Cổ phiếu đầu ngành dẫn sóng tăng trong phiên sáng đầu tuần
Cuối phiên sáng 12/10, VN-Index tăng 8,83 điểm lên 932,83 điểm với 161 mã tăng giá, 79 mã đứng giá và 216 mã giảm giá.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở BVSC. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên sáng 12/10 với sự tích cực khi VN-Index tăng một mạch lên gần 9 điểm.
Sau đó, chỉ số bị kìm hãm và đà tăng bị co hẹp, nhưng đến cuối phiên sáng các chỉ số lại tiếp tục đi lên.
Cuối phiên sáng 12/10, VN-Index tăng 8,83 điểm lên 932,83 điểm.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 245 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4.950,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 161 mã tăng giá, 79 mã đứng giá và 216 mã giảm giá.
HNX-Index tăng nhẹ 0,11 điểm lên 137,02 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 41,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 579,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 63 mã tăng giá, 46 mã đứng giá và 73 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 có 15 mã tăng giá, trong khi có 9 mã giảm giá và 6 mã đứng giá.
Các mã tăng giá như bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup là VHM tăng 2,3%, VIC tăng 0,8% và VRE tăng 0,4%.
Ngoài ra, MSN cũng tăng tới 2,8%, GAS tăng 3%. Các mã VJC, VNM, FPT… đều kết phiên trong sắc xanh.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu ngân hàng phiên hôm nay rất tích cực. Theo đó, BVB tăng 9,7%, KLB tăng 7,4%, CTG tăng 6%, BID tăng 2,7%, VCB tăng 1,9%. Các mã STB, LPB, VPB, TPB, NAB, TCB, SHB, EIB tăng giá nhẹ. Trong nhóm này chỉ còn mỗi mã VBB là ở chiều giảm giá.
Nhóm cổ phiếu dầu khí diễn biến tiêu cực. Các mã PLX, TLP, TDG, PVS, PVD đều ở chiều giảm giá.
Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trong phiên sáng nay. Cụ thể, khối này đã bán ròng 290 tỷ đồng trên toàn thị trường. Các mã bị bán ròng mạnh nhất là CTG và MSN.
Các thị trường chứng khoán châu Á mở đầu tuần mới với xu hướng trái chiều trong phiên 12/10, khi giới đầu tư vẫn nuôi hy vọng vào một gói kích thích mới cho kinh tế Mỹ.
Chứng khoán Trung Quốc bắt đầu phiên đầu tuần trong trong tâm trạng khá tích cực. Chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong Kong đầu phiên này tăng 0,41% (tương đương 98,12 điểm) lên 24.217,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tiến 0,47% (15,25 điểm) lên 3.287,33 điểm.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) cũng tăng nhẹ 0,1%. Chỉ số S&P/ASX 200 tại Australia nhích thêm 0,1%, trong khi chỉ số NZ50 tại New Zealand tiến lên mức kỷ lục mới.
Ở chiều ngược lại, chứng khoán Nhật Bản chìm trong sắc đỏ khi mở cửa giao dịch phiên này do hoạt động chốt lời của nhà đầu tư. Chỉ số Nikkei 225 đã giảm 0,14% (33,56 điểm) xuống 23.586,13 điểm trong đầu phiên./.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/4
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/4 của các công ty chứng khoán.
DGW sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 27-28
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu DGW của Công ty cổ phần Thế giới số đang nằm trong xu hướng hồi phục sau khi chạm ngưỡng đáy 18.0 Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với nhịp tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành.
DGW nhiều khả năng sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 27-28 trong các phiên giao dịch tới.
Khuyến nghị mua dành cho HPG với giá mục tiêu 33.500 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2020 mạnh mẽ với tăng trưởng doanh thu 28% so với cùng kỳ năm ngoái (đạt 19,5 nghìn tỷ đồng) và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 27% YoY (2,3 nghìn tỷ đồng). Đây là kết quả lợi nhuận sau thuế theo quý cao nhất so với 4 quý năm 2019 và hoàn thành 27% dự báo lợi nhuận sau thuế cả năm 2020 của chúng tôi (8,5 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng12%).
