Cổ phiếu cần quan tâm ngày 28/5
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 28/5 của các công ty chứng khoán.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu CTD xung quanh ngưỡng giá 92
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu CTD của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons đang ở trong trạng thái tăng giá từ đầu tháng 4 đến nay đồng thuận với đà hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.
Phiên giao dịch ngày 27/5, sự hưng phấn đã đẩy giá cổ phiếu tăng kịch trần, qua đó vượt qua ngưỡng cản tại giá 72 và chính thức xác lập mô hình hai đáy báo hiệu sự bắt đầu cho chu kỳ tăng trung hạn.
Các chỉ báo kỹ thuật hầu hết đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của CTD. Chỉ báo động lượng RSI đang tăng dần nhưng chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể tiếp tục duy trì đà tăng của mình trong những phiên tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của CTD nằm tại mốc 68. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh ngưỡng 92, cắt lỗ nếu mốc 62 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua dành cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (GEX) công bố đã mua được 18,3 triệu cổ phiếu trong giai đoạn từ 23/04 – 22/05 thông qua giao dịch khớp lệnh và thỏa thuận. Con số này tương ứng với 3,7% lương cổ phiếu lưu hành trước đợt mua lại và 63% của lượng cổ phiếu đăng ký mua là 29 triệu cổ phiếu. Giá mua lại trung bình là 16.414 đồng/CP.
GEX cũng cho biết nguyên nhân của việc không mua đủ 29 triệu cổ phiếu đăng ký chủ yếu là do giá cổ phiếu trong thời gian giao dịch không phù hợp với thỏa thuận mua lại cổ phiếu của HĐQT. Chúng tôi lưu ý rằng giá cổ phiếu của GEX đã tăng 14% từ 15.000 đồng/CP từ ngày công bố mua lại là ngày 13/04 đạt 17.100 đồng vào ngày 22/05.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 25,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%.
Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho DHG
Video đang HOT
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi nâng khuyến nghị cho CTCP Dược Hậu Giang (DHG) từ kém khả quan lên phù hợp thị trường, chủ yếu nhờ mức điều chỉnh 5% của giá cổ phiếu DHG trong vòng 3 tháng qua. Chúng tôi cho rằng P/E dự phóng năm 2020 hiện tại của DHG tại 19,1 lần là hợp lý trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng 1 chữ số của công ty.
Chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 2% khi đưa giá mục tiêu đến giữa năm 2021. Chúng tôi cũng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2020-2022 thêm trung bình 2%, chủ yếu đến từ biên lợi nhuận gộp sản phẩm tự sản xuất cao hơn dự kiến. Các mức điều chỉnh này một phần bị bù đắp bởi mức tăng 1 điểm phần trăm trong chi phí vốn chủ sở hữu của chúng tôi lên 14,2%.
Chúng tôi duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2019-2022 đạt 3% cho sản lượng bán hàng các sản phẩm tự sản xuất trong do hiện diện của DHG tại kênh bệnh viện có tăng trưởng cao còn khiêm tốn và bối cảnh cạnh tranh gay gắt ở kênh nhà thuốc dù dịch COVID-19 dẫn đến nhu cầu thuốc tăng mạnh trong quý 1/2020, điều chúng tôi cho rằng chỉ là diễn biến tạm thời.
Theo dự báo của chúng tôi, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số sẽ được hỗ trợ thêm bởi mức tăng trong giá bán trung bình (ASP) và thu nhập tài chính ròng.
Yếu tố hỗ trợ tiềm năng và tăng giá cổ phiếu: Taisho – cổ động hiện đang sở hữu 51% cổ phần tiếp tục gia tăng tỷ lệ sở hữu; hỗ trợ kinh doanh từ Taisho, đặc biệt trong khía cạnh sản phẩm, được hiện thực hóa.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBB
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 30% nhưng duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB). Mức giảm giá mục tiêu của chúng tôi đền từ (1) mức giảm 21% trong dự báo thu nhập ròng giai đoạn 2020-2022 và (2) mức tăng 1 điểm % trong chi phí vốn lên 14,2%. Trong báo cáo cập nhật, chúng tôi cập nhật mô hình định giá đến giữa 2021.
