Cổ phiếu dầu khí và thép đua nhau đi lên
Giao dịch của nhóm cổ phiếu dầu khí và ngành thép bùng nổ trong phiên hôm nay 13.2.
Chứng khoán đã có 3 phiên tăng mạnh liên tục đầu năm Kỷ Hợi
NGỌC DƯƠNG
Thị trường chứng khoán dù có những rung lắc đầu phiên nhưng sau đó nhanh chóng lấy lại sắc xanh. Mức tăng điểm được giữ vững đưa VN-Index đóng cửa cộng thêm 7,71 điểm lên 945,25 điểm. Dù mức tăng chậm hơn nhưng chỉ số HNX-Index cũng khép lại khi cộng thêm 0,45 điểm lên 106,49 điểm.
Cũng như từ khi thị trường mở cửa phiên giao dịch đầu tiên năm Kỷ Hợi đến nay, thị trường đều chứng kiến nhóm cổ phiếu blue-chips dẫn đầu xu hướng tăng. Những cổ phiếu vẫn giữ được đà tăng sau 3 phiên vừa qua như VNM, VRE, VCB, HPG, MSN, PNJ, GAS…
Nhưng trong phiên này, nhóm cổ phiếu dầu khí và thép đã vượt trội về giá lẫn khối lượng ngay từ khi mở cửa. Ở nhóm cổ phiếu thép, HPG và HSG vẫn bứt phá mạnh và tạo đà hưng phấn cho cả ngành. HPG tăng 4,7% lên 30.900 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh hơn 11 triệu cổ phiếu, tăng 39% về khối lượng so với phiên trước. Hay HSG tăng trần hết biên độ lên 7.440 đồng/cổ phiếu và khớp lệnh hơn 8,4 triệu đơn vị, tăng hơn gấp đôi về khối lượng so với phiên trước.
Còn ở nhóm dầu khí, GAS vẫn là đầu tàu khi tăng thêm 2,2% lên 93.000 đồng/cổ phiếu. Mức tăng của cổ phiếu blue-chips này đóng góp khá nhiều vào mức tăng của chỉ số VN-Index trong phiên. Sắc xanh cũng tràn ngập ở các cổ phiếu cùng ngành khác như PVD tăng 4,6%, PVB tăng 3,1%, PLX tăng 2,5%, PVS tăng 0,5%…
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã chựng lại. Chỉ có VCB tiếp tục tăng khá còn nhiều cổ phiếu chỉ tăng rất nhẹ hoặc đứng ở giá tham chiếu.
Thanh khoản thị trường tiếp tục đứng ở mức cao với hơn 207 triệu đơn vị được giao dịch với trị giá hơn 4.139 tỉ đồng. Số lượng cổ phiếu tăng giá vẫn chiếm áp đảo trên cả hai sàn.
Video đang HOT
Khối ngoại phiên này tiếp tục mua ròng với trị giá khoảng 270 tỉ đồng trên thị trường. Điều này cũng phần giúp tâm lý nhiều nhà đầu tư trong nước thêm tích cực.
Theo thanhnien.vn
Chọn mã sinh lời tốt trong năm Kỷ Hợi
Chứng khoán có phiên mở màn năm Kỷ Hợi đầy hứng khởi khi cả chỉ số và thanh khoản đều ghi nhận tăng mạnh. Nhưng tăng là tăng trên bề mặt tổng thể, còn với nhà đầu tư, trước nhiều diễn biến phức tạp và khó dự đoán trong năm 2019, nhóm cổ phiếu nào đáng để "chọn mặt gửi vàng" là câu hỏi không dễ trả lời.
Chỉ số VN-Index được dự báo sẽ vượt mốc 1.000 điểm trong nửa đầu năm 2019
Hồi hộp chờ dòng tiền trở lại
Ông Dương Kỳ Hiệp, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) cho rằng, việc khối ngoại liên tục mua ròng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2019 là một tín hiệu cho thấy, dòng tiền trung và dài hạn đang chọn cách tích lũy cổ phiếu. Đặc biệt, phiên giao dịch đầu năm mới Kỷ Hợi khởi sắc, khởi lên tâm lý lạc quan cho thị trường năm mới.
