Cổ phiếu cần quan tâm ngày 26/8
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 26/8 của các công ty chứng khoán.
Ảnh Shutterstock
Khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu IJC
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Từ những phân tích trên, chúng tôi đánh giá khả quan đối với triển vọng của CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (mã IJC) từ năm 2019.
Những áp lực trong hoạt động kinh doanh cụ thể là: tồn kho bất động sản, tình hình tài chính ghi nhận những cải thiện tích cực từ năm 2018. Kinh doanh sản phẩm bình dân sẽ là động lực chính cho IJC trong thời gian tới.
Trong khi đó, quỹ đất tại TPM.Bình Dương dù chiếm tỷ trọng lớn trong hàng tồn kho nhưng triển vọng có những thay đổi khả quan hơn so với giai đoan trước 2017. Thêm vào đó, kế hoạch thoái vốn của BCM tại IJC là 1 trong những yếu tố giúp câu chuyện đầu tư tại IJC sẽ hấp dẫn hơn trong 2019-2020.
Và quan trọng hơn, chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu IJC vẫn đang định giá thấp so với giá trị hợp lý của Công ty. Theo ước tính thận trọng của BVSC, giá hợp lý mỗi cổ phần IJC là 19.514 đồng/cp, cao hơn 33% giá thị trường ngày 21.8.2019.
Chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu IJC cho mục tiêu đầu tư trung hạn. Mặc dù vậy, giá cổ phiếu IJC có nhịp tăng nhanh khoảng 50% trong 2 tháng vừa qua nên rủi ro điều chỉnh là hiện hữu. Do đó, một sự điều chỉnh là điều cần thiết và đây là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy với lợi nhuận kỳ vọng 35-40% với thời gian nắm giữ khoảng 6 – 12 tháng.
>> Tải báo cáo
STB sẽ tăng trở lại vùng giá 12-12.5
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu STB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín đang hình thành xu hướng hồi phục sau khi tạo vài phiên tích lũy ngắn hạn tại ngưỡng đáy 10.
Video đang HOT
Thanh khoản cổ phiếu đã tăng mạnh trở lại và vượt xa ngưỡng trung bình 20 phiên trong phiên bứt phá hôm nay.
Trong khi chỉ báo RSI đang cho thấy tín hiệu tăng mạnh thì chỉ báo MACD cũng cho dấu hiệu tích cực của nhịp vận động giá. Đường giá cổ phiếu đã chạm vào dải mây ichomoku, báo hiệu khởi đầu của xu hướng tăng trong trung hạn.
Như vậy, STB sẽ tăng trở lại vùng giá 12-12.5 trong các phiến giao dịch tới.
Khuyến nghị mua GMD với giá mục tiêu 35.900 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi giữ khuyến nghị mua dành cho CTCP Gemadept (GMD) và điều chỉnh tăng giá mục tiêu 5% lên 35.900 VND/cổ phiếu.
Tuy giả định tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận gộp của chúng tôi nhìn chung không đổi, chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu chủ yếu do việc điều chỉnh thời gian định giá mô hình chiết khấu dòng tiền sang giữa năm 2020. Ngoài ra, định giá của chúng tôi còn được hỗ trợ nhờ định giá cao hơn của CJ Gemadept Logistics và Shipping (CJ Gemadept), với dự báo lợi nhuận 2019 được điều chỉnh tăng thêm 59% và đóng góp 3% lợi nhuận GMD năm 2019.
Chúng tôi điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận trước thuế hoạt động cốt lõi 2019, 2020 và 2021 (không tính các khoản lãi bất thường) thêm 5,9%, 4,8% và 4,7% vì chúng tôi điều chỉnh tăng thu nhập thuần từ công ty liên kết thêm lần lượt 21%, 16% và 17% nhờ CJ Gemadept và CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (HSX:SCS) đạt tăng trưởng cao hơn so với dự báo.
Ngoài ra, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2019, 2020, 2021 (không tính lợi nhuận bất thường) lần lượt 5,6%, 6,4%, và 6,3% vì chúng tôi giả định tỷ lệ lợi ích cổ đông thiểu số/lợi nhuận sau thuế tăng lên 15% trong khi giả định trước đây là 5% do đóng góp lớn hơn của cảng Nam Đình Vũ (GMD sở hữu 60%).
Chúng tôi kỳ vọng GMD sẽ là một trong những công ty hưởng lợi nhiều nhất nhờ vào hoạt động sản xuất tại Việt Nam ngày càng sôi động. Chúng tôi cho rằng định giá của GMD hấp dẫn dù tình hình cạnh tranh theo chúng tôi sẽ tiếp tục thử thách công ty do các cụm cảng chính đang dư thừa công suất.
Rủi ro: sản lượng hàng hóa và/hoặc phí dịch vụ tăng chậm hơn so với dự báo, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng, thoái vốn các tài sản ngoài hoạt động kinh doanh chính với giá thấp hơn so với dự kiến và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam phát triển chậm hơn so với kỳ vọng, qua đó hạn chế tăng trưởng lưu lượng hàng hóa.