Sản lượng thép xây dựng quý 1/2020 đạt 732.000 tấn (tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 22% dự báo cả năm của RA là 3,3 triệu tấn), trong đó thép xuất khẩu chiếm 135.000 tấn (tăng trưởng 75%). Thị phần thép xây dựng của HPG cũng tăng lên 32% trong quý I so với 26% cuối năm 2019.
Chúng tôi sẽ có phân tích chi tiết hơn khi HPG công bố báo cáo tài chính đầy đủ vào cuối tháng. Hiện tại, chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho HPG với giá mục tiêu 33.500 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 66%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.
Khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 48.300 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên sẽ được tổ chức ngày 25/04. Ban lãnh đạo xin ý kiến cổ động thông qua kế hoạch kinh doanh 2020 với doanh thu 1,5 nghìn tỷ đồng (giảm 40% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 820 tỷ đồng (giảm 15%). Nếu tính chung cả doanh thu từ các dự án chưa hợp nhất (Mizuki Park và Waterpoint giai đoạn 1), tổng kế hoạch doanh thu cho năm 2020 là 3,6 nghìn tỷ đồng (-22% YoY).
Kế hoạch lợi nhuận này tương ứng với 70% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của chúng tôi là 1,1 nghìn tỷ đồng (tăng 18). Chúng tôi cho rằng kế hoạch thấp hơn dự kiến chủ yếu do ban lãnh đạo trì hoãn mở bán cho các đợt tiếp theo của dự án Waterpoint giai đoạn 1 trong nửa cuối 2020 (so với kế hoạch trước đây là đẩu quý 2/2020) do dịch COVID-19, sẽ làm kéo dài kế hoạch bàn giao của Waterpoint sang năm 2021.
Ban lãnh đạo đặt kế hoạch giá trị hợp đồng bán của NLG tăng 30% trong năm 2020 đạt 8,0 nghìn tỷ đồng với các đợt mở bán chính (1) đợt tiếp theo của dự án Waterpoint giai đoạn 1, (2) dự án Mizuki giai đoạn 2 và (3) các dự án thấp tầng tại Hải Phòng và Cần Thơ. Kế hoạch này là cao hơn 25% dự báo giá trị hợp đồng bán 2020 của chúng tôi là 6,4 nghìn tỷ đồng ( 5% so với 2019) khi dự phóng của chúng tôi chưa ghi nhận các dự án thấp tầng mới tại Hải Phòng và Cần Thơ.
Đối với cổ tức 2019, ban lãnh đạo đề xuất thanh toán cổ tức 956 đồng/CP (lợi suất cổ tức 4,4%; đã tạm ứng trước 478 đồng/CP trong khi phần còn lại dự kiến thực hiện trong quý 2/2020) và 10% bằng cổ phiếu, dự kiến sẽ được thanh toán trong quý 3/2020.
Ngoài ra, NLG đề xuất hoãn kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng 10% năm 2019 sang năm 2021, so với kế hoạch thực hiện trong quý 2/2020 như đã được thông qua trước đây.
Đối với cổ tức 2020, ban lãnh đạo đề xuất cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 4,7%) và cổ tức cổ phiếu 5%, trong đó 500 đồng/CP dự kiến được thanh toán trong quý 4/2020 trong khi phần còn lại được thanh toán trong quý 2/2021.
Ban lãnh đạo đề xuất phát hành 1,85 triệu cổ phiếu ESOP trong năm 2020, tương ứng với 0,8% cổ phiếu lưu hành hiện tại.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho NLG với giá mục tiêu 48.300 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời 129% (bao gồm lợi suất cổ tức 4,4%).
T.T
Thị trường tài chính 24h: Thị trường chứng khoán sẽ bước vào giai đoạn chọn lọc cao VN-Index trở lại sắc xanh; Ngân hàng "thắt lưng buộc bụng" đối phó với bão Covid-19; Phía sau làn sóng mua cổ phiếu quỹ; Nhiều nhóm cổ phiếu bật tăng, đón đầu "mở cửa" nền kinh tế; Bản lĩnh nhà đầu tư nội; Chứng khoán châu Á đa số hồi phục nhẹ; Thị trường chứng khoán chưa biết sợ!...là những thông tin đáng...