Cổ phiếu công nghệ tăng vọt, Dow Jones lên hơn 400 điểm
Cổ phiếu công nghệ trong thời gian qua đã hưởng lợi bởi các doanh nghiệp công nghệ kinh doanh tốt hơn trong bối cảnh xu thế làm việc tại nhà ngày một trở nên phổ biến hơn.
Ảnh: Reuters
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên ngày thứ Tư. Chuỗi ba phiên bị bán mạnh của thị trường kết thúc.
Trước đó, ba phiên giảm điểm quá sâu của thị trường đã khiến cho chỉ số Nasdaq rơi vào trạng thái điều chỉnh trong thời gian nhanh nhất trong lịch sử. Tuần trước đó, chỉ số lên mức cao kỷ lục.
Vào ngày thứ Tư, chỉ số Nasdaq có một phiên tăng điểm mạnh tính theo tính lệ phần trăm cao nhất tính từ ngày thứ Tư ngày 29/4/2020, theo tính toán của Dow Jones Market Data.
Đóng cửa phiên ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,59%; chỉ số S&P 500 tăng 2% còn chỉ số Nasdaq tăng 2,69%.
Trước đó vào phiên ngày thứ Ba, chỉ số Nasdaq đóng cửa giảm 465,44 điểm tương đương 4,1% xuống 10.847,69 điểm. Chỉ số như vậy đã mất hơn 10% trong ba phiên gần nhất, chỉ số giảm nhanh từ mức cao kỷ lục xuống ngưỡng điều chỉnh. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 632,42 điểm tương đương 2,3% xuống 27.500,89 điểm còn chỉ số S&P 500 giảm 95,12 điểm tương đương 2,8% xuống 3.331,84 điểm.
Cổ phiếu công nghệ trong thời gian qua đã hưởng lợi bởi các doanh nghiệp công nghệ kinh doanh tốt hơn trong bối cảnh xu thế làm việc tại nhà ngày một trở nên phổ biến hơn.
Video đang HOT
Giám đốc bộ phận nghiên cứu quản lý tài sản tại D.A. Davidson, ông James Ragan, nhận xét: “Nhìn chung, cổ phiếu của lĩnh vực công nghệ đang kéo thị trường phục hồi”.
Tuy nhiên cùng lúc đó, không ít nhà đầu tư lo lắng về khả năng giá cổ phiếu của những doanh nghiệp công nghệ có thể đã bị đẩy cao quá mức, chính vì vậy thị trường dễ đương đầu với rủi ro suy giảm ngắn hạn cũng như giao dịch biến động bất ngờ.
Trong bài phỏng vấn với MarketWatch, trưởng bộ phận đầu tư tại Mercer Advisors, ông Donald Calcagni, nhận xét: “Việc cổ phiếu công nghệ tăng điểm trong thời gian qua không có ý nghĩa. Khi bạn có cổ phiếu Amazon giao dịch ở mức rất cao còn nền kinh tế tăng trưởng âm 32%, thực sự mọi chuyện chẳng có ý nghĩa gì hết”.
“Nếu vẫn còn các doanh nghiệp, cộng đồng, bang chưa mở cửa, hãy nên mở cửa lại. Tuy nhiên khi người tiêu dùng mệt mỏi và chán nản, họ sẽ không chi tiêu. Tâm lý ấy chắc chắn sẽ đè nặng lên nền kinh tế”, ông nói.
Ông thể hiện quan điểm bi quan về triển vọng của vài tháng tới khi mà ông khẳng định sẽ xuất hiện ngày một nhiều yếu tố cản trở kinh tế cũng như khả năng sẽ có một cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vô cùng căng thẳng trong tháng 11/2020.
Trên toàn cầu, số lượng các ca tử vong do đại dịch Covid-19 đang hướng đến ngưỡng 900.000 và nhiều khả năng hoạt động thử nghiệm lâm sàng vắc xin Covid-19 của công ty AstraZeneca sẽ bị ngưng lại sau khi một thành viên tham gia thử nghiệm bị ốm bất thường.
Trong lĩnh vực chính trị, theo một cuốn sách mới được xuất bản của phóng viên Bob Woodward, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố tình cố gắng làm giảm đi sự tồi tệ của đại dịch trong các bài phát biểu trước công chúng, kết quả này được công bố dựa trên các bài phỏng vấn mà ông thực hiện với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 7 năm nay.
Theo các số liệu mới công bố, số lượng việc làm mới trong tháng 7/2020 tiếp tục tăng tuy nhiên số lượng việc làm mới này vẫn thấp hơn so với thời điểm tháng 6/2020, tâm lý lạc quan vào đầu mùa hè khi doanh nghiệp mới mở cửa trở lại giờ đã nhạt đi.
Nhà đầu tư ồ ạt chốt lời, Dow Jones sụt hơn 800 điểm
Việc giảm điểm của thị trường trong ngày hôm qua đã chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng điểm của chỉ số Nasdaq và chuỗi 10 phiên tăng điểm của chỉ số S&P 500.
