Cổ phiếu cần quan tâm ngày 13/8
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 13/8 của các công ty chứng khoán.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu GAS nằm tại xung quanh giá 76
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu GAS của Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn sau khi có sự điều chỉnh vào nửa cuối tháng 07. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.
Hôm nay 12/8, chỉ báo EMA vừa xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn còn cách khá xa vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của GAS nằm tại khu vực 71. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 76, cắt lỗ nếu ngưỡng 69.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu KDH
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Chúng tôi điều chỉnh tăng giá mục tiêu dựa trên RNAV lên 28.200 đồng và khuyến nghị mua cổ phiếu KDH nhờ đóng góp RNAV từ 2 dự án nhà phố mới gồm Amena (Quận 9) và Clarita (Quận 2), do chúng tôi đã có thông tin triển khai dự án cụ thể hơn.
Khởi động vào cuối quý IV/2020 hoặc đầu quý I/2021, các dự án này được kỳ vọng sẽ bổ sung 30% vào dòng tiền doanh thu năm 2021 – 2022.
Chúng tôi tin rằng các gói khuyến mại mạnh mẽ hỗ trợ người mua nhà tại các dự án Amena và Clarita sẽ phần nào xóa bỏ những khó khăn do nhu cầu bất động sản giảm tốc.
Video đang HOT
Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu GTN
CTCK MB (MBS)
Chúng tôi tiếp tục đánh giá cao và kỳ vọng kết quả kinh doanh của CTCP GTNfoods (GTN) sẽ duy trì khả quan trong bối cảnh:
Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động nhờ sự tham gia quản trị của VNM
(2) Giá nguyên liệu có xu hướng giảm khi nhu cầu toàn cầu yếu đi dưới tác động của dịch bệnh
(3) thoái vốn khỏi các hoạt động kinh doanh không cốt lõi nhằm tinh giản bộ máy quản trị và tập trung vào hoạt động cốt lõi,
(4) cơ hội xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu GTN với giá mục tiêu 26.300 đồng/CP.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho VNM với giá mục tiêu 115.600 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Theo công bố của CTCP Sữa Mộc Châu, trong đợt phát hành riêng lẻ sắp tới của công ty, CTCP Sữa Việt Nam (VNM) và CTCP GTNFoods (GTN) sẽ lần lượt mua 9.737.790 và 29.454.210 cổ phần tại MCM. Theo ước tính của chúng tôi, sau khi MCM hoàn tất kế hoạch phát hành cổ phiếu (bao gồm phát hành riêng lẻ, phát hành quyền mua và ESOP), tỷ lệ sở hữu thực tế của GTN và VNM tại MCM sẽ lần lượt tăng từ 38% và 28,5% hiện tại lên 51% và 47,1%.
Chúng tôi lưu ý rằng trước công bố này, MCM công bố công ty dự kiến tăng vốn điều lệ của công ty từ 668 tỷ đồng lên 1,1 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành tổng cộng 43.200.200 cổ phiếu trong 3 đợt:
Phát hành 3.340.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 100:5 (mỗi 100 cổ phiếu sở hữu được quyền mua 5 cổ phiếu mới) tại mức giá 20.000 đồng/CP.
Phát hành 39.192.000 cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược (VNM và GTN) tại mức giá 30.000 đồng/CP. Chúng tôi lưu ý rằng VNM hiện sở hữu 75% cổ phần tại GTN; GTN sở hữu 74,5% cổ phần tại VLC, công ty sở hữu 51% cổ phần tại MCM.
ESOP: 668.000 cổ phiếu tại mức giá 10.000 đồng/CP.
Tổng số tiền thu được từ các đợt phát hành kể trên sẽ đạt 1,25 nghìn tỷ đồng, MCM dự kiến đầu tư vào (1) trang trại bò sữa mới với 4.000 còn bò sữa, (2) nâng cấp trang trại bò sữa hiện tại từ 1.500 lên 2.000 con bò sữa, (3) dây chuyền sản xuất sữa uống mới và (4) 1 nhà máy mới. Tổng vốn XDCB cho các dự án này là 1,6 nghìn tỷ đồng.
