Cổ phiếu Coca-Cola trở thành nơi ‘trú ẩn an toàn’ của nhiều nhà đầu tư
Người tiêu dùng ngày nay vẫn sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để tìm kiếm sự thoải mái dưới hình thức thưởng thức đồ uống ngọt như Coca-Cola trong bối cảnh thế giới có nhiều mối lo ngại như lạm phát, dịch COVID-19, biến động lãi suất, tình hình căng thẳng ở Ukraine, biến động chứng khoán.
Và các nhà đầu tư đang tìm kiếm một nơi “trú ẩn an toàn” trong cổ phiếu của Công ty này.
Người tiêu dùng ngày nay vẫn sẵn sàng trả một khoản tiền lớn để tìm kiếm sự thoải mái dưới hình thức thưởng thức đồ uống ngọt như Coca-Cola. Ảnh: msn.com
Trong tháng 7 vừa qua, Coca-Cola đã báo cáo lợi nhuận quý II/2022 vượt dự báo trong bối cảnh doanh số bán hàng của “gã khổng lồ” ngành đồ uống tại các nhà hàng, rạp hát và các địa điểm khác phục hồi sau đại dịch. Doanh số toàn cầu của Coca-Cola đã tăng 8% trong quý II/2022, nhờ sự tăng trưởng ở cả các thị trường phát triển và mới nổi, dù giá bán trung bình tăng khoảng 12%.
Coca-Cola đã ghi nhận doanh thu 11,3 tỷ USD trong quý II/2022. Lợi nhuận ròng ở mức 1,91 tỷ USD, tương đương 44 xu Mỹ/cổ phiếu. Ông Garrett Nelson, chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu đầu tư CFRA, cho rằng kết quả nói trên của Coca-Cola là phép thử với giá trị thương hiệu của công ty này, vì người tiêu dùng vẫn không muốn chuyển sang các loại nước uống tương tự khác, dù giá của Coca-Cola tăng.
Trước đó, trong quý I/2022, Coca-Cola cũng đã báo cáo doanh thu tăng 16% lên 10,5 tỷ USD. Lợi nhuận đạt 2,8 tỷ USD, tương đương 64 xu Mỹ/cổ phiếu. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN Business, Giám đốc Tài chính John Murphy của Coca-Cola cho biết “tình hình lạm phát nhìn chung sẽ tồn tại trong một thời gian. Chính xác là bao lâu thì không ai biết”.
Trong cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, Coca-Cola đã chuyển sang tập trung vào sản xuất sản phẩm có kích thước lớn để thu hút người tiêu dùng, những người dành nhiều thời gian ở nhà hơn và mua sắm số lượng lớn tại cửa hàng tạp hóa.
Trước đại dịch, Coca-Cola và hãng đối thủ Pepsi Co đã đẩy mạnh sản xuất các loại sản phẩm đóng chai và lon kích thước nhỏ hơn, mà thường có mức giá bán cao hơn đối với người tiêu dùng, nhưng lại mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho nhà sản xuất. Giám đốc điều hành của Pepsi bày tỏ hy vọng những sản phẩm có kích thước nhỏ hơn sẽ sớm quay trở lại sau khi dịch bệnh lắng xuống
Ông Murphy cho biết áp lực lên giá hàng hóa và tiền lương sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, Coca-Cola có thể linh hoạt trong việc tăng giá, đặc biệt là khi giới thiệu các sản phẩm cao cấp hơn. Công ty đang phát triển các hương vị mới lạ, đồng thời loại bỏ một số hương vị cũ được yêu thích như Tab, một trong hàng trăm hương vị mà Coca-Cola đã từ bỏ trong hai năm qua. Hiện công ty đang duy trì sự phù hợp với người tiêu dùng trẻ tuổi.
Video đang HOT
Các nhà đầu tư hài lòng với chiến lược này. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Coca-Cola hiện đã tăng 11%, biến nó trở thành một trong những công ty hoạt động tốt hơn trong chỉ số Dow Jones vốn đã giảm 7% trong năm nay.
Các nhà giao dịch đã đổ xô tìm đến các công ty như Coca-Cola vì họ cung cấp doanh số bán hàng và thu nhập ổn định vào thời điểm địa chính trị bất ổn, lo ngại về việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và lạm phát.
