Cổ phiếu đại gia cao su Việt tăng phi mã bất chấp COVID-19
Mã GVR của Tập đoàn Cao su Việt Nam tăng 150% từ đầu năm nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng giữa mùa COVID-19.
Khép lại ngày giao dịch cuối tuần, cổ phiếu GVR của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đứng mức 25.350 đồng/cổ phiếu, tăng 5,6%, tức mỗi cổ phiếu thêm 1.350 đồng. Tính từ đầu năm (1/1 – 20/12), mã GVR tăng khủng tới 150,8% (từ 10.105 đồng/cổ phiếu lên mức giá hiện tại), tương đương thêm 15.245 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu GVR tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng. (Ảnh: GVR)
Với hơn 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, giá trị vốn hóa của GVR tăng thêm khoảng 60.980 tỷ đồng. Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp là cổ đông được hưởng lợi nhiều nhất khi sở hữu hơn 3,87 tỷ cổ phiếu tại GRV tương đương nắm giữ tỷ lệ 96,7% vốn.
Video đang HOT
Giá cổ phiếu GRV tăng mạnh do được hậu thuẫn từ kết quả kinh doanh khởi sắc. Theo báo cáo của GRV, tính đến 15/12, doanh thu hợp nhất ước đạt 23.032 tỷ đồng tăng 3% so với năm trước, và lãi trước thuế ước đạt 4,955 tỷ đồng tăng 6%.
Về sản lượng khai thác, GVR ước đạt 365,80 tấn trong năm 2020, vượt chỉ tiêu kế hoạch phê duyệt.
Nhiều đơn vị thành viên đến nay về trước kế hoạch sản lượng được giao như Cao su Mang Yang về trước kế hoạch 50 ngày, Cao su Tây Ninh – Siêm Riệp về trước kế hoạch 35 ngày, Cao su Việt Lào về trước kế hoạch 32 ngày…
Trong năm 2020, GVR thoái thành công 9,34 triệu cổ phiếu SIP của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP). Hoàn tất giao dịch, GVR giảm tỷ lệ sở hữu tại SIP từ 13,53% xuống còn 1,76%. Theo tính toán, thương vụ mang về cho GRV khoảng hơn 1.320 tỷ đồng.
Cổ phiếu GVR giao dịch trên UPCoM từ năm 2018 sau khi phương án cổ phần hóa được phê duyệt cuối năm 2017. Từ cuối tháng 3/2020, GVR lên sàn HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM).
Thành lập năm 1975, GVR hiện là tập đoàn kinh tế công nông nghiệp có quy mô lớn hàng đầu Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực trồng và khai thác cao su tự nhiên, cùng các mảng chế biến gỗ và đầu tư khai thác hạ tầng khu công nghiệp.
Với vốn hóa hơn 101 nghìn tỷ đồng, GVR là một trong số công ty đại chúng lớn nhất trên HoSE hiện nay.
Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) 'cán đích' lợi nhuận năm 2020
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (HoSE: GVR) vừa công bố kết quả kinh doanh ước tính đến ngày 15/12.
Cao su Việt Nam (GVR) 'cán đích' lợi nhuận năm 2020
Theo đó, GVR ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất tính tại thời điểm trung tuần tháng 12 đạt 23.032 tỷ đồng, hoàn thành 93% mục tiêu năm 2020 và tăng gần 3% so với thực hiện năm 2019; lợi nhuận trước thuế đạt 4.955 tỷ đồng, hoàn thành 100% mục tiêu cả năm và tăng 6% so với năm ngoái.
Riêng công ty mẹ, doanh thu thuần ước tính đạt 4.070 tỷ đồng, lãi trước thuế hơn 2.960 tỷ đồng, vượt lần lượt 14% và 15% kế hoạch kinh doanh đề ra cả năm.
Tập đoàn cũng chinh phục sản lượng khai thác hợp nhất năm 2020, đã được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt trước đó, khi đạt hơn 365.380 tấn trong năm.
Bên cạnh đó, GVR cho biết nhiều đơn vị thành viên cũng đã hoàn thành sớm kế hoạch sản lượng khai thác được giao, đơn cử như Cao su Mang Yang "cán đích" trước kế hoạch 50 ngày, Cao su Tây Ninh - Siêm Riệp là 35 ngày, Cao su Việt Lào là 32 ngày, Cao su Chư sê là 25 ngày...
GVR cũng vừa công bố hoàn tất thương vụ thoái vốn tại Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG (UPCoM: SIP) vào ngày 14/12, khi bán ra thành công hơn 9,3 triệu cổ phần theo phương thức khớp lệnh, ước tính thu về hơn 1.300 tỷ đồng.
Như vậy, GVR đã giảm tỷ lệ sở hữu tại SIP từ 13,5% xuống còn 1,7% vốn - tương đương 1,4 triệu cổ phần. Phía GVR cho biết, số cổ phần còn sót lại sẽ được tập đoàn tiếp tục chào bán, sau khi hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt giá trị khởi điểm.
Tập đoàn Cao Su bán 9,34 triệu cổ phiếu SIP thông qua giao dịch khớp lệnh, thu hơn 1.300 tỷ đồng So với mức giá khởi điểm (97.500 đông/cp) thì giá thoái vốn của Tập đoàn Cao su cao hơn khoảng 45%. Ước tính Tập đoàn Cao su đã thu về khoảng 1.320 tỷ đồng từ việc bán SIP trong phiên 14/12. Phiên giao dịch 14/12 ghi nhận những giao dịch đột biến của cổ phiếu CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP). Theo...