Cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bao cao su bất ngờ tăng trần
Vốn là cổ phiếu không thanh khoản, cổ phiếu của một doanh nghiệp kinh doanh bao cao su đã bất ngờ tăng trần trong phiên giao dịch 23.9.
Cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bao cao su bất ngờ tăng trần. Ảnh minh họa: TL.
Công ty Cổ phần Merufa (UPCoM: MRF) được thành lập và bắt đầu hoạt động vào năm 1987.
Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp Cao su Y tế (thuộc Tổng công ty Thiết bị Y tế, Bộ Y tế- Việt Nam), được xây dựng với sự hợp tác giữa Chính phủ Việt nam và quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA).
Trang thiết bị ban đầu của Xí nghiệp trị giá 3 triệu USD do UNFPA tài trợ, gồm một dây chuyền sản xuất condoms (bao cao su tránh thai) hoàn chỉnh. Hiện nay, Merufa được biết đến với những sản phẩm bao cao su, găng tay phẫu thuật, găng kiểm tra dùng trong y tế và gel bôi trơn.
MRF vốn là cổ phiếu không có thanh khoản. Ảnh: FireAnt.
Video đang HOT
Trong phiên giao dịch 23.9, cổ phiếu MRF bất ngờ tăng trần với biên độ 39,9%. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là đây vốn là một cổ phiếu không có thanh khoản. Khối lượng giao dịch bình quân của cổ phiếu này trong 1 năm qua chỉ ở mức 130 cổ phiếu/phiên. Phiên giao dịch 23.9, khối lượng khớp lệnh của cổ phiếu chỉ ở mức 100 cổ phiếu/phiên.
Trên thị trường hiện có hơn 3,675 triệu cổ phiếu MRF đang được lưu hành, trong đó chỉ có 3.800 cổ phiếu quỹ. Liên quan đến sở hữu nội bộ, hiện tại ông Vũ Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị không tham gia điều hành Công ty đang trực tiếp sở hữu 148.500 cổ phiếu MRF và đại diện sở hữu 588.500 cổ phiếu. Theo đó, ông Minh đang nắm giữ và đại diện nắm giữ 20,05% vốn cổ phần tại Merufa.
Sở hữu cổ phần của Ban lãnh đạo MRF tại thời điểm cuối năm 2019. Nguồn: MRF.
Được biết, trong giai đoạn 2017-2020, Công ty đã xây dựng chiến lược kinh doanh và tập trung vào phát triển, nâng cao sản lượng các sản phẩm găng tay phẫu thuật, comdoms, nút chai cao su các loại, gel các loại, duy trì kinh doanh sang bất động sản. Ngoài ra, Công ty cũng đặt mục tiêu đáp ứng tốt nhất yêu cầu phòng chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, công tác kế hoạch hóa dân số và phòng chống việc lây lan bệnh tật qua đường tình dục.
Về kết quả kinh doanh, năm 2019 Công ty đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt gần 108 tỉ đồng và 6,6 tỉ đồng, thực hiện lần lượt 94% và 128% kế hoạch cả năm 2019.
Bước sang năm 2020, Công ty đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận sau thuế ở mức lần lượt 121 tỉ đồng và 9,6 tỉ đồng, tương ứng tăng trưởng 11,9% và 43,8% so với mức thực hiện của năm 2019.
Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản của Công ty đang đạt hơn 96,4 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ phải trả/tổng tài sản của Công ty tại thời điểm cuối năm 2019 là 25,7%, tương ứng với hơn 24,8 tỉ đồng nợ phải trả. Điều này có thể cho thấy, trong tổng số tài sản hiện tại của Công ty được tài trợ khoảng 25,7% là nợ vay.
Ngày 23.9 vừa qua, Công ty đã công bố thông tin về việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Theo đó, Công ty dự kiến phát hành 2,57 triệu cổ phiếu MRF để tăng vốn cổ phần. Dự kiến sau khi phát hành, vốn điều lệ của Merufa sẽ tăng lên mức 62,45 tỉ đồng từ mức 36,75 tỉ đồng như hiện tại. Đối tượng phát hành là các cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông.
Hàng loạt cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng đồng loạt tăng trần
Nhóm cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng đua nhau bứt phá giúp VN-Index tăng điểm nhẹ phiên thứ 4 liên tiếp.
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục biến động đi ngang.
Kết thúc phiên giao dịch 16/9, VN-Index tăng 1,21 điểm (0,14%) lên 897,47 điểm. HNX-Index giảm 0,06 điểm (-0,05%) xuống 127,87 điểm. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,34%) lên 59,76 điểm.
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Tổng khối lượng giao dịch ở mức 387 triệu cổ phiếu, trị giá 6.300 tỷ đồng.
Trên cả 3 sàn có 298 mã tăng giá cùng 42 mã tăng trần. Ở chiều ngược lại, có 285 mã giảm giá cùng 25 mã giảm sàn.
Phiên này, các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục phân hóa mạnh và tạo ra sự giằng co của các chỉ số thị trường. Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu xây dựng và vật liệu xây dựng đi ngược với sự thận trọng của thị trường chung và có sự bứt phá rất mạnh. Các cổ phiếu như ATB, PVV, CDO, SJE, IJC, TXM... đều được kéo lên mức giá trần.
Bên cạnh đó, G36 tăng 7,3%, HBC tăng 5% và khớp lệnh đến 8,6 triệu cổ phiếu, SDT tăng 3,9%, HSG tăng 6,2% và khớp lệnh đến 20,6 triệu cổ phiếu.
Các cổ phiếu trụ cột như VIC, PLX, VCB, MWG... giữ được sắc xanh và giúp VN-Index kết thúc phiên với mức tăng điểm nhẹ.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ tiếp tục biến động đi ngang với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong vùng được giới hạn bởi ngưỡng hỗ trợ 880-885 điểm và ngưỡng kháng cự 895-905 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
Ngoài ra, BVSC cũng lưu ý rằng, hợp đồng tương lai tháng 9 sẽ đáo hạn vào phiên giao dịch 17/9 và có thể khiến thị trường bị biến động mạnh ở một số thời điểm trong phiên, đặc biệt là phiên ATC.
Về tổng thể, BVSC vẫn duy trì đánh giá tích cực về xu hướng thị trường trong thời gian tới. Dòng tiền dự kiến sẽ có sự luân phiên dịch chuyển qua các nhóm cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận trong giai đoạn hiện tại.
Công ty Chứng khoán Sài gòn - Hà Nội cũng dự báo, trong phiên giao dịch 17/9, VN-Index có thể sẽ giảm trở lại với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 885 điểm (MA20). Những nhà đầu tư đã bán ra một phần danh mục quanh ngưỡng 900 điểm (MA200 tuần) có thể canh những nhịp hồi phục lên quanh ngưỡng 900 điểm (nếu có) để bán tiếp.
Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng tiền mặt cao trong danh mục có thể cân nhắc mua bắt đáy một phần nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về quanh ngưỡng 885 điểm.
Tập đoàn ASG: Tăng vốn chóng mặt, sắp niêm yết 63 triệu cổ phiếu trên HOSE Tập đoàn ASG sẽ chính thức niêm yết trên HOSE ngày 24/09 với giá tham chiếu 30.000 đồng. Với giá tham chiếu này, vốn hoá doanh nghiệp ước tính là 1.890 tỷ đồng. Được biết, giá tham chiếu này thấp hơn 15% so với giá dự định trong bản cáo bạch niêm yết công bố trước đó. Tập đoàn ASG được thành lập...