Cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/5
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/5 của các công ty chứng khoán.
DGW sẽ kiểm tra lại ngưỡng giá 26
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu Công ty cổ phần Thế giới số (mã DGW) là cổ phiếu hình thành nhịp tăng khá mạnh sau khi xác lập ngưỡng hỗ trợ 22.3 Thanh khoản cổ phiếu đồng thuận với bước gia tăng bứt phá mạnh trong phiên hôm nay.
Điều này báo hiệu xu thế tăng khá mạnh mẽ. Chỉ bóa MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ nhịp tăng giá . Vận động 3 đường MA cũng cho thấy lực hồi phục ngắn hạn khi MA20 có dấu hiệu đảo chiều hướng lên. Đường giá giao dịch vượt lên dải mấy Ichimoku cũng báo hiệu vận đổng giá đảo chiều sang xu hướng tích cực.
Như vậy, với lực tăng ủng hộ bởi cả thanh khoản và các chỉ báo phân tích kỹ thuật, DGW sẽ kiểm tra lại ngưỡng giá 26 (tương đương với Fibonacci 61.8%) trong các phiên giao dịch tới.
Khuyến nghị trung lập đối với BFC
CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS)
Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (mã BFC) là doanh nghiệp lâu năm có uy tín, đứng đầu lĩnh vực sản xuất và cung ứng phân phức hợp NPK tại Việt Nam, luôn trả cổ tức đều đặn hàng năm ở mức cao.
Video đang HOT
BFC sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong các năm tới dẫn đến biên lợi nhuận gộp sụt giảm do giá phân bón nguyên liệu đầu vào tăng , áp lực cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp trong ngành và nguồn phân bón giá rẻ từ Trung Quốc.
Ngoài ra, kế hoạch thoái vốn của Vinachem vẫn chưa có kế hoạch cụ thể và còn khá mơ hồ, nên chúng tôi chưa thể đánh giá tác động tới giá cổ phiếu.
Chính vì vậy, tuy giá tham chiếu của BFC ngày 10/5/2019 là 20.400 thấp hơn giá muc tiêu nhưng SBS vẫn đánh giá BFC ở mức trung lập.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên chiều 7/5: Chưa thể gượng dậy
Phút hứng khởi khi mở cửa phiên hôm nay đem lại kỳ vọng VN-Index sẽ bật dậy sau phiên lao dốc hôm qua, nhưng lực cầu yếu khiến chỉ số này vẫn đóng cửa trong sắc đỏ, ghi nhận phiên giảm thứ 4 liên tiếp kể từ đầu tháng 5.
Trong phiên giao dịch sáng nay (7/5), cùng với chứng khoán châu Á, chứng khoán Việt Nam cũng hồi phục tốt sau phiên lao dốc hôm qua (6/5) với sự trợ giúp của các mã lớn.
Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng hạ nhiệt trở lại với VN-Index bị đẩy xuống sát mốc tham chiếu và đóng cửa gần như không đổi do sự thận trọng của nhà đầu tư.
Bước vào phiên chiều, một lần nữa VN-Index lại bật tăng ngay đầu phiên, giống kịch bản của phiên sáng, nhưng đỉnh của phiên chiều thấp hơn nhiều. VN-Index sau đó bị đẩy xuống gần ngưỡng 955 điểm trước khi nảy trở lại cuối phiên, nhưng cuối cùng cũng không thể thoát khỏi sắc đỏ khi chốt phiên.
Chốt phiên, VN-Index giảm 0,41 điểm ( 0,04%), xuống 957,56 điểm với 152 mã tăng và 144 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 145,34 triệu đơn vị, giá trị 3.355 tỷ đồng, giảm 6,6% về lượng, nhưng tăng nhẹ 2% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 24 triệu đơn vị, giá trị 935 tỷ đồng.
Dù có sự phân hóa rõ nét, nhưng mức biến động giá của đa số các nhóm cổ phiếu trên sàn không quá lớn. Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất có 5 mã tăng, 4 mã giảm và BID đứng giá.
Các mã tăng giảm cũng chỉ trên dưới 1%, trong đó giảm mạnh nhất là VHM giảm 1,24% xuống 87.900 đồng, VCB giảm 1,06% xuống 65.600 đồng, còn tăng mạnh nhất là MSN cũng chỉ là 1,03%. Thanh khoản các mã này cũng không cao, chỉ có 3 mã có tổng khớp trên 1 triệu đơn vị là VCB, VRE, TCB.
Tuy nhiên, tính rộng hơn, BVH là mã có mức tăng lớn nhất trong nhóm bluechip khi tăng 5,62% lên 77.000 đồng, mức cao nhất ngày với 0,86 triệu đơn vị được khớp. BVH hồi phục sau chuỗi 6 phiên giảm giá liên tiếp, trong đó có 3 phiên giảm mạnh gần đây nhất.