Tuy nhiên, không phải mã nào cũng sẽ đón nhận được dòng tiền trong năm nay. Nhiều công ty chứng khoán đã đồng loạt đưa ra nhận định xu hướng đầu tư năm mới, tựu chung lại cho rằng, những mã có cơ hội trong các ngành được đánh giá có triển vọng như bất động sản khu công nghiệp, dệt may, logistic, cảng biển và sản xuất, nông nghiệp công nghệ cao, ngân hàng... có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
Trên bình diện tổng thể, ông Hiệp tin rằng, dù năm 2019 còn nhiều khó khăn khách quan, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ thu hút được dòng vốn mới, hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) sẽ được đẩy mạnh và tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trung và dài hạn.
Về sức khỏe doanh nghiệp (DN), thống kê từ hệ thống FiinPro Platform cho biết, tính tới hết ngày 31/1/2019, có tổng cộng 672 DN công bố báo cáo tài chính quý IV/2018. Các DN này chiếm 88,4% vốn hóa trên 3 sàn.
Theo đó, tổng lợi nhuận ròng cả năm 2018 các DN này đạt khoảng 243.000 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2017. Tuy nhiên nếu loại trừ lợi nhuận đột biến của VHM (tăng gần 13.000 tỷ đồng lợi nhuận) thì con số này chỉ tăng 11,8%.
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chung toàn thị trường đạt 14%, giảm so với mức 14,5% của năm 2017, nhưng tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) tăng từ 2,5% lên mức 2,7%.
Thống kê cũng cho biết, trong gần 700 DN đã công bố báo cáo tài chính năm 2018, có 557 DN báo lãi trong năm, tỷ lệ đạt 83% số DN công bố. Ngành bất động sản dẫn đầu tăng trưởng lợi nhuận với mức tăng 78% trong năm 2018, chủ yếu do lợi nhuận đột biến từ VHM. Nếu không tính VHM thì lợi nhuận toàn ngành chỉ tăng trưởng 15,6%.
Tổng lợi nhuận công bố của 54 DN trong ngành đạt khoảng 36.000 tỷ đồng, tương ứng 83% kế hoạch lợi nhuận toàn ngành. Đối với ngành ngân hàng, mặc dù có dấu hiệu giảm tốc nhưng các ngân hàng có cổ phiếu trên sàn chứng khoán vẫn tăng trưởng lợi nhuận 32% trong năm 2018, cao thứ hai trong các nhóm ngành có mặt trên sàn.
Hiện đã có 16/17 ngân hàng có cổ phiếu giao dịch trên sàn chứng khoán công bố số liệu với tổng lợi nhuận đạt 65.800 tỷ đồng, đạt 102,1% kế hoạch.
Ở chiều ngược lại, các DN ngành dầu khí và ngành xây dựng - vật liệu là 2 ngành có lợi nhuận sụt giảm mạnh nhất trong năm 2018. Ngành dầu khí chỉ đạt tổng lợi nhuận 5.185 tỷ đồng, giảm 43% so với năm 2017, trong khi ngành xây dựng - vật liệu đạt tổng lợi nhuận 10.683 tỷ đồng, giảm 26% so với năm 2017, chỉ đạt 79% kế hoạch.
Chọn đầu tư vào đâu trong năm mới?
Ở thời điểm này, bên cạnh sự hỗ trợ của các thông tin tích cực từ hiệu quả kinh doanh của các DN, thị trường cần dòng tiền đủ mạnh để thay đổi trạng thái giằng co vốn đã diễn ra nhiều tuần trước kỳ nghỉ Tết, nhằm khẳng định khả năng diễn tiến theo chiều hướng tích cực hơn.