Mức giảm trong dự báo thu nhập ròng đến từ NII thấp hơn và dự phóng xử lý nợ cao hơn trong năm 2020 và 2021 do dịch COVID-19.
Dự phóng thu nhập ròng 2020 giảm 28% so với dự báo trước đây là 7,1 nghìn tỷ đồng (giảm 12,2% so với năm trước) do (1) mức tăng 36% trong dự báo chi phí dự phòng và (2) mức giảm 9% trong dự báo lợi nhuận trước dự phòng.
Chúng tôi dự phóng ROE trung bình 2020-2022 đạt 16,7% với ROA trung bình duy trì ở mức cao trong danh mục theo dõi của chúng tôi đạt 1,8%. Sau đợt tăng vốn vừa qua, CAR theo Basel II của MBB trong 3 tháng 2020 đạt 11,0%, giúp ngân hàng có đủ vốn hỗ trợ theo quy định nhằm nắm bắt các cơ hội tăng trưởng ngắn hạn.
Chúng tôi cho rằng định giá hiện tại của MBB – nằm trong nhóm thấp các ngân hàng chúng tôi theo dõi – là hấp dẫn với P/B 2020 đạt 0,9 lần. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/B 2020 đạt 1,2 lần so với P/B dự phóng của chúng tôi cho VPB và TCB lần lượt là 1,4 lần và 1,2 lần.
Rủi ro: tỷ lệ CASA giảm và rủi ro thực hiện trong phát triển MCredit; gặp khó khăn trong kiểm soát nợ xấu và chi phí tín dụng; dịch COVID-19 kéo dài hơn dự kiến.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu REE
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) khi định giá hiện hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2020 là 6,7 lần và P/B là 0,9 lần trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số mạnh mẽ đạt 16,9% trong giai đoạn 2020-2024, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Chúng tôi giảm giá mục tiêu 1% còn 45.400 đồng/CP khi mức giảm 4%trong tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số báo cáo giai đoạn 2020-2024 và WACC cao hơn được bù đắp bởi việc cập nhật mô hình định giá đến giữa năm 2021.
Chúng tôi giảm 9% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 khi chúng tôi (1) điều chỉnh giảm dự báo doanh thu và biên lợi nhuận của mảng Cơ điện (M&E) do trì hoãn dự án và cạnh tranh gia tăng trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19, (2) giảm dự báo lợi nhuận được chia từ danh mục điện của REE chủ yếu do lợi nhuận thấp hơn của PPC, và (3) tăng dự báo lợi nhuận từ danh mục đầu tư nước – chủ yếu cho CTCP Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn (SWIC).
Chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận của REE sẽ phục hồi 29% YoY trong năm 2021 nhờ ghi nhận mức phục hồi lợi nhuận trong danh mục điện của REE – cụ thể nhờ chi phí bảo trì thấp hơn từ PPC, đóng góp cả năm của nhà máy Thượng Kon Tum mới cho VSH, và các nhà máy thủy điện khác nhờ lượng mưa cải thiện.
Yếu tố hỗ trợ: biên lợi nhuận mảng M&E cao hơn dự kiến trong năm 2020; lượng mưa cao hơn dự kiến trong năm 2020; mở rộng công suất điện mạnh hơn dự kiến từ danh mục điện gió và điện mặt trời lên 1.000 MWF vào năm 2025 (so với dự báo của chúng tôi là khoảng 700 MW).
Rủi ro: giá hợp đồng mua bán điện (PPA) thấp hơn dự kiến cho dự án thủy điện Thượng Kon Tum của VSH.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 24/4
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 24/4 của các công ty chứng khoán.
Có thể mở vị thế đối với AAA tại ngưỡng giá 12
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu AAA của Công ty cổ phần Nhựa An Phát Xanh đang nằm trong xu hướng hồi phục sau khi xác lập vùng hỗ trợ tại 10-11. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với nhịp tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng của cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại quanh ngưỡng giá 12, chốt lãi tại ngưỡng giá 15, và cắt lỗ tại nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 10.5.