Trong khi đó, HDB giảm khá mạnh khi mất 4,4% xuống 26.100 đồng với 1,86 triệu đơn vị được khớp.
Giảm điểm đáng kể khác còn có POW -2,5% xuống 13.900 đồng; NVL -1,9% xuống 57.000 đồng; VPB -1,1% xuống 18.250 đồng, ROS hãm bớt đà giảm, về cuối phiên chỉ mất 0,5% xuống 30.350 đồng, cùng sắc đỏ tại MBB, PNJ, REE, CTD, SSI...
Ngược lại, duy trì sắc xanh, nhưng cũng chỉ là xanh nhạt có thêm STB, HPG, FPT, DPM, MWG, GMD...
Trong ROS có thanh khoản cao nhất nhóm với hơn 10,35 triệu đơn vị; STB có 3,8 triệu đơn vị; HPG có 2,82 triệu đơn vị; SSI có 2,48 triệu đơn vị. Các mã HDB, SBT, CTG, TCB, MBB, VRE có từ hơn 1 triệu đến 1,85 triệu đơn vị.
HVN kết thúc phiên giao dịch đầu tiên trên HOSE với giá tham chiếu 40.600 đồng đã giảm nhẹ 0,25% xuống 40.500 đồng/cổ phiếu, mặc dù đã có thời điểm đã tăng gần 5%, khớp lệnh tổng cộng có hơn 1,25 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu thị trường phân hóa, trong đó diễn biến trái ngược tại DLG, GTN, khi tăng tốt, thậm chí DLG còn kết phiên trong mức giá trần 1.460 đồng, khớp lệnh hơn 1,8 triệu đơn vị.
Trong khi đó, VHG và PPI tiếp tục nằm ở mức giá sàn, trong đó VHG trắng bên mua, khớp lệnh lần lượt có 1,34 triệu và 1,2 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, diễn biến chỉ số HNX-Index không có quá nhiều điểm đáng chú ý khi phần lớn thời gian chỉ đi ngang trên tham chiếu, nhưng trong những phút cuối đã bật lên khá mạnh sự đà đi lên của PVS và VGC.
Cụ thể, PVS 2,2% lên 23.000 đồng; VGC 3,5% lên 20.700 đồng. Ngoài ra, chỉ số còn được hỗ trợ bởi ACB 0,3% lên 29.500 đồng; VNR 7,3% lên 22.000 đồng; SHS 1,7% lên 11.500 đồng, cùng sắc xanh tại NDN, DGC, VCS, MBS...
Các mã lớn khác giảm không quá nhiều như PVI -1% xuống 39.500 đồng; NVB -1,1% xuống 8.900 đồng; PSG -0,6% xuống 33.800 đồng.
Nhóm cổ phiếu nhỏ phân hóa mạnh với mức tăng kịch trần của DS3, DPS, PVV, VE9, IDJ, HKB. Trong khi DCS, KVC, NHP giảm sàn, và nhiều mã đứng tham chiếu, trong đó không thiếu các mã lớn như SHB, CEO, VCG, VC3...
Khớp lệnh cao nhất sàn là PVS với hơn 5,2 triệu đơn vị; SHB có 2,3 triệu đơn vị; DCS có 1,83 triệu đơn vị; VGC có 1,75 triệu đơn vị; NDN có 1,2 triệu đơn vijl ACB có 0,8 triệu đơn vị...
Đóng cửa, sàn HNX có 69 mã tăng và 69 mã giảm, HNX-Index tăng 0,41 điểm ( 0,39%), lên 105,83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 28 triệu đơn vị, giá trị 336,11 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 22 triệu đơn vị, giá trị 224,6 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là 4,37 triệu cổ phiếu NVB tại mức giá tham chiếu trị giá 183,63 tỷ đồng.
Trên UpCoM, sau khi về sát tham chiếu sau giờ nghỉ trưa, chỉ số UpCoM-Index đã liên tục đi lên, mặc dù có thời điểm chững lại, nhưng kết phiên cũng đã có được mức điểm gần như cao nhất ngày.
Khá nhiều mã đã hồi phục đã kéo chỉ số đi lên như BSR, GVR, VGI, VEA, NTC, VGG. Mặc dù số mã giảm cũng còn tương đối như QNS, MPC, OIL, MSR, DVN, ACV...
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,19 điểm ( 0,34%), lên 55,47 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 6,05 triệu đơn vị, giá trị 105 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 0,5 triệu đơn vị, giá trị 16,4 tỷ đồng.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Phiên chiều 26/4: Nghỉ lễ vui vẻ Mặc dù thanh khoản sụt giảm khiến thị trường chưa thể bật cao, nhưng với sự đồng lòng của bluechip, đặc biệt sự hỗ trợ khá tích cực của nhà Vin, đã giúp VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại mức cao nhất ngày, tiếp sát mốc 980 điểm. Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài ngày cũng chịu tác...