Ảnh: MarketWatch
Cổ phiếu công nghệ và nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ cao bị bán mạnh trong ngày thứ Năm khi mà nhà đầu tư muốn chốt lời sau khoảng thời gian thị trường tăng điểm mạnh trong tháng vừa qua. Việc cổ phiếu công nghệ bị bán không khỏi khiến cho thị trường chứng khoán giảm điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 807,77 điểm tương đương 2,8% xuống 28.292,73 điểm. Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, đã có lúc chỉ số giảm hơn 1.000 điểm.
Chỉ số S&P 500 đóng cửa giảm 125,78 điểm tương đương 3,5% xuống 3.455,06 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 598,34 điểm tương đương 5% xuống 11.458,10 điểm.
Phiên ngày thứ Năm đánh dấu phiên giảm điểm sâu nhất của cả ba chỉ số tính từ tháng 6/2020.
Việc giảm điểm của thị trường trong ngày hôm qua đã chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng điểm của chỉ số Nasdaq và chuỗi 10 phiên tăng điểm của chỉ số S&P 500.
Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Independent Advisor Alliance, ông Chris Zaccarelli, nhận xét: "Khi mà không có thông tin gì bất thường, không khó để suy luận rằng việc thị trường sụt mạnh trong phiên hôm nay có nguyên nhân chính từ việc chốt lời".
Ông cũng chỉ ra rằng nhóm các cổ phiếu từng được thị trường chuộng nhất bao gồm cổ phiếu công nghệ, hàng hóa tiêu dùng và cổ phiếu các công ty dịch vụ viễn thông bị bán mạnh nhất.
Xét đến mức tăng của thị trường chứng khoán trước phiên sụt giảm vào ngày thứ Năm, giới chuyên gia phân tích trên thị trường chứng khoán khẳng định rằng còn quá sớm để tuyên bố rằng khoảng thời gian giảm điểm của cổ phiếu công nghệ đã bắt đầu, thay vào đó họ cho rằng khả năng thị trường điều chỉnh trong ngắn hạn sẽ khó xảy ra.
Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô tại Natixis Investment Managers, ông Esty Dwek, phân tích: "Cổ phiếu công nghệ và thị trường nói chung chưa hề có một ngày giao dịch tồi tệ nào tính từ tháng 6/2020 đến nay. Chính vì vậy việc thị trường tạm thời không tăng điểm có thể coi như khoảng nghỉ cần thiết. Chắc chắn mọi chuyện sẽ không hề suôn sẽ. Tuy nhiên sự hỗ trợ cấu trúc của thị trường chưa thay đổi và yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán chưa chấm dứt".
Dù thông tin kinh tế vĩ mô chưa phát đi nhiều tín hiệu quá tiêu cực, thông tin nợ Mỹ mới nhất không khỏi khiến nhiều người có phần băn khoăn.
Tính trong tương quan với quy mô nền kinh tế, nợ tại Mỹ đã leo lên mức cao nhất tính từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai (WWII) và dự kiến đến năm sau, nợ Mỹ sẽ cao hơn tổng quy mô nền kinh tế.
Theo lý giải của giới chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp của điều này chính là việc chính phủ phải chi tiêu nhiều để ứng phó với đại dịch Covid-19.
Theo Wall Street Journal, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ vào ngày thứ Tư công bố nợ liên bang dự kiến sẽ tương đương hoặc vượt 100% GDP của Mỹ (trong năm tài khóa bắt đầu vào ngày 1/10/2020).
Như vậy, nước Mỹ sẽ chính thức vào nhóm các nước có tỷ lệ nợ vượt quy mô kinh tế bao gồm Nhật, Italy và Hy Lạp.
Trong năm nay, tỷ lệ nợ/GDP của Mỹ ước tính ở mức 98% , cao nhất tính từ Chiến tranh Thế giới thứ II.
Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ Mỹ đã vượt ngưỡng 20,5 nghìn tỷ USD từ mức 17,7 nghìn tỷ USD, mức tăng ghi nhận 16,6% trong vòng chỉ 3 tháng, theo số liệu của Bộ Tài chính.
Trong cùng thời gian quý 2/2020, kinh tế suy giảm 9,5%, tỷ lệ nợ tính trên tổng GDP ước tính 105,5% từ mức 82% trong quý 1/2020.
Tuy nhiên, việc Mỹ vay nợ cho đến giờ chưa hề khiến cho những nhà đầu tư vào nợ Mỹ tức giận hoặc khiến cho việc Mỹ tiếp tục vay nợ bị ảnh hưởng. Nhà đầu tư vẫn đua nhau mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ nhờ vào sự an toàn của tài sản này. Hơn thế nữa, lãi suất dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp, như vậy chính phủ vẫn còn có thể tiếp tục vay nợ thêm.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao trong phiên 20/7 nhờ cổ phiếu công nghệ Thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao trong phiên giao dịch ngày 20/7 khi các cổ phiếu liên quan đến công nghệ tăng mạnh, qua đó thúc đẩy thị trường đi lên. Phiên mở cửa trở lại của sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ ngày 26/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 8,92...