Khuyến nghị mua REE với giá mục tiêu 45.700 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua và điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 4,1% lên 45.700 đồng/CP cho CTCP Cơ điện lạnh (REE) do điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2020-2023 thêm trung bình 4,2% (tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép – CAGR lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2019-2023 là 12,6%) với giả định giá bán điện/giá cho thuê cao hơn tại các nhà máy điện và dự án văn phòng cho thuê mới.
Chúng tôi điều chỉnh giảm 3,3% dự báo lợi nhuận 2019 còn 1,6 nghìn tỷ đồng (-8,5% YoY) do dự báo lợi nhuận thấp hơn cho PPC (xem thêm báo cáo cập nhật PPC ngày 01/08/2019) và một số nhà máy thủy điện (do lượng mưa thấp hơn dự báo ở khu vực miền Trung).
Loại trừ các khoản hoàn nhập/trích lập dự phòng, chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng 2019 sẽ giảm 1,9% YoY khi chúng tôi dự báo tăng trưởng mảng cho thuê văn phòng (được dẫn dắt bởi dự án E-town Central) và phục hồi từ mảng Cơ điện (M&E) sẽ bù đắp lợi nhuận mảng điện thấp hơn trong năm 2019.
Chúng tôi dự báo tăng trưởng lợi nhuận dự phóng 2020 đạt 15,1%, được dẫn dắt bởi tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi dự phóng 2020 của PPC đạt 9,7%, đóng góp trong cả năm 2020 từ dự án E-town East West, sự phục hồi mảng M&E và lợi nhuận tăng gần gấp ba lần từ mảng BĐS (từ mức cơ sở thấp năm 2019).
Chúng tôi cho rằng REE sẽ được hưởng lợi lớn từ tình hình thiếu hụt điện và quá trình tự do hóa ngành điện của Việt Nam. Chúng tôi ghi nhận định giá hấp dẫn với P/E dự phóng 2019 đạt 6,9 lần, P/B dự phóng 1,1 lần và lợi suất dòng tiền tự do dự báo đạt 14,2% giai đoạn 2019-2023.
Rủi ro: đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) cho nhà máy Thượng Kon Tum của VSH (công ty liên kết của REE với 21% cổ phần); vụ kiện pháp lý với nhà thầu Trung Quốc; các dự án bất động sản tiếp tục bị chậm trễ.
Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu PC1
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng doanh thu Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (mã PC1) được ghi nhận ở mức 3.022 tỷ đồng (tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái), trong khi lợi nhuận ròng là 236 tỷ đồng (giảm 19,1%).
Mặc dù lợi nhuận tạm suy giảm trong năm 2019 do thiếu bàn giao căn hộ, triển vọng dài hạn của PCC1 vẫn rất hấp dẫn nhờ sự ổn định của mảng điện tái tạo và sự tăng trưởng của mảng xây lắp điện.
Chúng tôi định giá cổ phiếu PC1 ở mức 23,900 đồng vào cuối năm 2019, tổng lợi nhuận dự kiến là 33,9% và khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu này.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Triển vọng cổ phiếu ngành cảng biển
Nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết đã và đang tác động tích cực đến các doanh nghiệp logistic. Theo đó, dòng tiền bắt đầu quay trở lại với cổ phiếu ngành này.
Hứa hẹn tăng trưởng
Ngành cảng biển đóng vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2018, khối lượng lưu vận của toàn bộ hệ thống cảng Việt Nam đạt 17,8 triệu TEU, tăng 23% so với 2017. Cụm cảng phía Nam và phía Bắc chiếm chủ đạo trong tỷ trọng lưu vận hàng hóa thông qua và tăng trưởng lưu vận những năm qua. Đây cũng là hai cụm cảng quan trọng nhất cả nước, đã lọt danh sách 50 cảng container lớn nhất thế giới.
Tại cụm cảng phía Bắc, cụ thể là khu vực Hải Phòng, sự chuyển dịch công suất diễn ra mạnh mẽ từ các cảng thượng nguồn sang các cảng hạ nguồn để đón các tàu lớn. Ngoài ra, Lạch Huyện với vị trí nước sâu sẽ là khu vực cảng chiến lược ở phía Bắc và là khu vực chính tạo tăng trưởng công suất. Khu vực thượng nguồn về dài hạn sẽ được chuyển đổi công năng thành kho bãi hoặc khu đô thị.
Hiện tại, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn là doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào khu vực Lạch Huyện với Cảng Container quốc tế Hải Phòng (HICT). CTCP Cảng Hải Phòng (PHP) và CTCP Tập đoàn Container Việt Nam (VSC) sẽ đầu tư trong vòng 3-5 năm tới. Với vị chí chiến lược, theo Công ty Chứng khoán MB (MBS), Lạch Huyện sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa trong thời gian tới.
