Cổ phiếu của Vinalines sẽ chào sàn UPCoM ngày 8/10
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận đăng ký giao dịch 5,4 triệu cổ phiếu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ( Vinalines), với mã chứng khoán MVN. Phiên giao dịch đầu tiên trên UPCoM là ngày 8/10 tới, giá tham chiếu 10.000 đồng/CP.
Theo phương án cổ phần hóa Vinalines trước đó, Tổng công ty dự kiến chào bán gần 489 triệu cổ phần (tương đương 34,8% vốn điều lệ) để giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống 65%.
Kết quả, Vinalines chỉ bán được 0,38% vốn, Nhà nước vẫn đang nắm hơn 99% vốn tại doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động trong 3 năm gần nhất của Tổng công ty cho thấy, lợi nhuận trồi sụt và có khoản lợi nhuận khác rất lớn hàng năm.
Video đang HOT
Trong đó, năm 2017 lỗ thuần hoạt động kinh doanh 537 tỷ đồng, nhờ lợi nhuận khác 1.506,7 tỷ đồng nên lãi sau thuế gần 592 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2016.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Vinalines chỉ bán được 1,1% lượng cổ phần chào bán trong đợt IPO
41 nhà đầu tư đã trúng thầu gần 54,4 triệu cổ phần với giá bình quân 10.002 đồng/cp
Sở GDCK Hà Nội đã thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam- CT TNHH MTV. Theo đó, có 42 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá gồm 2 nđt tổ chức và 40 nđt cá nhân.
Kết thúc phiên đấu giá, có 41 nđt trúng giá ( 2 nđt tổ chức và 39 nđt cá nhân). Số cổ phần đấu giá thành công là gần 5,44 triệu cổ phần với tổng giá trị đạt hơn 54 tỷ đồng. Giá đặt mua cao nhất là 13.000 đồng/cp ( 2.000 cổ phiếu) và giá đấu thành công thấp nhất là 10.000 đồng/cp (5,42 triệu cổ phần). Giá đấu thành công bình quân: 10.002 đồng/cp. Số cổ phần trúng giá của nđt nước ngoài đạt 6.200 cổ phần.
Vinalines có vốn điều lệ 14.046 tỷ đồng. Trong đợt IPO, công ty chào bán 488.818.130 cổ phần, tương đương 34,8% với giá khởi điểm 10.000 đồng/cp. Như vậy, với việc chào bán được 5,44 triệu cổ phần, Vinalines mới chỉ bán thành công 0,38% vốn tương ứng với 1,1% lượng cổ phần chào bán.
Vinalines là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vận tải biển, logistics, cảng biển tại Việt Nam. Tổng công ty này sở hữu nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cảng biển như Cảng Hải Phòng (PHP), Cảng Sài Gòn (SGP)... cùng các công ty vận tải biển như Vosco, Vistranschart, Vinaship...
Trong khi các doanh nghiệp cảng biển vẫn làm ăn hiệu quả thì hầu hết các công ty vận tải biển của Vinalines đều thua lỗ lớn, thậm chí âm vốn chủ sở hữu.Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017, tính đến 31/12/2017, Vinalines vẫn còn lỗ lũy kế 3.253 tỷ đồng. Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đạt lần lượt là 28.137 tỷ đồng và 7.969 tỷ đồng.
Nửa đầu 2018, Vinalines ghi nhận doanh thu 6.345 tỷ đồng và lãi ròng 23,9 tỷ đồng. Trong nửa cuối năm, công ty lên kế hoạch đạt doanh thu 7.293 tỷ đồng, trong đó vận tải biển đóng góp 2.352 tỷ đồng, khai thác cảng biển thu về 2.061 tỷ đồng còn lại từ dịch vụ hàng hải. Lợi nhuận 6 tháng cuối dự kiến đạt gần 202 tỷ đồng.
Mai Ngọc
Theo Nhịp sống kinh tế
Chứng khoán chiều 4/10: Mặc VIC "phá", VN-Index vẫn trụ vững Mức giảm giá mạnh của VIC đã ngăn VN-Index có được đà tăng mạnh hơn hôm nay nhưng cũng không ngăn được chỉ số bước sang phiên tăng thứ 3 liên tiếp... Ngoài VIC cũng không có nhiều trụ lớn giảm, do đó áp lực tương đối nhẹ. VIC giảm 1,57%, bốc hơi hơn 5.100 tỷ đồng vốn hóa và làm VN-Index mất...