Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị mua cổ phiếu PHR với giá mục tiêu 51.848 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Chúng tôi dự báo, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR – sàn HOSE) trong năm 2020 đạt 1.693 tỷ đồng (tăng 3,5% so với năm ngoái) và 1.061 tỷ đồng ( tăng trưởng 115%) tương đương EPS đạt 9,876 đồng/cp (trừ quỹ khen thưởng phúc lợi) với giả định:
(1) Giá cao su sẽ ở mức 32 triệu đồng/tấn (giảm 5%), sản lượng tiêu thụ ước đạt 29.400 tấn (giảm 10%), biên lợi nhuận gộp mảng cao su giảm xuống mức 13% từ mức 14% của năm 2019.
(2) Thu nhập khác từ việc bàn giao đất cho NTC 865 tỷ đồng (đóng góp 82% lợi nhuận sau thuế) và thanh lý 400 ha cây cao su với ở mức 300 triệu đồng/ha (-30% yoy). Chúng tôi cho rằng chiến lược chuyển đổi sang đất cao su sang kinh doanh KCN của DN là đúng đắn khi ngành KCN sẽ tiếp tục hưởng lợi từ chuỗi dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do tác động dịch bệnh Covid-19, các hiệp định FTA thu hút vốn FDI và đầu tư công cải thiện cơ sở hạ tầng.
Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu PHR với giá mục tiêu vào khoảng 51.848 đồng/cp dựa trên phương pháp đánh giá lại từng phần (trang 3) cổ phiếu PHR là một cổ phiếu có tính an toàn với (1) kế hoạch trả cổ tức hấp dẫn 40%, tương đương lợi suất cổ tức 9.4% và (2) DN ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, triển vọng kết quả kinh doanh khả quan nhờ vào việc hạch toán lợi nhuận bàn giao đất.
PVB sẽ tiếp tục tăng cho đến khi tiếp cận vùng giá xung quanh 18
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu PVB của Công ty cổ phần Bọc ống Dầu khí Việt Nam đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi đã thiết lập mức đáy lịch sử tại giá 6.9 vào đầu tháng này.
Phiên hôm nay 21/4, sự hưng phấn được duy trì đã đẩy giá cổ phiếu tăng hơn 4% khá ấn tượng, qua đó vượt lên trên mốc 15.
Các chỉ báo xu hướng hầu hết đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của cổ phiếu. Tuy vậy, chỉ báo động lượng RSI đã đi vào vùng quá mua nên áp lực chốt lời có thể xuất hiện trong ngắn hạn.
Theo đánh giá của chúng tôi, PVB tiềm năng sẽ tiếp tục tăng cho đến khi tiếp cận vùng giá xung quanh 18.
Khuyến nghị mua dành cho DHC với giá mục tiêu 47.700 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC) công bố báo cáo thường niên năm 2019, trong đó công ty đề ra kế hoạch doanh thu tăng 64% và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số tăng 10%. Các mục tiêu này hàm ý biên lợi nhuận ròng sẽ giảm trong năm 2020, DHC cho rằng điều này đến từ rủi ro liên quan đến dịch COVID-19 như khả năng thiếu hụt thùng carton cũ (OCC) đầu vào và tiêu thụ giấy suy yếu.
Kế hoạch doanh thu của DHC cao hơn 9% so với dự báo của chúng tôi trong khi lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số thấp hơn 17%. Chúng tôi cho rằng mục tiêu lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số của DHC là khá thận trọng khi công ty đã hoàn thành 45% kế hoạch này trong quý 1/2020.
Video đang HOT
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho DHC với giá mục tiêu 47.700 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 33,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,7%.
Khuyến nghị mua dành cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Dây cáp điện Việt Nam (CAV) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với doanh thu tăng 12,6% YoY đạt 2,1 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm mạnh 23,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 82 tỷ đồng. Sự chên lệch giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm, chi phí SG&A và tài chính cao hơn.
