Cổ phiếu cần quan tâm ngày 8/11
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 8/11 của các công ty chứng khoán.
Quý IV, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thép tiếp tục không có sự cải thiện
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Thị trường thép dẹt đang là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp nội địa như Hoa Sen, Nam Kim, Hòa Phát, Đông Á… Sau khi kết quả kinh doanh quý 3 được công bố, gần như toàn bộ các doanh nghiệp thép đều không có kết quả kinh doanh tích cực (cả biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng đều giảm), ngoại trừ HPG.
Từ tháng 9/2017, HRC bắt đầu đà tăng mạnh trong khi giá quặng gần như đi ngang. Hiện tượng trên bắt nguồn từ chính sách của chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp dụng chính sách thuế mới nhằm bảo vệ môi trường đánh vào các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chịu các mức thuế cho việc gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, hoạt động khai thác, chế biến quặng và đặc biệt là sản xuất thép. Chính sách này khiến cho chi phí sản xuất thép thành phẩm tăng, nguồn cung các thành phẩm như HRC bị cắt giảm làm cho giá HRC tăng mạnh. Ở chiều ngược lại, khi đầu ra bị cắt giảm, nhu cầu cho nguyên vật liệu đầu vào – quặng sắt giảm đi. Hệ quả là giá quặng không tăng như HRC.
Với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, kết quả kinh doanh quý IV của các doanh nghiệp sẽ tiếp tục không có sự cải thiện và sẽ phụ thuộc vào biến động giá nguyên liệu đầu vào.
Cho quý IV, với việc bắt đầu mùa đông ở Trung Quốc, công suất các nhà máy thép Trung Quốc tiếp tục giảm khiến cho giá HRC khó giảm trong khi giá thành phẩm tôn và ống thép ở Việt Nam sẽ khó tăng.
Cho năm 2019, với việc Formosa hoạt động ổn định, rủi ro phụ thuộc vào giá cả HRC Trung Quốc sẽ giảm bớt. Nhờ vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thép sẽ ổn định hơn. Triển vọng ngành thép tiếp tục tùy thuộc vào diễn biến chung của ngành xây dựng và bất động sản.
Khuyến nghị tích cực cổ phiếu DBC
Video đang HOT
CTCK Bảo Việt (BVSC)
CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam ( mã DBC) cho biết, lợi nhuận ròng 10 tháng năm 2018 tăng 82% so với cùng kỳ, đạt 287 tỷ đồng.
Doanh thu bán lợn thịt tăng gấp đôi trong đó giá bán bình quân lợn thịt 10 tháng của DBC tăng 60% so với cùng kỳ, đạt khoảng 45.000 VND/kg, bên cạnh việc gia tăng sản lượng tiêu thụ ( 19% so với cùng kỳ năm ngoái) nhờ mở rộng quy mô đàn.
Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi tăng 3,5% so với cùng kỳ, được hỗ trợ bởi (1) nhu cầu tái đàn hồi phục khi giá thịt lợn duy trì ở mức hấp dẫn – quanh 50.000VND/kg và (2) việc mở rộng quy mô mảng chăn nuôi và con giống của chính DBC. Giá bán bình quân cũng dần được cải thiện trở lại, tuy nhiên chúng tôi cho rằng, do ảnh hưởng tăng giá nguyên liệu nông sản nhập khẩu (khoảng 10-11% so với cùng kỳ năm ngoái), biên gộp thức ăn chăn nuôi giảm xuống mức 17,1%, từ mức hơn 19% của cả năm 2017.
Mảng gà giống cũng tăng trưởng đầy tích cực với sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân tăng lần lượt 60% và 24% so với cùng kỳ. Nhờ đó, biên gộp cũng tăng mạnh, đạt mức gần 13% so với mức 3% cùng kỳ năm ngoái.
Nhờ kết quả kinh doanh tích cực, Hội đồng Quản trị đã thống nhất trình ĐHCĐ thông qua kế hoạch điều chỉnh tăng tỷ lệ cổ tức thêm tối đa 10% tiền mặt và kế hoạch chuyển niêm yết tại HoSE, việc này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu DBC, với giá trị hợp lý là 34.300 VND/CP, tương đương mức lợi nhuận 21,6%. Mức giá này tương ứng với mức P/E mục tiêu 1 năm khoảng 8x.
Rủi ro giá nguyên vật liệu nông sản, tỷ giá, lãi suất và đặc biệt là các diễn biến dịch bệnh gia súc gia cầm là những rủi ro chính đối với hoạt động kinh doanh của DBC.
Nhiều khả năng MWG sẽ tiếp tục xu hướng giảm
CTCK BIDV (BSC)
Xu hướng hiện tại cổ phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động ( mã MWG) là tích lũy ngắn hạn, giảm giá trung hạn.