Khuyến nghị mua dành cho HSG với giá mục tiêu 10.300 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Tập đoàn Hoa Sen công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý 2 năm tài chính 2020 (năm tài chính của HSG kết thúc ngày 30/09) với doanh thu giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 5,8 nghìn tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 277%, đạt 200 tỷ đồng. Trong 6 tháng 2020, doanh thu đã giảm 14%, đạt 12,4 nghìn tỷ đồng trong khi lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 228%, đạt 381 tỷ đồng.
Trong bối cảnh tổng doanh số bán giảm 9% trong quý II/2020 và 4% trong 6 tháng 2020, chúng tôi cho rằng sự chênh lệch lớn giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế là có thể là do 1) HSG ghi nhận lãi bất thường trong quý 2/2020 và/hoặc 2) HSG ghi nhận biên lợi nhuận cao do tích trữ thép cuộn cán nóng (HRC) giá thấp.
Mảng kinh doanh cốt lõi cải thiện trong bối cảnh doanh số có khả năng chững lại ngày 02/02/2020, biên lợi nhuận gộp của HSG tăng đạt 14,5% (mức hàng quý cao nhất kể từ năm 2018) khi giá HRC giảm nhẹ trong quý 4/2019 (tháng 7 - tháng 9/2019) trước khi phục hồi trong quý 1/2020 (tháng 10 - tháng 12/2019), dẫn đến cơ hội mua HRC chi phí thấp.
Chúng tôi cho rằng HSG sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ hàng tồn kho chi phí thấp trong quý 2/2020. Tuy nhiên, khi giá HRC giảm mạnh trong từ tháng 1/2020, chúng tôi cho rằng khả năng mở rộng biên lợi nhuận thông qua tích trữ HRC sẽ dần giảm bớt trong quý 3/2020.
Chúng tôi sẽ có các phân tích chi tiết hơn cho kết quả kinh doanh 6 tháng 2020 của HSG khi báo cáo tài chính đầy đủ được công bố vào cuối tháng. Hiện tại, chúng tôi có khuyến nghị mua dành cho HSG với giá mục tiêu 10.300 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 54%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.
Khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho CTD với giá mục tiêu 52.100 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường cho CTCP Xây dựng Coteccons (CTD), tuy nhiên chúng tôi giảm giá mục tiêu 4% còn 52.100 đồng/CP do số dư tiền mặt và P/E mục tiêu thấp hơn trong khi giữ nguyên dự báo lợi nhuận không thay đổi.
Kết quả kinh doanh quý 1/2020 cho thấy biên lợi nhuận gộp cải thiện so với quý trước (QoQ). Tuy nhiên, dịch COVID-19 và chỉ thị giãn cách xã hội toàn quốc trong tháng 4 đã dẫn đến hoạt động xây dựng trong nước chững lại từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4. Chúng tôi cho rằng sự chững lại này cùng với cạnh tranh từ các nhà thầu xây dựng tư nhân khác sẽ tạo ra các thách thức trong tăng trưởng backlog của CTD.
Chúng tôi giả định dịch COVID-19 sẽ đạt đỉnh vào cuối quý 2 và các hoạt động kinh doanh sẽ dần quay về mức bình thường từ quý 3/2020 trở đi. Chúng tôi duy trì dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2020 (576 tỷ đồng), giảm 19% YoY, chủ yếu do mức giảm đáng kể của lượng backlog chuyển sang từ năm trước.
Định giá hiện tại của CTD dự phóng năm 2020 với P/E là 7,9 lần tỏ ra phù hợp, theo quan điểm của chúng tôi, trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng lợi nhuận kém tích cực và lo ngại liên quan đến quản trị doanh nghiệp của CTD do công bố thông tin hạn chế về lượng backlog.
T.T
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán. Khuyến nghị mua cổ phiếu PHR với giá mục tiêu 51.848 đồng/CP CTCK BIDV (BSC) Chúng tôi dự báo, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR...