Cổ phiếu đắt nhất sàn chứng khoán giảm 164.000 đồng trong phiên đầu tiên
Lệnh giao dịch 100 đơn vị duy nhất trong ngày khiến cổ phiếu IPH giảm 40%, chỉ còn 246.600 đồng.
Ảnh minh họa
Hơn 38.000 cổ phiếu của Công ty TNHH MTV In và phát hành biểu mẫu thống kê (mã chứng khoán: IPH) chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ hôm nay, 3/7.
Cổ phiếu này chỉ ghi nhận một lệnh thành công vào đầu phiên chiều với khối lượng 100 đơn vị. Giao dịch được thực hiện tại giá sàn 246.600 đồng, giảm 40% (tương đương 164.600 đồng) so với tham chiếu. Đóng cửa tại mức giá trên, IPH không còn dẫn đầu về thị giá khi cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia – Rưụ – Nước giải khát Sài Gòn tăng nhẹ lên 276.000 đồng.
Trước đó, IPH lập kỷ lục giá chào sàn cao nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam với 411.000 đồng, vượt qua mức 250.000 đồng của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) khi niêm yết vào giữa năm 2018.
IPH tiền thân là phòng phát hành trực thuộc Văn phòng Tổng cục Thống kê. Sau 40 năm thành lập, doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào tháng 10/2016.
Video đang HOT
Ban lãnh đạo công ty nhận định quy mô vốn lẫn hoạt động cốt lõi của công ty là in chứng từ, biểu mẫu thống kê, hoá đơn tài chính… rất nhỏ so với các doanh nghiệp cùng ngành. Điều này thể hiện qua việc doanh thu năm 2018 chưa đến 4 tỷ đồng và lỗ luỹ kế chưa phân phối hơn 270 triệu đồng. Công ty đặt kế hoạch doanh thu năm nay tăng lên 10 tỷ đồng, thoát lỗ và không tăng thêm vốn điều lệ.
Kinh doanh ảm đạm nhưng phiên IPO của doanh nghiệp này vẫn thu hút 43 nhà đầu tư tham gia và đặt mua tổng khối lượng đến 3,8 triệu cổ phiếu. Giá đặt mua cao nhất lên đến 526.800 đồng mỗi cổ phần, gấp hơn 19 lần so với mức khởi điểm.
Sức hút lớn nhất của doanh nghiệp này đến từ hơn 800 m2 “đất vàng” tại phố Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa). Theo phương án cổ phần hoá, công ty đăng ký sử dụng khu đất này theo hình thức trả tiền hàng năm trong thời hạn 50 năm và đã được UBND TP Hà Nội chấp thuận. Công ty dự kiến xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo phương án kinh doanh mới, cải tạo, xây dựng lại làm trụ sở, văn phòng và kinh doanh dịch vụ.
Theo VNE
Chủ tịch UBCKNN: "Dòng tiền thông minh sẽ luôn tìm tới những thị trường giàu cơ hội"
Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài với giá trị vốn đầu tư gián tiếp (FII) vào ròng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,28 tỷ USD.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước
Từ ngày 2 đến 7/7/2019, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Tài chính đến làm việc tại Vương Quốc Anh và chủ trì hội nghị xúc tiến đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam, tổ chức tại Thủ đô London với tên gọi "Đầu tư vào Việt Nam".
Theo đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, Bộ Tài chính sẽ giới thiệu toàn cảnh về thực trạng, tiềm năng và triển vọng của thị trường chứng khoán. Thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, bao gồm cả nhà đầu tư Anh.
"Tôi tin tưởng rằng, với tiềm năng của mình, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút mạnh mẽ hơn nữa dòng vốn từ các nhà đầu tư khu vực châu Âu và Vương Quốc Anh", Bộ trưởng nói.
Liên quan đến lĩnh vực chứng khoán, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) ông Trần Văn Dũng trong bài trả lời trên Thời báo Tài chính Việt Nam cho biết, nhà đầu tư châu Âu nói chung và nhà đầu tư Anh Quốc nói riêng chuyên nghiệp và đòi hỏi rất cao. Nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đang phát triển cả về quy mô và chất lượng, có thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều nhà đầu tư, và thực tế có nhiều nhà đầu tư từ Anh Quốc đã từ lâu gắn bó và thành công với thị trường chứng khoán Việt Nam.
"Tôi nghĩ rằng, nhu cầu đầu tư và tiềm năng cơ hội từ hai phía là hiện hữu. Việc còn lại là làm thế nào để "xây cầu nối" gắn kết hiệu quả từ hai phía. Đây cũng là mục tiêu chính trong chuyến công tác tới Anh của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng lần này", ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ luôn tìm đến những thị trường giàu tiềm năng, có chính sách vĩ mô ổn định, có tính chuyên nghiệp cao và khả năng bảo vệ lợi ích nhà đầu tư tốt.
"Khi chúng ta đưa được tiềm năng, cơ hội của thị trường vốn Việt Nam đến gần hơn tới nhà đầu tư và trao đổi, giải đáp được những băn khoăn của họ, thì rõ ràng các nguồn vốn đầu tư có chất lượng vào Việt Nam sẽ tăng; và các tiêu chí cả về định lượng và định tính của các tổ chức như MSCI hay FTSE Russell sẽ sớm được đáp ứng", Chủ tịch UBCKNN nói thêm.
Ông Dũng cũng dẫn số liệu cho biết, từ năm 2016 đến nay, vốn FII liên tục vào ròng trên TTCK ở mức khá cao, trung bình 1,98 tỷ USD/năm (giai đoạn 2016 - 2018). Trong bối cảnh tình hình tài chính - chứng khoán toàn cầu biến động mạnh, xu hướng nhà đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, thị trường cận biên thì Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài với giá trị vốn FII vào ròng 6 tháng đầu năm 2019 đạt 1,28 tỷ USD.
"Đầu tư gián tiếp của Anh vào Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1 tỷ USD, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của NĐT Anh và so với khả năng hấp thụ vốn đầu tư của thị trường Việt Nam. Như vậy, mảng thị trường tài chính vẫn còn nhiều dư địa mới cho hợp tác giữa hai nước, và còn nhiều tiềm năng cho các nhà đầu tư Anh", ông Dũng khẳng định.
Chủ tịch UBCKNN cũng cho biết thêm, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị thế trong nền kinh tế, là kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Thị trường chứng khoán đã không ngừng tăng trưởng về quy mô và thanh khoản với tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu tính đến hết tháng 6/2019 đạt khoảng 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 78% GDP ước tính năm 2018, tăng 11,2% so với đầu năm 2019.
Sau 19 năm vận hành, thị trường chứng khoán về cơ bản đã hoàn thiện về mặt cấu trúc (cổ phiếu, trái phiếu, phái sinh), đa dạng hóa về sản phẩm (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, phái sinh, và gần nhất là chứng quyền có bảo đảm vừa mới vận hành).
Nhiều năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng trong khu vực về tốc độ phát triển cũng như điểm đến hấp dẫn của dòng vốn nước ngoài. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã được Tổ chức FTSE Russell đưa vào danh sách xem xét nâng hạng từ cận biên lên thị trường mới nổi hạng hai...
BẢO VY
Theo bizlive.vn
Vn-Index lọt danh sách giảm mạnh nhất thế giới Theo dữ liệu từ IndexQ, tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch quý II, chỉ số Vn-Index lọt danh sách 10 thị trường giảm mạnh nhất trong tháng 6 và 3 tháng gần nhất. Chỉ riêng tháng 6, Vn-Index của Việt Nam là chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới với 2,27%. Đứng sau là Nigeria Index với mức giảm...