Cổ phiếu cần quan tâm ngày 7/11
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 7/11 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị mua cổ phiếu SCS
CTCK ACB (ACBS)
Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS – sàn HOSE) kết thúc 9 tháng năm 2019 với doanh thu tăng 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng tăng 13,8%, lần lượt đạt 548,7 tỷ đồng và 367,0 tỷ đồng. Riêng quý III/2019, doanh thu SCS tăng một chữ số, đạt 7,7%, chủ yếu do lượng hàng hóa quốc tế chững lại, tăng 2,2%, đạt 41.588 tấn. Lũy kế 9 tháng 2019, lượng hàng hóa quốc tế qua cảng SCS tăng 8,4% và lượng hàng hóa nội địa tăng 9,0%.
Chúng tôi tin rằng tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra đà giảm đối với lưu lượng hàng hóa hàng không trên toàn cầu. Theo số liệu từ IATA tính đến thời điểm 8 tháng 2019, lưu lượng hàng hóa hàng không toàn cầu đã giảm 10 tháng liên tiếp (-3,3% YTD).
Riêng khu vực châu Á Thái Bình Dương ghi nhận mức sụt giảm sâu nhất với tổng FTKs giảm 6,4% YTD và riêng lưu lượng hàng hóa quốc tế qua khu vực đã giảm 7,1% YTD. Đây là kết quả từ 1) tăng trưởng chậm lại từ nền kinh tế Trung Quốc và 2) sân bay Hồng Kông – trung tâm hàng hóa lớn nhất thế giới – đã đóng cửa trong tháng 8/2019.
Về phương diện tích cực, thương mại giữa Mỹ và VN tiếp tục đà tăng trưởng mạnh, đạt 31,4% n/n trong 8T19 theo số liệu từ US Census Bureau Data. Cũng theo số liệu trên, hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng 29% trong tổng hàng hóa giao thương giữa Mỹ và Việt Nam, cao hơn 7ptđ sao với năm 2018.
Chúng tôi hạ dự phóng tăng trưởng lượng hàng hóa qua cảng SCS trong năm 2019 từ 12,6% xuống 9,4% so với năm ngoái, dẫn đến dự phóng doanh thu đạt 749,4 tỷ đồng (tăng trưởng 11,0%).
Sang năm 2020, chúng tôi tin rằng lượng hàng hóa qua cảng SCS sẽ tăng 10,9% mỗi năm trong 2 năm tới, được hỗ trợ bởi giao thương ngày càng tăng giữa Mỹ và Việt Nam vì chúng tôi cho rằng VN sẽ là một trong những thị trường tốt có thể thay thế Trung Quốc cung cấp hàng hóa cho Mỹ. Chúng tôi dự phóng SCS sẽ đạt 486,8 tỷ đồng lợi nhuận ròng trong năm 2020, tăng 13,4% so với năm trước.
SCS đang giao dịch ở mức 15,6x EPS năm 2020, tương ứng với mức chiết khấu 24,3% so với nhóm các DN trong ngành dịch vụ hỗ trợ vận tải, hậu cần và vận tải hàng không tại các nước châu Á mới nổi (20,6x). Chúng tôi tiếp tục khuyến nghị mua đối với cp SCS với mức giá mục tiêu năm 2020 là 209.100 đồng/cp (42,4% TSR bao gồm tỷ lệ cổ tức 4,4%).
MBB sẽ tiến về chinh phục vùng giá lịch sử 28
CTCK BIDV (BSC)
MBB vẫn đang ở trong trạng thái tăng giá dài hạn từ đầu năm đến nay. Sau khoảng 2 tuần tích lũy ngắn hạn tại khu vực 23-23.5, phiên hôm nay 6/11, cổ phiếu đã xuất hiện động lực bứt phá khỏi vùng giá này với thanh khoản tăng cao.
Video đang HOT
Đường EMA12 vẫn đang ở trên EMA26 tạo thành một dải hỗ trợ mềm nâng đỡ giá cổ phiếu, đồng thời đường MACD cũng chuẩn bị cắt lên trên đường tín hiệu càng làm củng cố cho trạng thái tích cực của MBB.