Qua trao đổi của chúng tôi với bộ phận quan hệ cổ đông của GEX, biên lợi nhuận gộp giảm 11,3% YoY trong quý 1/2020 so với 11,9% trong quý 1/2019 khi CAV giảm giá bán dây cáp nhằm hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh dịch COVID-19.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý 1/2020 của CAV hoàn thành lần lượt 20,1% và 14,5% dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của chúng tôi. Lợi nhuận sau thuế thấp hơn dự báo lợi nhuận cả năm của chúng tôi, chủ yếu do biên lợi nhuận gộp thấp hơn dự kiến và thu nhập tài chính thấp hơn. Do đó, chúng tôi có khả năng điều chỉnh giảm dự báo cả năm cho GEX, dù cần đánh giá chi tiết hơn.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho GEX với giá mục tiêu 22.600 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 34,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%. Theo giá đóng cửa hôm nay 16.800 đồng/CP, GEX hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2020 là 9,8 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.
Khuyến nghị mua dành cho PC1 với giá mục tiêu 21.600 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Trong báo cáo thường niên mới nhất, CTCP Xây lắp điện 1 (PC1) công bố kế hoạch kinh doanh 2020 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế trước lợi ích cổ đông thiểu số đạt 7 nghìn tỷ đồng (tăng 20% so với năm ngoái) và 469 tỷ đồng (tăng trưởng 25%).
Kế hoạch này được dẫn dắt bởi sự cải thiện trên diện rộng trong tất cả các mảng kinh doanh của PC1. Cụ thể, ban lãnh đạo kỳ vọng doanh thu từ mảng xây lắp điện và xây dựng trụ điện thép sẽ tăng lần lượt 9% và 30%, nhờ lượng backlog cuối năm 2019 và dự phóng hợp đồng năm 2020 tăng trưởng mạnh mẽ.
Doanh thu từ mảng thủy điện có kế hoạch tăng 25% trong năm 2020 nhờ 3 nhà máy thủy điện mới: Mông An (đi vào hoạt động vào cuối 2019), Bảo Lạc B (sẽ đi vào hoạt động trong quý 2/2020) và Sông Nhiệm (sẽ đi vào hoạt động trong quý 2/2020). Doanh số từ mảng bất động sản dự kiến tăng thêm 3,6 lần khi dự án PCC1 Thanh Xuân sẵn sàng bàn giao trong quý 2/2020.
Chúng tôi lưu ý rằng kế hoạch này là thấp hơn 6% so với kế hoạch đưa ra trong bản tin NĐT quý 4/2019 công bố tháng 2/2020. Mức điều chỉnh giảm chủ yếu đến từ kế hoạch thấp hơn cho mảng xây lắp điện khi ban lãnh đạo công ty ghi nhận khả năng trì hoãn trong các hoạt động xây dựng điện do dịch COVID-19.
Trong khi kế hoạch doanh thu của PC1 phần lớn phù hợp với dự báo của chúng tôi, kế hoạch lợi nhuận sau thuế trước lợi ích cổ đông thiểu số 2020 của PC1 thấp hơn 10% so với dự báo 2020 hiện tại, tương ứng với khả năng điều chỉnh giảm biên lợi nhuận hiện tại, dù cần đánh giá chi tiết hơn.
PC1 kỳ vọng dự án điện gió Liên Lập (48 MW; vốn XDCB 1,7 nghìn tỷ đồng) sẽ đi vào hoạt động trong tháng 8/2021. PC1 cũng dự báo các dự án điện gió còn lại của công ty (Phong Huy – 48 MW; vốn XDCB 1,7 nghìn tỷ đồng; Phong Nguyên – 48 MW; 1,7 nghìn tỷ đồng) sẽ đi vào hoạt động trước tháng 11 năm 2021 nhằm được hưởng mức giá ưu đại 0,085 USD/kWh. Chúng tôi chưa ghi nhận 2 dự án điện gió Phong Huy và Phong Nguyên vào dự báo của chúng tôi.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho PC1 với giá mục tiêu 21.600 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời 51%.
Khuyến nghị tích cực dành cho NT2 trong dài hạn
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Nhiệt điện Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với doanh thu giảm 8,8% YoY đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do sản lượng điện thương phẩm quý 1/2020 giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái và giá khí thấp hơn (giảm 10,3%).
Lợi nhuận sau thuế điều chỉnh tăng hơn 6,4%, đạt 169 tỷ đồng chủ yếu do mức tăng 9% của sản lượng điện theo hợp đồng và giá khí thấp hơn cho sản lượng điện bán trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế báo cáo đi ngang đạt 179 tỷ đồng (tăng 0,4%) tính đến quý 1/2019 được hỗ trợ bởi thu nhập bất thường.
Lợi nhuận sau thuế báo cáo và điều chỉnh trong quý 1/2020 hoàn thành 26,5% và 24,3% dự báo lợi nhuận 2020 của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng ngoài điều chỉnh cho lỗ tỷ giá và thu nhập bất thường, chúng tôi cũng ước tính điều chỉnh giảm giá PPA 20 đồng/kWh nhằm ghi nhận rủi ro của việc thương lượng lại điều khoản hợp đồng. NT2 hiện đang sử dụng giá PPA hiện tại, hiện đang trong quá trình thương lượng lại và sẽ được giảm lại 20 đồng/kWh khi hoàn tất.
Chúng tôi ghi nhận khả năng điều chỉnh giảm nhẹ cho dự báo lợi nhuận sau thuế điều chỉnh, dù cần đánh giá chi tiết hơn, do khả năng giá CGM thấp hơn dự kiến trong quý 2 từ tác động tiêu cực của dịch COVID-19 lên điện tiêu thụ.
Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực cho NT2 trong dài hạn trong bối cảnh lợi suất cổ tức ổn định 2 chữ số của công ty. Theo ban lãnh đạo, công ty hiện đang đặt kế hoạch cổ tức 2019 đạt 2.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 13,0%), cao hơn dự báo hiện tại của chúng tôi là 2.200 đồng/CP (lợi suất cổ tức 11,5%). Chúng tôi dự báo cổ tức tiền mặt 2.300 đồng/CP năm 2020 cho NT2 (lợi suất cổ tức 12,0%), cao hơn kế hoạch của công ty là 2.000 đồng/CP cho năm 2020 (lợi suất cổ tức 10,4%).
Khuyến nghị tích cực dành cho SCS trong dài hạn
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với doanh thu tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 184 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số tăng 8,6% đạt 121 tỷ đồng.
Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số ổn định chủ yếu đến từ tăng trưởng sản lượng hàng hóa quốc tế đạt 6,7% (yếu tố chính dẫn dắt lợi nhuận của SCS) và biên lợi nhuận ròng tăng 1,4 điểm phần trăm YoY trong quý 1/2020.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số quý 1/2020 của SCS hoàn thành lần lượt 23,2% và 22,5% dự báo cả năm của chúng tôi. Kết quả kinh doanh này vượt kỳ vọng của chúng tôi khi chúng tôi giả định tăng trưởng sản lượng hàng hóa của SCS sẽ ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đem lại những tác động tiêu cực.
Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 đã diễn biến trầm trọng hơn tại EU và Mỹ – 2 thị trường chiếm khoảng 50% sản lượng hàng hóa quốc tế của SCS – chúng tôi nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo cả năm của chúng tôi, dù KQKD quý 1 cao hơn dự kiến.
Chúng tôi duy trì quan điểm tích cực cho triển vọng dài hạn của SCS khi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh thu đạt 16% cùng với biên lợi nhuận ròng mạnh mẽ nằm trong khoảng 67%-75% và ROE nằm trong khoảng 51%-56%, chúng tôi cho rằng các dự báo này được củng cố bởi:
(1) tăng trưởng sản lượng hàng hóa hàng không ổn định tại Việt Nam, phù hợp với tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng mạnh mẽ; (2) SCS sở hữu vị thế bền vững tại thị trường chỉ có 2 công ty tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN); và (3) tỷ lệ chuyển đổi tiền mặt của công ty đạt 90% nhờ nhu cầu vốn XDCB thấp 8 triệu USD trong giai đoạn 2020-2024 cùng với việc không có bất kỳ khoản nợ vay nào.