Một ưu thế khác của Coca-Cola đó là nó nằm trong một ngành công nghiệp phòng thủ. Người tiêu dùng sẽ không ngừng uống Diet Coke hoặc nước đóng chai Dasani chỉ vì nền kinh tế có thể đang suy thoái. Các thương hiệu mạnh cho phép các công ty tăng giá để duy trì tỷ suất lợi nhuận, ngay cả trong các nền kinh tế đang phát triển chậm lại.
Coca-Cola cũng được hưởng lợi từ sự gia tăng tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở các thị trường mới nổi. Công ty này có thể tận dụng sự hiện diện của mình ở Đông Âu, Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Ấn Độ để dần dần giành được thị phần từ các nhà sản xuất đồ uống địa phương. Theo trang tin kiplinger, Coca-Cola có hoạt động mạnh ở nước ngoài, phần lớn doanh số mà các nhà phân tích kỳ vọng công ty sẽ đạt được được tạo ra bên ngoài Mỹ.
Berkshire Hathaway, công ty do Warren Buffett lãnh đạo, là một “fan” của Coca-Cola, cũng như thức uống Cherry Coke, là cổ đông lớn nhất của Coca-Cola nắm giữ hơn 9% cổ phần. Coca-Cola đang tiếp tục hoạt động tốt trên thị trường quốc tế ngay cả khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến các nhà đầu tư lo lắng.
Trong phân tích chiến lược toàn cầu của mình, ông Murphy nói rằng Coca-Cola đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào các thị thị trường mới nổi. Theo ông Murphy, “Coca-Cola phải theo sát những thị trường này và thích ứng khi cần thiết. Đầu tư qua thời kỳ biến động sẽ cho phép bạn chiếm ưu thế trên thị trường”. Khởi nguồn tại trung tâm thành phố Alaska, bang Georgia, từ năm 1886 cho đến nay, Coca-Cola đã và luôn là chất xúc tác gắn kết cộng đồng và truyền cảm hứng cho sự đổi mới sáng tạo.
Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu Coke. Một trong những sản phẩm nổi tiếng trong số này là Diet Coke. Ngoài ra còn có thể kể tới Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, và các phiên bản đặc biệt có vị chanh tây, chanh và cà phê. Từ năm 2013, các sản phẩm Coke đã được phân phối tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Dựa trên nghiên cứu về “thương hiệu toàn cầu tốt nhất” năm 2015 của Interbrand, Coca-Cola xếp thứ ba về mức độ giá trị thương hiệu và thương mại.
'Thương vụ' nực cười nhất thời sốt đất: Bãi cỏ sâu trong ngõ cũng có giá 2,5 tỷ
Nghe tin khách chốt mua bãi cỏ với giá 2,5 tỷ đồng, "cò" Trung ngỡ ngàng, cho rằng đây là thương vụ nực cười nhất thời sốt đất.
Nhớ lại thời sốt đất mới xảy ra cách đây không lâu, nhiều người dân dân ở xã Yên Bài (Ba Vì, Hà Nội) cho biết, không chỉ đất thổ cư hay những mảnh vuông vức, có vị trí đẹp ở sát mặt đường mới lên giá mà ngay cả những mảnh đất nằm sâu trong ngõ xóm chỉ cần hở ra thông tin là có người đến mua ngay lập tức.
Xã Yên Bài, một trong những "thủ phủ" sốt đất ở ven đô Hà Nội. (Ảnh: Hạo Nhiên)
"Cò" đất Phùng Văn Trung kể, mới đây có khách hàng chốt mua một lô đất nằm trong con ngõ nhỏ, không hề cạnh sông suối hay có cảnh quan gì đặc biệt với giá 2,5 tỷ đồng. Theo Trung, đây là một trong những "thương vụ" bất ngờ nhất, đặc biệt nhất và "nực cười" nhất mà anh từng thực hiện giao dịch thành công.
" Nghe điện thoại khách nói chuẩn bị thủ tục để về làm giấy tờ mua bán mà tôi không dám tin, cũng không hiểu vì sao khách lại chịu mua đắt đến thế. Nhưng kệ, họ cứ mua thì mình bán thôi".
