Cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu SSI
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi kỳ vọng CTCP Chứng khoán SSI (SSI) sẽ được hưởng lợi lớn trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang ngày càng trưởng thành với tên tuổi lớn trong hoạt động dịch vụ bảo lãnh, và đặc biệt là mảng môi giới.
Doanh thu phí môi giới dự báo sẽ chiếm 35% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh (TOI), tăng từ 27% năm 2017, với cơ sở rằng giá trị giao dịch của thị trường và dòng vốn đầu tư nước ngoài gián tiếp (FII) sẽ tiếp tục tăng trưởng trong vòng 3 năm tới.
Tỷ trọng của doanh thu mảng tự doanh trong TOI sẽ giảm từ 32% năm 2017 còn 21% năm 2020.
Ước tính của chúng tôi cho các chi phí tái phân bổ trong hoạt động mảng môi giới (không tính đến cho vay ký quỹ) và đóng góp cho lợi nhuận ròng chung trong năm 2020 là 3,8%, tạo đà cho động lực tạo ra lợi nhuận chính là cho vay ký quỹ (margin) với mức đóng góp 29,0%.
Vì vậy, chúng tôi đưa ra khuyến nghị khả quan, tương ứng với tổng mức sinh lời 19,3%.
Cải thiện vị thế cho VHC
CTCK Bản Việt (VCSC)
Ngày 14/09, Cục kiểm tra An toàn Thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông Nghiệp Mỹ đã đăng bản Dự thảo lấy ý kiến đề xuất công nhận đủ điều kiện xuất khẩu cá da trơn vào Mỹ, bao gồm cá tra, cho Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan. Đề xuất này là bước thứ 5/6 trong Quy trình Tương đương (Equivalence Process) mà các quốc gia xuất khẩu cần đáp ứng để tiếp tục xuất khẩu cá da trơn sau khi Dự luật Nông nghiệp 2014 có hiệu lực từ tháng 9/2017.
Sau 30 ngày nhận phản hồi từ công chúng tính từ ngày 19/09, FSIS sẽ xem xét và ban hành phán quyết cuối cùng công nhận Việt Nam có hệ thống kiểm soát về an toàn sức khỏe tương đương tại Mỹ. Việc này sẽ loại bỏ tình trạng không rõ ràng hiện tại và cải thiện vị thế thị trường cho cả Việt Nam và VHC.
Trong năm 2017, cá tra Việt Nam chiếm 89,8% giá trị cá da trơn nhập khẩu vào Mỹ và 45,4% lượng tiêu thụ cá da trơn tại đây, với VHC đóng góp 43%.
Video đang HOT
Khuyến nghị tích cực cổ phiếu DHC
CTCK Bảo Việt (BVSC)
Chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với DHC với giá mục tiêu 70.000 đồng/cp cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
Các điểm nhấn đầu tư chính bao gồm:
(i) các khúc mắc trong việc nhập khẩu và thông quan giấy OCC đã được gỡ bỏ;
(ii) tồn kho giá thấp và giá bán ở mức cao sẽ giúp DHC đạt mức tăng trưởng ấn tượng về lợi nhuận trong năm 2018;
(iii) nhà máy Giao Long 2 bắt đầu đưa vào sản xuất thương mại từ năm 2019 sẽ mở ra giai đoạn tăng trưởng cao mới cho DHC;
(iv) việc giải quyết đầu ra cho Giao Long 2 gần như không đáng lo ngại do nhu cầu bao bì tại Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh, ngoài ra chúng tôi cũng nhìn thấy cơ hội tại một số thị trường xuất khẩu;
(v) chiến tranh thương mại Mỹ – Trung rất có thể sẽ kéo theo một đợt giảm giá giấy tái chế từ Mỹ tương tự như đầu năm nay.
Cổ phiếu CVT xác nhận xu hướng tăng trung hạn
CTCK MB (MBS)
CVT đã chính thức thoát kênh giảm giá được thiết lập kể từ đầu tháng 04/2018 sau phiên breakout ngày 27/08.
Theo sóng Elliot, CVT đã hoàn thành xong sóng tăng (1) và sóng chỉnh (2) và bắt đầu bước vào sóng tăng (3) với vùng giá mục tiêu 30.000-31.000 đồng/CP.
- Về ngắn hạn, CVT sẽ gặp cản Fibo 61.8% và đường MA100 ở ngưỡng 27.800 đồng, đây là vùng kháng cự tương đối mạnh của cổ phiếu. Đây là ngưỡng rất quan trọng, nếu vượt qua ngưỡng này thì kỳ vọng tăng giá trung hạn sẽ trở nên tích cực với sự hỗ trợ của thanh khoản đang tăng lên và giá mục tiêu có thể về vùng giá mục tiêu 33.000-34.000 đồng. Nếu CVT chưa thể vượt ngưỡng thành công thì khả năng cổ phiếu này có thể loái lui về hỗ trợ quanh 26.000-26.500 đồng tương ứng ngưỡng Fibonacci 50%.
- Về trung hạn, CVT sẽ gặp kháng cự ở vùng quanh 30.000 – 31.000 đồng. Trường hợp thoái lui theo sóng (4) Elliot về mức 28.000 đồng có thể được tính đến trước khi CVT breakout thành công vùng kháng cự này và hoàn thành mục tiêu sóng (5)lên vùng giá 33.000 – 34.000 đồng tương ứng kháng cự Fibo 161.8%.
- Với những tín hiệu tích cực về các chỉ báo kỹ thuật và các đường trung bình trong ngắn hạn, chúng tôi kỳ vọng CVT sẽ vượt ngưỡng 27.500-27.800 đồng thành công để xác nhận xu hướng tăng trung hạn.