Bên cạnh đó, chỉ báo động lượng RSI cũng chưa đi vào vùng quá mua, cho thấy dư địa tăng vẫn còn nhiều.
Dự kiến MBB sẽ tiến về chinh phục vùng giá lịch sử 28 trong tương lai không xa.
Khuyến nghị mua dành cho HT1 với giá mục tiêu 18.900 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Xi măng VICEM Hà Tiên trong khi chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 9% lên 18.900 đồng/CP qua việc chúng tôi cập nhật mô hình định giá chiết khấu dòng tiền giai đoạn 2020-2024 cũng như giả định cho cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP (so với cổ tức tiền mặt 1.200 đồng/CP với ngày giao dịch không hưởng quyền 11/11/2019). Giá cổ phiếu của HT1 đã tăng 9% trong 3 tháng qua.
Chúng tôi nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng 2019 thêm 6% lên 700 tỷ đồng (tăng 9% so với năm ngoái) trong khi giữ dự báo doanh thu không đổi là 8,7 nghìn tỷ đồng (tăng 3%) khi chúng tôi có quan điểm tích cực hơn về giả định biên lợi nhuận gộp 2019.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 sẽ tăng 7% khi chúng tôi kỳ vọng cạnh tranh trong nước do tình trạng thừa cung sẽ tiếp tục tạo ra một số áp lực nhất định lên tăng trưởng doanh số và biên lợi nhuận dù chi phí lãi vay giảm.
Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng chi phí lãi vay giảm sẽ là yếu tố dẫn dắt chính cho tăng trưởng lợi nhuận từ năm 2020 trở đi khi HT1 thanh toán hết nợ bằng ngoại tệ trong năm 2020. Diễn biến này không chỉ giúp hỗ trợ cho lợi nhuận và dòng tiền, mà còn giúp bình ổn khả năng sinh lời của HT1.
Yếu tố hỗ trợ: sản lượng bán cao hơn dự kiến và tối ưu hóa chi phí sản xuất.
Rủi ro cho quan điểm của chúng tôi: chi phí đầu vào cao hơn dự kiến (ví dụ như giá than và điện).
Khuyến nghị mua dành cho VHC
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua khi vẫn giữ quan điểm tích cực cho triển vọng dài hạn của cá tra trong khi rủi ro chu kỳ của VHC đã giảm khi giá bán trung bình (ASP) và biên lợi nhuận gộp (GPM) đã điều chỉnh từ mức cao.
Định giá của VHC tỏ ra hấp dẫn với PER 2020F là 6,7 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi, so với mức trung bình 5 năm của VHC là 7,8 lần cùng với lợi suất cổ tức 3,7%.
Trong báo cáo này, chúng tôi dự báo chi tiết cho mảng collagen và gelatin (C&G) vốn có biên lợi nhuận cao của VHC. Chúng tôi kỳ vọng mảng này sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lợi nhuận ròng đạt 58% trong giai đoạn 2018-2022F và đóng góp 34% lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2022F so với mức 6% năm 2018.
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 5% khi giảm giả định sản lượng và ASP phi lê cá tra, bù đắp bởi (1) việc loại bỏ chiết khấu định giá 20% do chúng tôi cho rằng rủi ro dư cung đã hạ nhiệt sau đợt điều chỉnh giá bán mạnh gần đây và (2) kỳ vọng đóng góp cao hơn từ mảng C&G, vốn ổn định hơn.
Chúng tôi giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2019-2022F trung bình 29% do chúng tôi điều chỉnh giảm giả định ASP/tổng sản lượng phi lê xuống 19%/2% khi xuất khẩu quý 3/2019 của VHC thấp hơn kỳ vọng.
Rủi ro: nhu cầu chững lại ngoài dự kiến, rào cản thương mại mới từ các quốc gia nhập khẩu, đối thủ mới hưởng mức thuế chống bán phá giá thuận lợi từ Mỹ
T.T
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Khối ngoại bán ròng hơn 110 tỷ đồng trong phiên rung lắc 6/11
Nhà đầu tư nước ngoài quay ra bán ròng mạnh trong phiên 6/11 với giá trị hơn 110 tỷ đồng cũng phần nào tác động thiếu tích cực tới diễn biến thị trường. Trong đó, 2/3 cổ phiếu nhà Vin đã bị khối này quả ra xả bán sau phiên mua ròng tích cực hôm qua.
Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 17,87 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 588,46 tỷ đồng, giảm 5,76% về lượng và giảm 24,89% về giá trị so với phiên trước (5/11).
Ở chiều ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 15,71 triệu đơn vị, giá trị bán ra tương ứng 678,19 tỷ đồng, giảm 5,22% về lượng và giảm hơn 10% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã mua ròng 2,16 triệu đơn vị, giảm 9,53% so với phiên trước. Tổng giá trị là bán ròng 89,73 tỷ đồng, trong khi phiên trước mua ròng 29,63 tỷ đồng.
Trong đó, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được mua ròng mạnh nhất với khối lượng hơn 1,81 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 28,45 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, HCM được mua ròng 11,79 tỷ đồng; VRE được mua ròng 10,39 tỷ đồng; POW với hơn 9,7 tỷ đồng...
Trái lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất VCB với gần 34,12 tỷ đồng, tương đương khối lượng bán ròng đạt 374.850 đơn vị.
Các mã bị bán ròng mạnh tiếp theo là VJC với 29,86 tỷ đồng, VNM với 23,36 tỷ đồng, VHM với 17,55 tỷ đồng, VIC với 12,4 tỷ đồng, DXG với 10,41 tỷ đồng...
Trên sàn HNX, khối ngoại mua vào với khối lượng 155.570 đơn vị với giá trị tương ứng 1,38 tỷ đồng, giảm 25,31% về lượng và giảm 23,33% về giá trị so với phiên hôm qua (5/11).
Ngược lại, khối này bán ra 335.760 cổ phiếu, giá trị 6,37 tỷ đồng, tăng 9,33% về lượng và tăng 84,1% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 180.190 đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng 4,99 tỷ đồng, tăng 82,38% về lượng và tăng gấp hơn 2 lần về giá trị so với phiên trước.
Phiên hôm nay khối ngoại mua ròng nhỏ giọt 25 mã, trong đó TNG dẫn đầu với khối lượng mua ròng đạt 22.000 đơn vị, giá trị tương ứng hơn 341 triệu đồng.
Ngược lại, khối này bán ròng 24 mã, trong đó VCS bị bán ròng mạnh nhất với hơn 1,81 tỷ đồng, tương đương khối lượng 19.935 cổ phiếu. Tiếp đó, PVS bị bán ròng 1,21 tỷ đồng, CEO bị bán ròng 1,18 tỷ đồng.
Trên UPCoM, khối ngoại mua vào với khối lượng 576.530 đơn vị, giá trị 25,24 tỷ đồng, tăng 26,21% về lượng nhưng giảm 16,84% giá trị so với phiên trước (5/11).
Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 1,76 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 42,68 tỷ đồng, tăng 69,92% về lượng và tăng 61,85% về giá trị so với phiên trước.
Như vậy, phiên hôm nay, khối ngoại đã bán ròng 1,19 triệu đơn vị, tăng mạnh hơn 104% so với phiên trước; tổng giá trị bán ròng tương ứng 17,44 tỷ đồng, trong khi phiên trước mua ròng 3,98 tỷ đồng.
Trong đó, khối ngoại mua ròng 26 mã và NTC dẫn đầu với khối lượng mua ròng đạt 3.600 cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 636 triệu đồng.
Ngược lại, khối ngoại chỉ bán ròng 11 mã, trong đó BSR tiếp tục bị bán ròng mạnh nhất với khối lượng gần 1,03 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 10,34 tỷ đồng. Đứng ở vị trí thứ 2, VEA bị bán ròng 162.500 cổ phiếu, giá trị 7,97 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 6/11, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 0,79 triệu đơn vị, giảm 53,8% so với phiên hôm qua (5/11). Tổng giá trị là bán ròng 112,16 tỷ đồng, trong khi phiên trước đó mua ròng 31,95 tỷ đồng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0 Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã, đang diễn ra mạnh mẽ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Lĩnh vực tài chính - ngân sách nói chung và thị trường dịch vụ tài chính nói riêng được đánh giá là một trong các lĩnh vực được "hưởng lợi" nhiều nhất nhưng đồng thời cũng chịu...