Chỉ báo xu hướng MACD: Tạo phân kỳ. Chỉ báo RSI tăng nhẹ. Đường MA20 nằm dưới MA50 và MA100.
Nhận định: MWG là cổ phiếu thuộc nhóm ngành Thương mại đang trong xu hướng giảm giá trung hạn và tích lũy ngắn hạn. Đường MA20 cắt xuống MA50 và MA100 báo hiệu xu hướng giảm giá mạnh, tuy nhiên, chỉ báo MACD đang cho tín hiệu phân kỳ đảo chiều.
Hiện tại MWG đang trong vũng tích lũy ngắn hạn 108.1 – 113.3, nếu giá cổ phiếu phá qua vùng cản dưới 113.3, nhiều khả năng MWG sẽ tiếp tục xu hướng giảm giá.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/11
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/11 của các công ty chứng khoán.
Lực tăng tại VJC nhiều khả năng sẽ tiếp diễn
CTCK BIDV (BSC)
Xu hướng hiện tại của cổ phiếu Công ty cổ phần Hàng không VietJet (mã VJC) là tăng giá ngắn hạn.
Chỉ báo xu hướng MACD: Tín hiệu phân kỳ. Chỉ báo RSI chạm Bollinger trên. Đường MA20 nằm dưới MA50 và MA100.
Nhận định: VJC là cổ phiếu thuộc ngành Vận tải hàng không hiện đang vừa có một phiên hồi phục mạnh. Chỉ báo RSI vừa chạm Bollinger trên. Chỉ báo MACD cho tín hiệu phân kỳ tăng, kết hợp với giá VJC vừa tạo một cây nến Engulfing tăng cho thấy giá đã phản ứng mạnh tại vùng hỗ trợ quanh mức 124.5.
Hiện tại, VJC vẫn giữ ở mức giá đóng cửa của cây nến Engulfing tăng, tín hiệu này cho thấy lực tăng nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.
Khuyến nghị theo dõi DQC
CTCK FPT (FPTS)
Chúng tôi đánh giá triển vọng của CTCP Bóng đèn Điện Quang (mã DQC) với tiềm năng của thị trường đèn LED trong nước còn khá lớn (2018-2022, dự kiến tốc độ tăng trưởng khoảng 20-30%/năm) nhưng chịu áp lực cạnh tranh gay gắt do Việt Nam chưa có chính sách thuế bảo trợ cho ngành này.
Bên cạnh đó, doanh thu đèn truyền thống tiếp tục suy giảm và mảng đèn LED sẽ là động lực tăng trưởng chính của DQC trong ngắn hạn. Tỷ suất lợi nhuận sẽ chịu áp lực do DQC tiếp tục thực hiện chính sách giảm giá bán, tăng cường chiết khấu và mở rộng đội ngũ bán hàng.
Thêm vào đó, Nhà máy sản xuất đèn LED mới dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm nay giúp tăng khả năng cạnh tranh của DQC; lợi nhuận sau thuế từ năm 2019 sẽ được hỗ trợ nhờ ưu đãi thuế từ nhà máy này.
Ngoài ra, tỷ lệ cổ tức/thị giá ổn định thu hút được các nhà đầu tư trung và dài hạn với mong muốn có mức thu nhập ổn định hằng năm.
Các yếu tố cần theo dõi như cạnh tranh ở mảng đèn LED ngày càng khốc liệt, DQC phải cạnh tranh về giá bán khi đối thủ có chiến lược giảm giá.
Hay thanh khoản cổ phiếu DQC khá thấp, khối lượng giao dịch bình quân 30 phiên khoảng 18.676 cp/phiên. Nhà đầu tư cần cân nhắc rủi ro thanh khoản khi mua vào cổ phiếu này.
Với các yếu tố trên, chúng tôi đưa ra khuyến nghị theo dõi đối DQC. Tuy nhiên, giá trị sổ sách của DQC tại ngày 30/09/2018 là 33.952 đồng/cp, cao hơn 24,8% so với giá giao dịch hiện tại. Vì vậy, nhà đầu tư có thể xem xét đầu tư khi nhà máy mới đi vào hoạt động tích cực và lợi nhuận được hỗ trợ nhờ ưu đãi thuế từ nhà máy này.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
HOSE thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền có đảm bảo đối với CTD Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vừa có thông báo về việc thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền của các mã chứng khoán cơ sở trong quý 4/2018 và được áp dụng từ ngày 2/11.HOSE vừa có thông báo về việc thay đổi hạn mức chào bán chứng quyền của các mã chứng khoán cơ sở trong quý 4/2018 và...