T.T
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 27/3
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 27/3 của các công ty chứng khoán.
Có thể mở vị thế đối với cổ phiếu BVH tại ngưỡng giá 40
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu BVH của Tập đoàn Bảo Việt đang nằm trong nhịp hồi phuc ngắn hạn sau khi chạm ngưỡng đáy tại vùng giá 35.
Thanh khoản cổ phiếu vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng của cổ phiếu, cho thấy động lực tăng đang dần hình thành.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang báo hiệu nhịp tăng giá ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu vẫn nằm dưới dải mây Ichimoku, cho thấy động lực tăng giá trung hạn chưa hình thành.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng giá 40, chốt lãi tại ngưỡng kháng cự cũ tại vùng giá 54-55. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 35.
PNJ sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Covid-19
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi nhận định dịch bệnh Corona sẽ ảnh hưởng tới sức mua của thị trường và số lượng cửa hàng mở mới của PNJ trong vòng 2 năm. Tác động của tình hình dịch bệnh đến mặt hàng trang sức, được xem là nhu cầu xa xỉ, sẽ không chỉ thể hiện trong ngắn hạn mà có khả năng kéo dài 1-2 năm tiếp theo.
Ngoài ra, thu nhập bình quân của người dân bị ảnh hưởng dẫn đến nhu cầu làm đẹp và thể hiện đẳng cấp sụt giảm.
Mặc dù kết quả kinh doanh trong 2 tháng đầu năm vẫn ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ do tác động từ dịch bệnh chưa rõ rệt, tuy nhiên chúng tôi cho rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ tháng 3/2020 trở đi. Doanh nghiệp dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP ngày 16/4/2020.
Khuyến nghị mua cho CII với giá mục tiêu 27.200 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) công bố đã đăng ký mua lại 9 triệu cổ phiếu quỹ (tương ứng với 3,6% lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện tại) sau khi Nghị quyết HĐQT ngày 18/03/2020 thông qua kế hoạch mua lại tối đa 14,7 triệu cổ phiếu (khoảng 6% lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại).
Giao dịch dự kiến được thực hiện trong giai đoạn 06/04/2020-05/05/2020, thông qua phương pháp khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Theo Nghị quyết HĐQT, giá mua lại tối đa là 25.000 đồng (cao hơn khoảng 26% so với thị giá hiện tại). Theo công bố này, kế hoạch mua lại được thực hiện với mục đích bảo vệ giá trị cho các cổ đông hiện hữu.
Trước đợt mua lại này, CII nắm giữ 35,3 triệu cổ phiếu quỹ với chi phí trung bình khoảng 24.000 đồng/CP. Chúng tôi ước tính tổng số tiền cho đợt mua lại cổ phiếu quỹ này nằm trong khoảng 171-225 tỷ đồng.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho CII với giá mục tiêu 27.200 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 53,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 16,2%.
Khuyến nghị mua cho KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Ngày 25/03/2020, CTCP Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua kế hoạch mua lại 27 triệu cổ phiếu quỹ (tương ứng với 4,96% lượng cổ phiếu lưu hành). Trước kế hoạch mua lại này, KDH không sở hữu bất kỳ cổ phiếu quỹ nào.
Giao dịch dự kiến được thực hiện trong quý 2/2020 thông qua phương thức giao dịch khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận. Nếu dựa theo thị giá hiện tại là 19.350 đồng/CP, công ty sẽ chi khoảng 522 tỷ đồng để mua lại lượng cổ phiếu quỹ này.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho KDH với giá mục tiêu 31.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 65,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,6%.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/12 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 12/12 của các công ty chứng khoán. CTR có thể dao động giữa 2 mốc 42 và 47 trước khi hình thành xu hướng mới CTCK BIDV (BSC) Cổ phiếu CTR của Tổng CTCP Công trình Viettel suốt hơn 2 tuần qua đã ở...