Thị trường hồi phục đang được xem là một cơ hội giao dịch ngắn hạn, đặc biệt ưu tiên hàng có sẵn trong danh mục. Các nhóm cổ phiếu blue-chips có yếu tố cơ bản hỗ trợ, có kết quả kinh doanh năm 2018 tốt và giá giảm sâu theo thị trường chung trong giai đoạn vừa qua đang là nhóm có khả năng sẽ bật lại đầu tiên khi thị trường hồi phục.
Tại nhiều thị trường chứng khoán phát triển, quy mô thị trường trái phiếu và cổ phiếu phát triển gần như ngang nhau, trong khi ở Việt Nam, các DN thường chỉ để ý hoạt động tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu và vay nợ tín dụng. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt trên 80% GDP, trong khi thị trường trái phiếu DN mới chỉ đạt khoảng 7% GDP cho thấy sự phát triển còn khập khễnh giữa 2 mảng thị trường này.
Trong khi đó, nhiều DN đang nhìn ra cơ hội gọi vốn bằng công cụ trái phiếu, khiến câu chuyện đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng được đánh giá có triển vọng tích cực trong năm nay.
Bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc Môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, những nhà đầu tư thận trọng có thiên hướng chọn cổ phiếu trong các ngành mang tính phòng thủ như tiêu dùng, điện...
Tuy nhiên, một số ngành chủ chốt, chẳng hạn ngân hàng, sẽ có nhiều điểm sáng, nhất là trong khối Top 10 ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất ngành. Những mã đáng chú ý là MBB, VCB, BID,TCB, VPB... Trong ngành bất động sản, các công ty có quỹ tiền mặt lớn, lợi nhuận tốt, cổ phiếu có P/E thấp như NLG cũng đáng chú ý.
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, với sự hội nhập ngày càng sâu rộng, nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chịu rủi ro từ một số yếu tố khách quan, nhưng năm 2019 sẽ là năm thị trường diễn biến tích cực.
VN-Index dự báo sẽ tăng 11% so với năm 2018, thậm chí chỉ số có thể vượt mốc 1.000 điểm trong nửa đầu năm nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại và Trung Quốc thực hiện các chính sách mở rộng tài khóa. VNDIRECT đánh giá cao nhiều mã cổ phiếu và khuyên nhà đầu tư chú ý đến các mã đầu ngành như PNJ, MWG, QNS, NLG, VHM...
Nhà thầu xây dựng hàng đầu Cotecon có thể hưởng lợi từ tăng trưởng mạnh mẽ trong khu vực xây dựng công nghiệp và bất động sản nhà ở, đặc biệt từ nguồn dự án nhà ở Vincity chuẩn bị được thực hiện.
Ngoài ra, PC1 và POW đáng là lựa chọn tiêu biểu của ngành điện trong bối cảnh nhu cầu điện vẫn gia tăng và câu chuyện tự do hóa ngành mang lại cơ hội mới cho các DN này.
Thị trường sôi động và thanh khoản tốt là do mỗi tổ chức, cá nhân có những nhận định, chiến lược đầu tư khác nhau cũng như kỳ vọng khác nhau vào cơ hội sinh lời. Ở thời điểm đầu năm mới, ai cũng kỳ vọng chứng khoán mình chọn năm Kỷ Hợi sẽ sinh lời tốt hơn.
Hoàng Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán sáng 12/2: Giá trị giao dịch HOSE tăng gần 70% so với hôm qua Tâm lý nghỉ Tết dường như đã kết thúc sau khi dòng tiền trong phiên giao dịch thứ 2 của năm Kỷ Hợi đã tăng mạnh tại HOSE. VN-Index sáng 12/2. Trong phiên giao dịch thứ hai của năm Kỷ Hợi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự lễ đánh cồng đầu xuân. Trong bài phát biểu, Thủ tướng tiếp tục thể...