Cổ phiếu Coteccons lập kỷ lục giao dịch trong 10 năm niêm yết
CTD ( Coteccons) tăng giá trở lại với hơn 3,5 triệu đơn vị khớp lệnh trong phiên 8/10. Đây là mức thanh khoản cao kỷ lục trong lịch sử 10 năm niêm yết trên sàn chứng khoán của CTD.
Thị trường chứng khoán trong nước hôm nay giảm điểm sau 3 phiên tăng liên tục trước đó. Trước áp lực chốt lời mạnh, VN-Index có thời điểm bị kéo xuống dưới 915 điểm trước khi lực cầu nhập cuộc trong những phút cuối giúp thu hẹp đà tăng.
Đóng cửa phiên 8/10, VN-Index dừng ở 919 điểm, giảm nhẹ 0,1% so với phiên hôm qua. Độ rộng thị trường chuyển sang trạng thái tiêu cực với 253 cổ phiếu giảm giá và 158 mã tăng giá trên sàn HoSE. Trong danh mục VN30, 19 mã giảm và 9 mã tăng giá.
Các cổ phiếu bluechip tác động tiêu cực nhất khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ hôm nay gồm VNM (Vinamilk), TCB (Techcombank), SAB (Sabeco), VCB (Vietcombank), VPB (VPBank) với mức giảm từ 0,2% đến 2%.
Thanh khoản trên thị trường hạ nhiệt so với phiên 7/10 nhưng vẫn giữ ở mức cao. Tổng giá trị giao dịch trên sàn HoSE gần 7.950 tỷ đồng với hơn 470,3 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. Các mã đứng đầu về khối lượng khớp lệnh vẫn là những cái tên quen thuộc như ITA (Tân Tạo), STB (Sacombank), HPG (Hòa Phát), ROS (FLC Faros), FLC với thanh khoản từ 16 triệu đơn vị trở lên.
Tuy nhiên, cổ phiếu đáng chú ý nhất phiên hôm nay là CTD (Coteccons) với hơn 3,5 triệu đơn vị khớp lệnh. Đây là mức thanh khoản cao kỷ lục trong lịch sử 10 năm niêm yết trên sàn chứng khoán của cổ phiếu Coteccons.
Sau khi nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương thông báo từ chức chủ tịch Coteccons vào ngày 5/10, giao dịch cổ phiếu của công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam bắt đầu tăng vọt. Trong 3 phiên gần nhất, bình quân hơn 3 triệu cổ phiếu CTD đổi chủ. Trong khi nếu tính từ đầu năm đến trước phiên 6/10, thanh khoản trung bình của CTD chỉ là 470.000 đơn vị được sang tay mỗi phiên.
Video đang HOT
Thanh khoản CTD tăng vọt sau khi ông Nguyễn Bá Dương từ chức Chủ tịch Coteccons. Ảnh: VNDS.
CTD cũng gây bất ngờ trong phiên hôm nay khi chấm dứt chuỗi 5 phiên giảm liên tục liền trước, trong đó có 2 phiên giảm mạnh sau thông tin ông Nguyễn Bá Dương rời Coteccons. Đóng cửa phiên 8/10, CTD tăng 1%, dừng ở thị giá 61.100 đồng/cổ phiếu. Mã này thậm chí có thời điểm vọt lên sát mức giá trần khi mở cửa trước khi bị thu hẹp biên độ tăng điểm.
Nhìn chung về thị trường, chuyên gia phân tích của MBS cho rằng chỉ số VN-Index vẫn giữ xu hướng tăng ngắn hạn. Dù vậy, khu vực này đang vướng vào đường xu hướng giảm kể từ năm 2018. Vì vậy, thị trường sẽ gặp nhiều khó khăn và áp lực bán sẽ tăng lên. Những phiên rung lắc là điều không thể tránh khỏi.
Đại diện MBS cho rằng trong kịch bản tích cực, chứng khoán trong nước sẽ tiếp tục tích lũy đi ngang với thanh khoản trung bình. Trong quá trình này, chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư rằng việc đua giá là không cần thiết và chỉ nên mua dần khi giá giảm, hoặc đợi khi thị trường đột phá thật sự.
Ngược dòng thế giới, tiền lớn kéo VN-Index vượt đỉnh
Bất chấp chứng khoán quốc tế đỏ rực ngày hôm nay, thị trường trong nước vẫn xuất hiện một phiên bùng nổ thành công, đưa VN-Index lên 907,94 điểm.
VIC, VNM thăng hoa
Trừ chứng khoán Nhật và Philippines tăng không đáng kể, tất cả các thị trường châu Á khác đều đỏ. Thậm chí thị trường tương lai của Mỹ còn đồng loạt giảm trên 1%. Những tác động đó đã không cản được xu thế tăng của VN-Index khi chỉ số này được một vài mã lớn đẩy lên kịch liệt.
VIC và VNM là hai trụ cực mạnh trong khi phần lớn các mã lớn khác yếu. VIC đóng cửa tăng 2,13% trong khi VNM tăng 2,93%. Đặc biệt là VNM xác lập phiên tăng mạnh kỷ lục kể từ đầu tháng 6. Cổ phiếu này đã chính thức vượt mọi đỉnh cao kể từ đầu năm 2020 và đang tiến tới đỉnh cao cuối tháng 10 năm ngoái. VNM nhận được lực mua rất tốt từ khối ngoại khi lượng mua vào chiếm hơn 36% tổng lượng giao dịch.
Ngoài hai cổ phiếu lớn nói trên, khá tiếc là các mã khác không hòa nhịp để kéo chỉ số nhiều hơn: SAB tăng nhẹ 0,64%, VCB tăng 0,12%, GAS tăng 0,41%, VHM tăng 0,26%. BID còn giảm 0,49%, CTG giảm 0,19%. VN-Index đi ngược dòng mạnh nhất là khoảng 1h30, đạt đỉnh 909,78 điểm tăng 0,98% so với tham chiếu. Đến cuối phiên chỉ số này rơi nhẹ xuống 907,94 điểm, còn tăng 0,78%.
VN30-Index mạnh hơn, ngoài VIC và VNM còn được HDB tăng 3,19%, MBB tăng 1,6%, MWG tăng 4,13%, SBT tăng 1,75%, SSI tăng 1,23%, TCB tăng 2,29%, VRE tăng 1,58% đẩy lên. Những cổ phiếu này không thuộc Top 10 vốn hóa của VN-Index nên tác động tới chỉ số chính hạn chế.
Mặc dù không có sự hợp sức của những mã lớn còn lại nhưng VN-Index vẫn làm được điều mà nhiều nhà đầu tư chờ đợi: Tăng vượt đỉnh cao nhất hồi tháng 6 và tháng 9. Tuy nhiên giao dịch lại khá thận trọng đối với cổ phiếu khi sàn HSX cứ mỗi mã giảm chỉ có 1,2 mã tăng dù mức tăng của VN-Index tương đương với phiên cuối tuần trước. Chỉ số Midcap đóng cửa cũng chỉ tăng 0,11% và Smallcap còn giảm 0,21%.
Cổ phiếu đầu cơ vẫn giao dịch không kém, chỉ là không sôi động như thường thấy trong một ngày bùng nổ. Cả sàn HSX chỉ có 9 mã kịch trần, trong đó TTA, VRC, TDG, C47, TTF, CKG là thanh khoản tốt. Phần lớn các mã đầu cơ lẻ tăng trong khoảng dưới 3%.
Thanh khoản cực cao
Giá trị khớp lệnh hai sàn hôm nay đạt kỷ lục trên 7.000 tỷ đồng là một con số rất ấn tượng. Khi VN-Index được đẩy vọt qua đỉnh cũ khoảng 905 điểm, dường như nhà đầu tư đã chấp nhận mua vào mạnh mẽ hơn.
Dòng tiền chạy vào nhóm blue-chips một cách nổi bật khi rổ VN30 đạt giá trị khớp lệnh 2.990 tỷ đồng, cao nhất 11 phiên. VNM nổi lên là cổ phiếu thu hút dòng tiền khi trở thành mã dẫn đầu thị trường về giá trị giao dịch, đạt 336,7 tỷ đồng. Hôm nay là phiên thanh khoản cao nhất của VNM kể từ đáy ngày 27/7 vừa qua. HPG, STB, MWG và MBB cũng là những cổ phiếu giao dịch rất nhiều, giá trị khớp đều vượt 200 tỷ đồng.
Nhà đầu tư nước ngoài cũng quay lại mua ròng là một tín hiệu mới. Sàn HSX được mua ròng nhẹ khoảng 99 tỷ đồng, trong đó rổ VN30 được mua ròng hơn 118 tỷ đồng. SSI, VRE, PLX, VNM, HPG là những blue-chips được mua ròng tốt nhất trong khi MBB, HSG, VND, VHM, STB, BID, POW, GAS bị bán khá nhiều.
Với việc đóng cửa trên ngưỡng 905 điểm, VN-Index chính thức có một phiên bùng nổ thành công. Điều này sẽ tạo tín hiệu mới cho thị trường có thể bước vào một sóng tăng mới. Thanh khoản hôm nay cũng phát tín hiệu bổ sung cho thấy nhà đầu tư có chung quan điểm. Giao dịch của khối ngoại mua vào phiên này giảm đáng kể so với hôm thứ Sáu, nhưng thanh khoản lại tăng cao. Đó là do nhà đầu tư trong nước thay đổi suy nghĩ và tăng mua.
Thị trường cũng tăng ngược dòng thế giới gây bất ngờ, nhưng dòng tiền có tính quyết định nhiều hơn. VIC và VNM tăng quá mạnh do được mua cuồng nhiệt từ nhà đầu tư trong nước. Những cổ phiếu tăng mạnh như MWG, VRE, SSI, HDB, TCB cũng có thanh khoản rất cao với tỷ trọng của nhà đầu tư trong nước áp đảo.
Tuần 11-15/5: Khối ngoại mua ròng hơn 2.100 tỷ đồng, thoả thuận đột biến MSN và VNFVN Diamond Khối ngoại mua ròng thoả thuận MSN hơn 2.335 tỷ đồng và CCQ VFMVN Diamond với 454 tỷ đồng trong tuần giao dịch 11-15/4.VNM, VCB, VPB được mua ròng tuần thứ 2 liên tiếp. Tuần giao dịch 11-15/5, thị trường xuất hiện những phiên điều chỉnh sau khi tăng mạnh từ vùng 760 điểm. Đặc biệt là phiên giao dịch cuối tuần khi...