Chúng tôi cho rằng khả năng tăng tỷ lệ sở hữu này tại MCM là 1 diễn biến tích cực cho VNM khi MCM là mảng kinh doanh chính mà VNM nhắm tới khi thực hiện thâu tóm GTN. Quá trình tái cơ cấu MCM hiện đang tiến triển tích cực với tăng trưởng doanh thu ( 7,6% YoY) mạnh mẽ và biên lợi nhuận cải thiện (biên lợi nhuận ròng tăng 1,8 điểm cơ bản YoY) trong 6 tháng đầu năm 2020.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị phù hợp thị trường cho VNM với giá mục tiêu 115.600 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 5%.
Chứng khoán ngày 12/8: ACB, VEA, SCS được khuyến nghị
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 12/8.
Ngưỡng hỗ trợ của ACB nằm trong khoảng 25.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC):ACB đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn sau khi có sự điều chỉnh vào cuối tháng 7.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có xu hướng tăng. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.
Phiên 11/8, chỉ báo EMA vừa xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của ACB nằm tại khu vực 25.500 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 30.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 24.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Ngưỡng hỗ trợ của VEA nằm trong khoảng 43.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC):VEA đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn sau khi có sự điều chỉnh vào cuối tháng 7.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang giảm nhẹ. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.
Phiên 10/8, chỉ báo EMA vừa xuất hiện Golden Cross đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn còn cách khá xa vùng quá mua nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VEA nằm tại khu vực 43.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 46.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 41.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua SCS với giá 143.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Theo website của công ty, CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) công bố sản lượng hàng hóa quốc tế giảm 18% YoY trong tháng 7; tuy nhiên, sản lượng hàng hóa trong nước tăng mạnh 23% YoY trong cùng kỳ.
Sản lượng hàng hóa quốc tế giảm chủ yếu đến từ công suất vận chuyển hàng hóa hàng không thấp hơn do các lệnh hạn chế đi lại quốc tế.
Sản lượng hàng hóa quốc tế đã đang phục hồi khi các hãng hàng không gia tăng công suất vận chuyển hàng hóa hàng không thông qua việc sử dụng máy bay chuyên chở hàng hóa và/hoặc sử dụng máy bay hành khách để chở hàng hóa. Trong bối cảnh Việt Nam ban hành các lệnh hạn chế đi lại quốc tế, sản lượng hàng hóa quốc tế giảm 38% trong tháng 4, 24% trong tháng 5 và 20% trong tháng 6 năm 2020.
VCSC cho rằng sản lượng hàng hóa trong nước tăng mạnh chủ yếu nhờ số lượng chuyến bay trong nước gia tăng khi Việt Nam gỡ bỏ hoàn toàn các lệnh hạn chế đối với chuyến bay trong nước từ giữa tháng 5. Ngoài ra, VCSC cho rằng sản lượng hàng hóa quốc tế thấp của SCS đã giúp công ty sử dụng nhiều công suất hơn cho lượng hàng hóa trong nước.
Mức giảm trong sản lượng hàng hóa quốc tế tháng 7 nhìn chung phù hợp với dự báo mức tăng trưởng âm trong quý 3/2020, giảm khoảng 18% YoY. Trong khi đó, sản lượng hàng hóa trong nước tháng 7 vượt kỳ vọng - tuy nhiên sản lượng hàng hóa trong nước chỉ đóng góp khoảng 7% trong tổng doanh thu của SCS trong giai đoạn 2018-2019.
Ngoài ra, tình trạng dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam có thể ảnh hưởng đà tăng trưởng của nhu cầu đi lại trong nước. Do đó, VCSC cho rằng không có khả năng điều chỉnh giảm đáng kể nào cho dự báo hiện tại.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho SCS với giá mục tiêu 143.200 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 36,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,4%.
Blue Point và VCSC đã sở hữu hơn 95% cổ phần Sữa Quốc tế (IDP), VinaCapital chính thức dừng cuộc chơi sau 5 năm Định giá của IDP hiện vào khoảng 3.100 tỷ đồng, theo mức giá phát hành riêng lẻ hồi đầu năm. CTCP Bule Point vừa tăng sở hữu tại Sữa Quốc tế (IDP) lên hơn 80% vốn, thông qua việc mua vào gần 13 triệu cổ phiếu IDP vào ngày 3/8/2020. Trước đó, Đại hội đồng cổ đông bất thường của Sữa Quốc tế...