Bamboo Capital giải thích là do dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến hiệu quả của nhiều mảng kinh doanh, đặc biệt là mảng sản xuất, thương mại và xây lắp. Bên cạnh đó là chi phí tài chính gia tăng khi Công ty mở rộng đầu tư, kinh doanh mảng năng lượng tái tạo và bất động sản.
Bamboo Capital hiện là một trong những doanh nghiệp có quy mô đầu tư vào mảng năng lượng sạch lớn nhất trên sàn chứng khoán.
Hiện tại, Công ty đã đầu tư vào hai dự án năng lượng mặt trời tại Long An với công suất 141 MW và đang triển khai dự án Phú Mỹ, có công suất 330 MW.
Về dài hạn, Công ty dự kiến sẽ nâng tổng công suất trong mảng năng lượng sạch lên tới 2 GW vào năm 2025, với hàng loạt các dự án điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời áp mái, điện gió.
Cùng với BCG, thị giá cổ phiếu ASM của Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/9/2020 đã tăng gấp 2,4 so với đầu năm.
Chỉ từ đầu tháng 9 trở lại đây, giá cổ phiếu này đã tăng hơn 40% sau thông tin Sao Mai khởi công giai đoạn 2 Nhà máy năng lượng mặt trời có công suất 106 MW tại An Giang.
Quỹ đất sạch và kinh nghiệm được đánh giá là lợi thế của Sao Mai trong lĩnh vực này. Cùng với giai đoạn 1 đã hoàn thành phát điện từ tháng 6/2019, khi giai đoạn 2 hoàn thành, mảng năng lượng tái tạo sẽ ngày càng đóng góp lớn vào tỷ trọng kết quả kinh doanh của Công ty.
Bên cạnh các dự án đã được triển khai, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang lên kế hoạch tiếp tục đầu tư vào mảng điện mặt trời, bao gồm cả những doanh nghiệp thủy điện (tận dụng diện tích lòng hồ, đất nhà máy hiện hữu).
Video đang HOT
Mỗi khi thông tin về việc triển khai dự án điện mặt trời được một doanh nghiệp niêm yết công bố, cổ phiếu của doanh nghiệp đó lại nổi sóng.
Chẳng hạn, cổ phiếu SMA của Công ty cổ phần Thiết bị phụ tùng Sài Gòn đã tạo sóng từ sau Đại hội đồng cổ đông vào tháng 4/2019.
Bên cạnh những biến động lớn về cơ cấu cổ đông, thông tin đáng chú ý với doanh nghiệp này là việc tiếp tục nghiên cứu đầu tư dự án điện mặt trời có công suất 49 MW, sản lượng 86 triệu kWh/năm tại Bình Phước sau khi cơ cấu và giải thể một loạt xí nghiệp kinh doanh khác.
Sức nóng của cổ phiếu các doanh nghiệp tham gia ngành năng lượng tái tạo, cụ thể là điện mặt trời là dễ hiểu khi chủ đầu tư các dự án năng lượng mặt trời đang được hưởng nhiều cơ chế ưu đãi về giá bán điện, thuế, phí…
Sau khi Quyết định 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực vào tháng 6/2019, tháng 4/2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định 13/2020/QĐ-TTg tiếp tục duy trì những ưu đãi về giá bán.
Cũng do cơ chế đảm bảo về đầu ra và chính sách khuyến khích đầu tư, các dự án năng lượng thường dễ dàng hơn trong việc huy động vốn từ nguồn tín dung với tỷ lệ chiếm đến 70 – 80% tổng vốn.
Chủ đầu tư có thể làm các dự án quy mô từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng với nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nhiều lần.
Sau khi nhà máy đi vào vận hành, doanh nghiệp sẽ không tốn các chi phí bán hàng, tồn kho như nhiều lĩnh vực hoạt động khác. Biên lợi nhuận gộp của các dự án ở có thể đạt mức khá cao nếu vận hành ổn định, từ 60 – 70%.
Cổ phiếu TTA của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và phát triển Trường Thành mới lên niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư với 3 phiên tăng liên tiếp, đưa thị giá lên cao hơn gần 32% so với giá chào sàn.
TTA được đánh giá cao về triển vọng trong dài hạn khi đang sở hữu và vận hành hai nhà máy thủy điện tại Yên Bái và một trang trại điện mặt trời với công suất 61,8 MW.
Công ty đang đầu tư thêm một nhà máy thủy điện công suất 26 MW và một dự án điện mặt trời công suất 50 MW, một dự án điện gió công suất 30 MW.
Khi các dự án này hoàn tất, TTA sẽ vươn lên là một trong những doanh nghiệp năng lượng tái tạo công suất lớn nhất trên sàn chứng khoán.
Những yếu tố nhà đầu tư cần chú ý
Điện năng là mặt hàng thiết yếu trong sinh hoạt và sản xuất, với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng.
Trong điều kiện các nguồn năng lượng hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt,…) ngày càng cạn kiệt và ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn nạn lớn thì triển vọng của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch đang rất rộng mở.
Tuy vậy, không phải cổ phiếu của doanh nghiệp nào tham gia đầu tư vào lĩnh vực này cũng có thể trở thành món hàng hấp dẫn.
Có một số điểm mà các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực này cần lưu ý để phòng tránh rủi ro, như sự khác biệt về hiệu quả hoạt động, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp do phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Chẳng hạn, các dự án điện mặt trời tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận sẽ có hiệu suất cao hơn các khu vực khác do số giờ nắng trong năm thuộc nhóm cao nhất cả nước.
Hay kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt lớn trong năm cũng như giữa các năm.
Cổ phiếu của những doanh nghiệp mới đẩy mạnh đầu tư điện mặt trời gần đây có thanh khoản và biến động giá tốt cho các nhà đầu tư lướt sóng.
Vào mùa mưa, các nhà máy điện mặt trời có hiệu suất vận hành thấp. Năm mưa nhiều hiệu suất hoạt động sẽ thấp hơn năm ít mưa.
Việc hoạt động kinh doanh thường tập trung vào một hoặc một số ít nhà máy khiến những rủi ro trong quá trình vận hành có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra còn là câu chuyện quá tải hệ thống truyền tải điện khiến các nhà máy không phát huy hết công suất. Bản cáo bạch niêm yết của TTA cho biết, trong nửa đầu năm 2020, Nhà máy điện mặt trời Bàu Ngứ 1 chỉ chạy được 60% công suất với cùng lý do này.
Với lĩnh vực điện mặt trời, việc cơ chế giá mua điện được điều chỉnh cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến tính toán hiệu quả của các chủ đầu tư.
Sau khi Quyết định 11/2017/QĐ-TTg hết hiệu lực từ 30/6/2019, các dự án điện mặt trời đã phải chờ đến đầu tháng 4/2020 mới có cơ chế giá mua điện mới với Quyết định 13/2020/QĐ-TTg, tương ứng với hơn 9 tháng “khoảng trống” về chính sách.
Quyết định này áp dụng cho các dự án có ngày vận hành thương mại từ 1/7/2019 đến hết 31/12/2020, tức các dự án không kịp vận hành vào cuối năm nay sẽ tiếp tục phải chờ chính sách mới.
Trong khi cổ phiếu các doanh nghiệp thủy điện, điện than, điện khí (đã hoàn tất dự án đầu tư) chủ yếu thu hút nhà đầu tư dài hạn, ưa thích cổ tức, dẫn tới thanh khoản khá thấp thì cổ phiếu của những doanh nghiệp mới đẩy mạnh đầu tư điện mặt trời gần đây lại có thanh khoản và biến động giá tốt cho các nhà đầu tư lướt sóng.
Tuy vậy, việc đang trong quá trình đầu tư, vay nợ lớn cũng khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này trồi sụt và tất yếu sẽ tác động đáng kể đến biến động thị giá cổ phiếu trên thị trường.
Bộ Công Thương hướng dẫn về đầu tư điện mặt trời mái nhà
Ngày 22/9, Bộ Công Thương đã có công văn hướng dẫn đầu tư điện mặt trời mái nhà.
Đội ngũ kỹ sư của Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh (Ninh Thuận) hoàn thiện lắp đặt tấm pin để phát điện. Ảnh: Công Thử/TTXVN
Theo Bộ Công Thương, điện mặt trời mái nhà là nguồn điện sạch, tái tạo có tính chất phân tán, quy mô nhỏ, được tiêu thụ tại chỗ, giảm tổn thất của quá trình truyền tải, phân phối, tận dụng hạ tầng lưới điện hiện có của ngành điện.
Đặc biệt, điện mặt trời mái nhà có thời gian phát chủ yếu vào ban ngày, trong giờ cao điểm của hệ thống điện giúp giảm đỉnh phụ tải, tận dụng được diện tích mặt bằng mái nhà tại các khu dân cư, doanh nghiệp vốn đã có sẵn cơ sở hạ tầng lưới điện đầy đủ, thuận tiện trong việc đấu nối, ít tác động đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất...
Chính vì vậy, cần khuyến khích các thành phần kinh tế như hộ gia đình, doanh nghiệp tham gia đầu tư để cấp điện tự dùng và phần dư bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đây là cơ sở chính, quan trọng để Bộ Công Thương tham mưu với Chính phủ những ưu đãi khuyến khích dành cho điện mặt trời mái nhà (tương đương với 8,38 UScent/kWh) cao hơn hẳn so với điện mặt trời mặt đất (tương đương với 7,09 UScent/kWh) và điện mặt trời nổi (tương đương với 7,69 UScent/kWh).
Tại văn bản hướng dẫn số 7088 ngày 22/9/2020, Bộ Công Thương dẫn chiếu định nghĩa hệ thống điện mặt trời mái nhà và dẫn chiếu khái niệm về công trình xây dựng theo các quy định tại Luật Xây dựng năm 2014, nhà, kết cấu dạng nhà của công trình xây dựng theo Thông tư 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng và cũng lưu ý thêm về mái nhà của công trình xây dựng cần phù hợp với công năng, mục đích sử dụng của công trình xây dựng.
Một số trường hợp cũng được Bộ Công Thương hướng dẫn như hệ thống mặt trời có công suất không quá 1 MW nhưng không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng có công năng độc lập; trường hợp hệ thống mặt trời của trang trại với công suất trên 1 MW hoặc trên 1,25 MWp. Trường hợp hệ thống điện mặt trời đấu nối vào cấp điện áp trên 35 kV thì không được áp dụng giá bán điện đối với hệ thống điện mặt trời mái nhà theo quy định tại Quyết định 13.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN chịu trách nhiệm đảm bảo các hệ thống điện mặt trời mái nhà được đấu nối phù hợp với quy định, không gây quá tải lên hệ thống lưới điện hạ áp, trung áp và cao áp hiện hữu (đặc biệt là hệ thống lưới điện 110 kV).
Đối với các vướng mắc liên quan đến điều kiện kinh doanh, quản lý thuế, hóa đơn của các đối tượng có hệ thống điện mặt trời mái nhà, Bộ Công Thương đề nghị EVN xin ý kiến và hướng dẫn từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Như vậy, hướng dẫn của Bộ Công Thương hoàn toàn tuân thủ Quyết định 13 và Thông tư 18.
Đối với kiến nghị ưu đãi cho trường hợp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà có công suất lớn hơn 1 MW; đầm tôm, trang trại trồng trọt... có nhu cầu sử dụng chính tấm quang điện làm mái Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu đề xuất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ chế phù hợp với tình hình thực tiễn để áp dụng sau năm 2020.
Đầu tư 3.000 tỷ đồng cho giai đoạn 2 nhà máy điện Mặt Trời ở An Giang Nhà máy điện Mặt Trời Sao Mai có tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng với tổng công suất phát điện 210 MWp, xây dựng trên diện tích 275ha, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 2 của Nhà máy điện năng lượng Mặt Trời Sao Mai với công suất 106MWp được triển khai xây dựng cạnh giai đoạn 1 của...