Để dẫn chứng, Trung chỉ đường tới nhà ông Nguyễn Văn Lê (ở thôn Mít Mái, xã Yên Bài) để chúng tôi mục sở thị "bãi cỏ" trị giá 2,5 tỷ đồng này. Mảnh đất nằm ở cuối một con ngõ nhỏ rộng chừng gần 2m của đường làng sát với cánh đồng trũng phía dưới những quả đồi, lối vào sâu hun hút, cỏ mọc um tùm. Không thể ngờ rằng, với địa thế như vậy mà mảnh đất này cũng có thể sốt xình xịch.
Bãi cỏ nằm sâu trong ngõ nhỏ được gia đình ông Lê bán với giá hơn 2,4 tỷ đồng. (Ảnh: Hạo Nhiên)
Trên hàng tường bao bằng gạch bi đã cũ, dòng chữ "bán đất" nguệch ngoạc kèm số điện thoại được ông Lê viết lên tường bao phía ngoài đường bằng sơn đỏ.
Ngồi trong ngôi nhà rộng 180m2 đang xây dở dang, ông Lê (60 tuổi) kể, ông mới bán khu đất đang trồng cỏ cho một khách từ Hà Nội lên với giá gần 2,5 tỷ đồng và hiện người này vẫn để khu đất đó um tùm chưa xây dựng hay rào chắn.
Theo ông Lê, chỉ mấy hôm từ sau ngày rao bán đất đã có người vào hỏi mua và trong vòng 2 tuần, có người đã chốt "bãi cỏ" rộng 800m2 này. Tính ra, mỗi m2 đất có giá khoảng 3 triệu đồng. Ông Lê cũng thừa nhận đây là một mức giá cao đến khó hiểu.
"Bình thường mà nói, giá đến tiền triệu mỗi m2 thì phải là mảnh đất có vị trí đẹp, ít nhất là gần đường lớn. Còn như ở đây, giá cao thế này tôi cũng không thể nào lý giải nổi. Đúng là chỉ có ở thời sốt đất", ông Lê nói.
Bán đất thành công, có tiền, ông Lê và gia đình quyết định phá bỏ ngôi nhà cũ để xây căn nhà mới khang trang to đẹp hơn.
Mảnh đất vốn được gia đình ông Lê sử dụng để trồng cỏ nuôi bò sữa mới được bán với giá hơn 2,4 tỷ đồng. (Ảnh: Hạo Nhiên)
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngỡ ngàng với giá trị bãi cỏ của mình lên tới hàng tỷ đồng, ông Lê cười kể thêm: "Nhà bên cạnh, khu đất sau chuồng bò kia, họ mới bán gần 3.000m2, diện tích sổ đỏ hơi nhỏ nên chỉ được có hơn 6 tỷ".
Theo quan sát bằng mắt thường, khu đất ông Lê vừa chỉ không có gì đặc sắc với chiều sâu khoảng hơn 100m và rộng hơn 20m, xung quanh không có cảnh vật, ao hồ hay rừng cây bóng mát.
Rời khỏi con ngõ nhỏ nhà ông Lê, chúng tôi gặp một số người dân gặp được trên đường. Chỉ cần giơ tay chỉ đại một khu đất hỏi giá, chúng tôi cũng đều nhận được câu trả lời lên tới vài tỷ đồng. Quanh xã Yên Bài, không khí xây dựng tấp nập với hàng chục công trình xây dựng được thi công mỗi ngày.
Nói về việc sốt đất, vị trưởng thôn Mít Mái cho biết đất ở thôn đã "sốt" nhiều năm nay và vẫn chưa hạ nhiệt hoàn toàn, khách mua đất chủ yếu là người Hà Nội.
*Tên nhân vật đã được thay đổi.
Nhu cầu bất động sản logistics tăng mạnh, nguồn cung hạn chế Ngành logistics Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là nhờ tăng trưởng của ngành thương mại điện tử. Điều này đã dẫn tới nhu cầu cho bất động sản logistics tăng mạnh, tuy nhiên với nguồn cung hạn chế, Việt Nam cần tìm các giải pháp để đáp ứng nhu cầu và những xu hướng mới trong thời gian tới....