Cổ phiếu công ty bầu Đức tăng trần, tiền đang đổ vào chứng khoán
Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 6, hàng loạt cổ phiếu tăng mạnh giúp các chỉ số chính của thị trường tăng theo, thanh khoản đạt trên 8.600 tỷ đồng.
Hôm nay (1/6) là phiên giao dịch đầu tiên của quý III, đồng thời là phiên khởi đầu nửa cuối năm 2020.
Trên thị trường chứng khoán, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch tích cực đã giúp các chỉ số chính của thị trường đồng loạt tăng mạnh.
Chốt phiên, chỉ số VN-Index trên sàn TP.HCM đóng cửa ở mức 878,67 điểm, tăng 14,2 điểm (1,64%) so với cuối tuần trước. Đây là vùng giao dịch cao nhất của chỉ số này kể từ đầu tháng 3 đến nay.
So với đầu năm (1/1), VN-Index hiện vẫn thấp hơn 9%, nhưng so với đáy cuối tháng 3, chỉ số lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng một mạch hơn 33% sau 2 tháng, mức tăng mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Nguồn: FireAnt.
Cùng trên sàn HOSE, chỉ số VN30 hôm nay cũng tăng 1,89%, đóng cửa ở mức 821,47 điểm.
Sắc xanh cũng được duy trì trên sàn Hà Nội, HNX-Index hôm nay đóng cửa ở mức 114,14 điểm, tăng mạnh 3,94%, trong khi UPCOM-Index cũng tăng 1,01%.
Theo dữ liệu thị trường, đà tăng của VN-Index hôm nay chủ yếu dựa vào nhóm cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, 4/5 cổ phiếu tác động tích cực nhất tới chỉ số này là đại diện các nhà băng.
Video đang HOT
Riêng đà tăng 3,3% của VHM (Vinhomes) hôm nay đã đóng góp 0,268 điểm % tăng trên tổng số 1,64 điểm % tăng của thị trường.
Theo sau là các cổ phiếu BID (BIDV) tăng 3,4% đóng cửa ở mức 41.450 đồng/cổ phiếu; cổ phiếu VCB ( Vietcombank) tăng 1,5%; CTG (Vietinbank) tăng 4,4%; VPB (VPBank) tăng 5,1%…
Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có phiên tăng mạnh nhất sau nhiều tháng chủ yếu đến từ đà tăng trần 9,6% của cổ phiếu ngân hàng ACB. Ngoài ra, các cổ phiếu DGC (Tập đoàn Hóa chất Đức Giang), IDC (Idico), SHB (Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội), và PHP (Cảng Hải Phòng) cũng tác động tích cực đến chỉ số này.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu ACB đã phản ứng tích cực trước thông tin tăng vốn cùng kế hoạch chuyển sàn niêm yết từ HNX sang HOSE của lãnh đạo nhà băng. ACB cũng dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% trong thời gian tới.
Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay, ngoài ACB tăng trần thì hầu hết cổ phiếu còn lại cũng tăng mạnh như HDB (HDBank) tăng 3,1%; VIB (Ngân hàng Quốc tế) tăng 3,68%; MBB (MBBank) tăng 3,78%; STB (Sacombank) tăng 4,37%; TPB (TPBank) tăng 3,15%…
Bộ 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường cũng giao dịch ở mức giá xanh, trong đó, tăng mạnh nhất là CTG (Vietinbank) với 4,44% và thấp nhất là VIC (Vingroup) cũng tăng 0,21%.
VN-Index đã tăng hơn 33% từ cuối tháng 3 đến nay. Nguồn: Tradingview.
Đáng chú ý, cổ phiếu HAG của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục có phiên tăng trần 7%, đóng cửa ở mức 4.870 đồng/cổ phiếu. Đây đã là phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp của cổ phiếu này. Tính từ cuối tháng 3 đến nay, cổ phiếu công ty bầu Đức đã tăng một mạch gần 100% thị giá (từ vùng 2.500 đồng/cổ phiếu).
Dù không giữ được mức tăng trần như phiên liền trước nhưng cổ phiếu HNG (HAGL Agrico) của bầu Đức hôm nay cũng tăng 3,9%, chốt phiên ở mức 15.950 đồng/cổ phiếu. Cũng tăng gần 30% trong 2 tháng qua.
Đà tăng mạnh của bộ đôi cổ phiếu này cũng đóng góp lớn vào mức tăng hơn 33% của thị trường chứng khoán trong nước.
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu nhóm ngành chứng khoán, bất động sản, xây dựng, dầu khí… đều giao dịch tích cực.
Tính trên cả 3 sàn (HOSE, HNX, UPCoM) hôm nay, có tổng cộng 526 mã tăng giá, 236 mã giảm và 160 giữ giá tham chiếu ngày.
Tổng lượng cổ phiếu được giao dịch phiên đầu quý III cũng là hơn 590 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt trên 8.669 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những phiên có thanh khoản thị trường cao nhất từ đầu năm đến nay.
Giao dịch khối ngoại diễn ra tương đối tích cực khi nhóm nhà đầu tư này trở lại mua ròng 36,3 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trong đó, khối ngoại tập trung mua ròng trên HOSE, với giá trị trên 95 tỷ đồng nhưng bán ròng trên cả HNX và UPCoM.
Không chỉ nhà đầu tư nhỏ lẻ, hầu hết các quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nam đều thua lỗ trên 30% trong quý 1/2020
Do đặc điểm "đi tiền lớn" nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong quý 1 đã ảnh hưởng trầm trọng tới nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kết thúc quý 1/2020, chỉ số VN-Index dừng tại 662,53 điểm, tương ứng mức giảm 31,06% so với đầu năm, đánh dấu quý "tồi tệ" nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tới nay.
Diễn biến kém tích cực của thị trường thời gian qua khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ và các quỹ đầu tư chuyên nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng. Thống kê cho thấy hầu hết các quỹ lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều ghi nhận hiệu suất âm từ 30% trở lên.
Quỹ ngoại quy mô hàng đầu thị trường Việt Nam Dragon Capital VEIL ghi nhận hiệu suất quý 1 âm 34,36% và là quỹ có hiệu suất thấp gần nhất trong số các quỹ được chúng tôi thống kê.
Không khá hơn là bao, các quỹ lớn như KIM Vietnam Growth Securities, JPMorgan VOF, VNM ETF, Yurie Vietnam Alpha Securities...cũng đều có hiệu suất quý 1 âm quanh ngưỡng 30%. Đây là mức giảm tương đương với VN-Index và VN30 Index.
Do đặc điểm "đi tiền lớn" nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Quỹ đầu tư hiệu quả nhất quý 1 là VOF VinaCapital khi NAV/Shares chỉ âm 20,88%, thấp hơn nhiều mức giảm hơn 30% của VN-Index và VN30 Index. Nguyên nhân VOF VinaCapital "chiến thắng" thị trường đến từ việc thời gian gần đây quỹ phân bổ danh mục sang trái phiếu, cũng như đầu tư vào các công ty tư nhân chưa niêm yết (Private Equity), qua đó giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán tới danh mục. Báo cáo cuối tháng 2/2020 cho biết tỷ trọng trái phiếu, Private Equity trong danh mục VOF VinaCapital vào khoảng 25%, trong khi tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, Upcom gần 75%.
Một quỹ "chiến thắng" thị trường khác là VFMVF1 do VFM quản lý với hiệu suất quý 1 âm 27,22%, thấp hơn mức giảm của VN-Index và VN30 Index. Tương tự như VOF VinaCapital, danh mục của VFMVF1 cũng có khoảng 16% chứng khoán nợ (trái phiếu), điều này giúp quỹ ít chịu ảnh hưởng từ thị trường chung hơn so với các quỹ 100% cổ phiếu.
Trái với diễn biến kém tích cực của các quỹ cổ phiếu, các quỹ đầu tư trái phiếu tiếp tục duy trì lợi nhuận tương đối ổn định trong quý 1.
Nổi bật nhất trong các quỹ trái phiếu phải kể tới BVBF của Bảo Việt Fund khi có mức tăng trưởng lên tới 5,8% trong quý 1/2020. Trong khi đó, các quỹ khác như VCBF, VNDBF, VFMVFB, TCBF có mức tăng trưởng trong khoảng 1,7% - 2% trong quý 1.
Có thành tích "tệ" nhất trong các quỹ trái phiếu là SSIBF của SSIAM khi tăng trưởng quý 1 là âm 1,5%. Việc quỹ trái phiếu này có hiệu suất âm do quỹ vẫn đầu tư một phần vào cổ phiếu. Theo báo cáo SSIBF, quỹ hiện đang phân bổ khoảng 12,5% vào cổ phiếu và 81,32% vào tài sản có thu nhập cố định.
Minh Anh
Khối ngoại bán ròng hơn 1.200 tỷ đồng trong tuần 30/3-3/4, tâm điểm MSN và VIC Khối ngoại bán ròng 10 tuần liên tiếp trên cả HoSE và HNX với tổng giá trị lần lượt là 11.360 tỷ đồng và 1.242 tỷ đồng.MSN tiếp tục là cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất trong tuần giao dịch 30/3 - 3/4.SVC và VHL đều bị khối ngoại bán ròng nhưng hầu hết đến từ giao dịch thoả thuận....