Cổ phiếu DGW sẽ xác nhận xu hướng tăng trung hạn
CTCK MB (MBS)
DGW có mức tăng trưởng vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành đồng thời tốt hơn so với thị trườn chung kể từ đầu năm, đặc biệt kể từ tháng 7 cho tới nay.
- Sau một thời gian tích lũy trong vùng 24.800 đồng – 26.000 đồng, DGW đã bứt phá mạnh mẽ để vượt qua vùng tích lũy này trong ngày 18/9 kèm theo khối lượng giao dịch tăng đột biến.
- Ở thời điểm hiện tại, DGW đã hoàn thành mẫu hình cờ đuôi nheo Pennant và đã breaokout mẫu hình này trong phiên hôm nay (18/9), theo đó giá mục tiêu của mẫu hình này có thể tiến tới vùng 35.700 đồng – 36.000 đồng
- Với những tín hiệu tích cực về các chỉ báo kỹ thuật và các đường trung bình chúng tôi kỳ vọng DGW sẽ vượt ngưỡng 29.700 đồng thành công để xác nhận xu hướng tăng dài hạn. Trong trường hợp không thành công, DGW có thể thoái lui về ngưỡng 27.500 đồng để tích lũy và chờ thông tin hỗ trợ trước khi tăng trở lại.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Hà Nội ưu tiên thu hút FDI thế hệ mới
Trong tháng 8/2018, TP. Hà Nội tiếp tục vượt qua nhiều địa phương có thế mạnh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vươn lên đẫn đầu, chiếm 37,8% tổng vốn đăng ký cấp mới của cả nước.
Thu hút dự án chất lượng cao
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính riêng trong tháng 8/2018, TP. Hà Nội đã thu hút 95 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó 20 triệu USD của 51 dự án cấp mới và 70 triệu USD của 16 dự án tăng vốn và 5 triệu USD góp vốn, mua cổ phần tại 25 doanh nghiệp. Từ kết quả này, tính chung 8 tháng đầu năm, toàn Thành phố thu hút được trên 6,2 tỷ USD, tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Hà Nội chủ động ưu tiên xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất trong thời gian tới
Cũng trong 8 tháng, Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập mới cho hơn 16.400 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 180.000 tỷ đồng (tăng 0,2% về số lượng và tăng 41% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước), nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố lên 246.600 doanh nghiệp (chưa kể 2.240 doanh nghiệp hoạt động trở lại).
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Thành phố với gần 10 triệu dân tiếp tục là thị trường hấp dẫn và thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng qua chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản và lĩnh vực bán buôn, bán lẻ...
Hà Nội đặt mục tiêu thu hút dự án có chất lượng cao, dự án có giá trị gia tăng lớn với hàm lượng công nghệ hiện đại, chất xám cao, làm ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao... Có thể kể đến một số dự án lớn được TP. Hà Nội trao giấy chứng nhận đầu tư gần đây như: Dự án Xây dựng thành phố thông minh tại thị trấn Đông Anh; Dự án sản xuất màng OPC của Mitsubishi Chemical tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Nhà máy bia Heineken tại huyện Thường Tín...
Tiếp tục ưu tiên dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới
Theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, sở dĩ Thành phố tiếp tục bứt phá trong thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài là do đã đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư bằng nhiều giải pháp, trong đó ghi dấu ấn rõ nhất là tạo chuyển biến trong công tác quản lý, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Cũng theo ông Quyền, một điểm nổi bật của Hà Nội so với nhiều địa phương khác là Hà Nội đã có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới, trong đó tập trung vào ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu hao ít năng lượng. Theo đó, Hà Nội tiếp tục cơ cấu lại các ngành kinh tế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh kinh tế tri thức, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, tận dụng thành quả của cách mạng 4.0 và phấn đấu tăng trưởng công nghiệp bình quân giai đoạn 2018 - 2020 là 11,32%.
Để tiếp tục duy trì sức hút đối với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong tháng 9 và những tháng cuối năm 2018, Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh; giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa... "Đặc biệt, Hà Nội tiếp tục chủ động ưu tiên xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư nước ngoài thế hệ mới nhằm mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất trong thời gian tới", ông Quyền cho biết.
Một số dự án có vốn đầu tư nước ngoài tiêu biểu tại Hà Nội trong 8 tháng năm 2018:
Dự án Xây dựng thành phố thông minh tại thị trấn Đông Anh do Tập đoàn Sumimoto (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG hợp tác đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng;
Dự án Sản xuất màng OPC tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc 92 của do Mitsubishi Chemical (Nhật Bản) có tổng vốn triệu USD;
Dự án Nhà máy sản xuất bia tăng vốn của Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Hà Nội do Tập đoàn Các nhà máy Bia châu Á -Thái Bình Dương (Singapore) làm chủ đầu tư có tổng vốn 43 triệu USD;
Dự án Trung tâm tài chính thương mại và các công trình phụ trợ tăng vốn của Công ty TNHH TSQ Việt Nam (Ba Lan) có tổng vốn 68 triệu USD;
Dự án Trung tâm thương mại Lotte Mall do Tập đoàn Lotte (Hà Quốc) đầu tư 13.407 tỷ đồng...
Thanh Nga
Theo Trí Thức Trẻ
Chứng khoán phái sinh ngày 14/8: Rung lắc sẽ xuất hiện, nhưng là cơ hội mua vào? BSC dự báo phiên sáng ngày 14/08 sẽ có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh nhưng không quá sâu vì sự tăng giá này được đánh giá là khá bền nhờ thanh khoản tốt. Với những diễn biến tốt như phiên 13/08, chỉ số VN30 sẽ sớm tăng tới vùng cản 970-980 điểm. CTCK Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam...