Cổ phiếu công nghệ và vụ bê bối Nissan kéo chứng khoán châu Á đi xuống
Giá cổ phiếu của các “đại gia” xe hơi Nhật Bản là Nissan và Mitsubishi sụt giảm trước thông tin Chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt giữ vì những hành vi sai phạm nghiêm trọng
Cổ phiếu của công ty công nghệ dẫn đầu xu hướng bán ra ồ ạt trên các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên ngày 20/11 do những mối quan ngại mới về nhu cầu iPhones của hãng “trái táo khuyết” Apple.
Trong khi đó, giá cổ phiếu của các “đại gia” xe hơi Nhật Bản là Nissan và Mitsubishi sụt giảm trước thông tin Chủ tịch Carlos Ghosn bị bắt giữ vì những hành vi sai phạm nghiêm trọng.
Cổ phiếu công nghệ và vụ bê bối Nissan kéo chứng khoán châu Á đi xuống. Ảnh: THX/TTXVN
Mở phiên giao dịch sáng 20/11 thị trường chứng khoán Nhật Bản đã ghi nhận tình trạng bán tháo cổ phiếu của hãng Nissan, kéo giá cổ phiếu của hãng này giảm hơn 6%, xuống còn mức 940 yen, giảm 65,5 yen so với ngày trước đó. Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch sáng, cổ phiếu của Nissan dừng tại 962 yen, giảm 43,5 yen (tương đương mức giảm 4,3%).
Video đang HOT
Trong khi đó, giá cổ phiếu của Mitsubitsi – một thành viên trong liên danh gồm Nissan, Renault và Mitsubishi mà ông Carlos Ghosn làm Chủ tịch liên danh, cũng ghi nhận mức giảm tạm thời 7,1%, tương đương với 52 yen, xuống còn 678 yen/cổ phiếu.
Chỉ số Nikkei 225 tại sàn Tokyo giảm 187,52 điểm ( 0,86%) còn 21.633,64 điểm vào cuối phiên sáng một phần là do cổ phiếu của Nissan và Mitsubishi lao dốc.
Làn sóng bán tháo cổ phiếu của Nissan và Mitsubishi diễn ra trong bối cảnh ngày 19/11 sau khi Chủ tịch của hãng Nissan là Carlos Ghosn bị bắt giữ vì cáo buộc vi phạm Luật Quản lý sàn giao dịch và công cụ tài chính của Nhật Bản. Tổng Giám đốc điều hành (CEO) Nissan Hiroto Saikawa xác nhận sẽ triệu tập cuộc họp hội đồng quản trị để sa thải Chủ tịch Carlos Ghosn. Ông Ghosn hiện đang là chủ tịch của liên danh gồm ba hãng xe Nissan, Renault và Mitsubishi.
Sau một vài phiên giao dịch ổn định ngắn ngủi, tâm lý lo ngại một lần nữa bao trùm các sàn giao dịch theo sau thông tin rằng Apple đã giảm hoạt động sản xuất dòng điện thoại thông minh nổi tiếng của mình. Một tuần trước đó, một nhà cung ứng cho biết Apple đã giảm lượng đơn đặt hàng, qua đó là dấy lên đồn đoán mẫu điện thoại chiến lược mới nhất của hãng không tiêu thụ được nhiều như mong đợi.
Giá cổ phiếu của Apple đã giảm 4% tại thị trường Mỹ, cùng với giá cổ phiếu của tập đoàn công nghệ lớn như Facebook, Amazon, Alphabet, công ty mẹ của Google và Microsoft đều giảm khoảng 3%.
Sự sụt giảm này cũng đã lan sang thị trường chứng khoán châu Á, nơi các nhà cung ứng của Apple cũng đang trong trạng thái “đứng ngồi không yên”.
Tại Tokyo, giá cổ phiếu của Japan Display, sau khi để mất khoảng 30% giá trị trong tuần qua, đã giảm 3,9% ngay khi mở phiên, còn giá cổ phiếu của Alps Electric hạ 1,3%. Trong số các “ông lớn” công nghệ khác, giá cổ phiếu của Sony giảm 2,6% và giá cổ phiếu của Sunny Optical Technology niêm yết tại thị trường Hong Kong để mất 2,8%.
Tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong giảm 1,5% xuống 25.974,16 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải hạ 1% xuống 2.676,80 điểm. Chứng khoán Sydney, Seoul và Singapore đều giảm 0,8%. Chứng khoán Wellington giảm 1%, còn chứng khoán Manila giảm 1,2% và chứng khoán Đài Bắc hạ 0,6%.
Minh Hằng
Theo bnews.vn
Chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 9/11
Các thị trường chứng khoán ở châu Á đã đảo chiều đi xuống trong chiều 9/11, khi giới đầu tư tạm "dừng chân" sau một tuần giao dịch tích cực.
Vào lúc đóng cửa phiên giao dịch 9/11, tại thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 giảm 1,1% xuống 22.250,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải (Trung Quốc) khép phiên giảm 1,4% xuống còn 2.598,87 điểm, trong lúc chỉ số Hang Seng tại thị trường Hong Kong giảm 2,4% xuống còn 25.601,92 điểm vào lúc đóng cửa.
Chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 9/11. Ảnh minh họa: Reuters
Giá cổ phiếu của các doanh nghiệp năng lượng giảm mạnh nhất trong bối cảnh giá dầu trên thị trường giảm 20% so với mức cao ghi nhận hồi đầu. Trong số những cổ phiếu năng lượng giảm mạnh nhất có cổ phiếu CNOOC (Trung Quốc) giảm 4% tại thị trường Hong Kong, giá cổ phiếu Inpex niêm yết tại thị trường Tokyo giảm 3,9% và giá cổ phiếu Woodside Petroleum (Australia) giảm 1,3%.
Phiên này, thị trường Sydney (Australia) giảm 0,1%, thị trường Singapore giảm 0,6%, thị trường Seoul giảm 0,3%. Còn các thị trường chứng khoán Manila và Jakarta đều giảm hơn 1%.
Trong khi đó, tại châu Âu, các thị trường chứng khoán đều giảm điểm khi mở cửa phiên giao dịch 9/11 giữa bối cảnh giới đầu tư hướng chú ý vào lộ trình tăng lãi suất ở Mỹ và giá dầu sụt giảm. Chỉ số FTSE 100 tại thị trường London (Vương quốc Anh) giảm 0,6% xuống 7.100,07 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn giao dịch Frankfurt (Đức) giảm 0,3% xuống 11.493,32 điểm và chỉ số CAC 40 tại Paris (Pháp) giảm 0,6% xuống 5.103,43 điểm.
Anh Quân (Theo AFP)
Chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên Trong phiên giao dịch chiều ngày 15/11, phần lớn thị trường chứng khoán châu Á đảo chiều tăng điểm. Chứng khoán châu Á đồng loạt đi lên . Ảnh minh họa: EPA/TTXVN Với thị trường Hong Kong và Thượng Hải tăng cao với tâm lý thị trường kỳ vọng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ hạ nhiệt trong bối cảnh...