Tại phía Nam, cảng Cái Mép - Thị Vải đang được quy hoạch tới năm 2030 trở thành khu vực cảng quan trọng nhất cả nước. Khu vực này với vị trí nước sâu có thể đón những tàu chở hàng lớn và đang thu hút vốn đầu tư liên doanh của các hãng tàu lớn. Sản lượng của cảng hiện chiếm 30% tổng lưu vận hàng hóa khu vực phía Nam và tỷ trọng sẽ còn tăng lên trong tương lai.
Theo đánh giá của MBS, CTCP Cảng Hải Phòng (PHP) và CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An (HAH) là 2 doanh nghiệp có triển vọng nhất ở khu vực phía Bắc. Với PHP, cảng Hoàng Diệu còn đang được chuyển đổi công năng để xây cầu phục vụ cho phát triển đô thị thành phố. Dù vậy, các cảng khác của PHP nằm ở hạ nguồn có hiệu năng hoạt động không cao.
Trong các doanh nghiệp hạ nguồn, VSC và CTCP Đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ (DVP) đều có tỷ suất lợi nhuận cao, nhưng hiện đã đạt toàn dụng công suất và chưa có kế hoạch mở rộng trong tương lai gần.
Tăng thu hút nhà đầu tư
Trên thị trường chứng khoán, những dự báo tích cực đang giúp giao dịch của nhóm cổ phiếu ngành cảng biển trở nên sôi động hơn. Đơn cử, cổ phiếu GMD của CTCP Gemadept có khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên đạt khoảng 440.000 đơn vị/phiên, thị giá quanh mức 27.000 đồng/cổ phiếu. Trong cơ cấu cổ đông của GMD, sở hữu nước ngoài chiếm phần lớn, trong đó nhóm Quỹ Vietnam Invesments Fund nắm gần 60,7 triệu cổ phiếu, tương đương 20,44% vốn (tính đến 10/7/2019).
Được biết, GMD có kế hoạch triển khai cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 vào cuối năm 2019, đồng thời tái khởi động xây dựng cảng Germalink tại khu vực Cái Mép phục vụ cho chiến lược tăng trưởng dài hạn. GMD đặt kế hoạch doanh thu 2019 đạt 2.953 tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 702 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2018 Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2019 của GMD ghi nhận khả quan, sản lượng tàu tại các bến cảng của GMD đạt 321 tàu, tăng 4% so với cùng kỳ 2018.
Hay với VSC, trung bình 10 phiên gần nhất có khoảng 145.000 cổ phiếu VSC được giao dịch mỗi phiên, thị giá quanh mức 31.000 đồng/CP, thậm chí tăng đến 38.000 đồng/CP thời điểm giữa tháng 3/2019. Lượng cổ phiếu do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cũng ở mức cao, gần 40% vốn (tính đến 3/6/2019).
Theo MBS, trong 5 tháng đầu năm 2019, sản lượng tàu tại các bến cảng của VSC đạt 304 tàu, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu VSC năm 2019 dự kiến đạt 1.638 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 251 tỷ đồng, giảm 16% so với năm 2018. MSB đánh giá, tăng trưởng của VSC sẽ chậm lại từ năm 2019 do đã hoạt động ở mức toàn công suất. VSC sẽ khó bứt phá về doanh thu cho tới khi cảng mới được vận hành. VSC dự kiến sẽ đầu tư bến cảng mới tại khu vực Lạch Huyện giai đoạn 2022-2023.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), trong dài hạn, khu vực cảng biển miền Trung có khả năng phát triển khi thu hút được các dự án FDI, cũng như ghi nhận lợi nhuận từ các khu công nghiệp đang được đầu tư. Ngoài ra, việc phát triển khu vực cảng biển miền Trung giúp việc lưu thông hàng hóa Bắc - Nam thuận lợi hơn.
Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết, nhóm cổ phiếu cảng biển từng có thanh khoản không cao, nay thu hút trở lại dòng tiền do được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do. Tuy vậy, không phải tất cả đều tích cực, chỉ những cảng biển có năng lực phục vụ quốc tế mới được nhà đầu tư quan tâm.
Chia sẻ về triển vọng cổ phiếu cảng biển trong nửa cuối năm, ông Minh nhận định, ngành cảng biển nằm trong nhóm ngành hưởng lợi, song hệ thống logistic của Việt Nam tương đối lạc hậu. Theo đó, Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh (theo Quyết định 703 ngày 7/6/2019) nhằm giúp tái cấu trúc, phát triển ngành logistic. Đề án này sẽ không chỉ là đòn bẩy thúc đẩy ngành cảng biển phát triển, mà còn góp phần cải thiện giá cổ phiếu nhóm cổ phiếu cảng biển trong dài hạn.
Hải Minh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 30/5 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 30/5 của các công ty chứng khoán. Khuyến nghị phù hợp thị trường BID với giá mục tiêu 28.900 đồng/CP CTCK Bản Việt (VCSC) Chúng tôi điều chỉnh giảm 4,4% giá mục tiêu dành cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt...