Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/11
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 12/11 của các công ty chứng khoán.
GEG có thể tiến tới tiếp cận khu vực giá 32
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu GEG của Công ty cổ phần Điện Gia Lai vẫn đang ở trong trạng thái tích lũy tại khu vực 27-29 suốt 3 tháng qua. Thanh khoản cổ phiếu vẫn duy trì ổn định trong những phiên gần đây.
Đáng chú ý, hôm nay 11/11, chỉ báo MACD đã xuất hiện Golden Cross cho thấy cổ phiếu có thể tăng giá trong ngắn hạn.
Bên cạnh đó, việc chỉ báo động lượng RSI chưa đi vào vùng quá mua đồng thời đường EMA12 duy trì trên đường EMA26 càng củng cố cho tiềm năng vận động tích cực của GEG trong thời gian tới.
Tuy vậy cổ phiếu vẫn cần thêm động lực đủ mạnh để có thể bứt phá khỏi ngưỡng cản 29, nếu điều đó xảy ra thì GEG có thể tiến tới tiếp cận khu vực giá xung quanh 32.
Khuyến nghị mua cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 25.700 đồng/CP
Video đang HOT
CTCK MB (MBS)
Đóng góp của các lĩnh vực Cơ khí dầu khí, lắp đặt và bảo dưỡng và lĩnh vực kho nổi FSO/FPSO giúp doanh thu quý III/2019 của PVS tăng 26% n/n, đạt tương ứng 4.648 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp Q3 giảm mạnh còn 4,8%, mức thấp nhất trong 4 quý vừa qua.
Cụ thể, giá vốn hàng bán tăng nhanh ở lĩnh vực Căn cứ cảng, Cơ khí dầu khí và hoạt động kinh doanh khác. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết giảm mạnh cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận trước thuế Q3 chỉ đạt 139 tỷ đồng, tương ứng 57% cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của PVS đạt 13.569 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2018, hoàn thành 104% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước và sau thuế đạt 855 tỷ và 638 tỷ đồng, tăng 8% và 13% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 122% và 114% kế hoạch cả năm.
Trong Q4 2019, chúng tôi dự báo các lĩnh vực hoạt động tiếp tục có sự ổn định, trong khi lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết hoạt động trong lĩnh vực FSO/FPSO tốt hơn khi hợp đồng gia hạn cho thuê được ký kế chính thức, trong khi đó. Chúng tôi ước tính doanh thu quý IV đạt mức 4.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế có thể đạt mức 275 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2019, chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế ước đạt 17.800 tỷ và 1.128 tỷ đồng, tăng lần lượt 22% và 16% so với năm 2018, hoàn thành 137% và 161% kế hoạch cả năm 2019.
Trong năm 2020 và giai đoạn đến 2025, nhiều dự án phát triển dầu khí trên biển và trên bờ như Nam Côn Sơn 2 Giai đoạn 2, Sao Vàng Đại Nguyệt, Lô B-Ô Môn, Cá Voi Xanh, Tổ hợp hóa dầu Miền Nam, các trung tâm điện khí Nhơn Trạch, Ô Môn, Dung Quất … cũng như các dự án quốc tế đã trúng thầu liên tiếp được thực hiện, là cơ sở để hoạt động của công ty tăng trưởng và mang lại hiệu quả kinh doanh hấp dẫn.
Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVS với giá mục tiêu 12 tháng là 25.700 đồng/cp dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền, trên cơ sở (i) tăng trưởng lợi nhuận tới từ hoạt động Khảo sát địa chấn không còn lỗ và mảng công trình dầu khí tiếp tục tăng trưởng với hai dự án SVĐN và Al Sheehan, và (ii) hai đại dự án Lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh sẽ là nguồn tăng trưởng chính của doanh thu của PVS trong dài hạn, và (iii) các hoạt động cung ứng dịch vụ và vật tư dầu khí dự kiến sẽ duy trì ổn định. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward 9,5 lần (theo EPS dự phóng 2020 khoảng 2.701 đồng).
T.T
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua
Vượt qua kỳ vọng của hầu hết các công ty chứng khoán cùng các chuyên gia phân tích, phiên giao dịch bùng nổ ngày cuối tuần (1/11) đã giúp chỉ số VN-Index bật cao, bỏ qua ngưỡng kháng cự tâm lý mạnh và chinh phục mốc 1.015 điểm thành công. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.
Sau những tuần giao dịch lình xình trong biên độ hẹp, thị trường đã bùng nổ trong tuần vừa qua, với tâm điểm là phiên giao dịch cuối tuần và cũng là phiên đầu tiên của tháng 11. Nhờ dòng tiền cải thiện và nhắm tới các nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt là bộ ba nhà Vingroup, đã tiếp sức giúp VN-Index lần lượt vượt qua những ngưỡng kháng cự mạnh.
Tính chung cả tuần, sàn HOSE có 2 phiên tăng mạnh và 3 phiên giảm, còn sàn HNX có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Tổng cộng, VN-Index tăng 19,02 điểm ( 1,9%), lên 1.015,59 điểm; còn HNX-Index tăng 1,04 điểm ( 1%) lên 105,75điểm.
Thanh khoản thị trường cũng cải thiện tích cực. Tổng cộng trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch tăng 14,1%, lên 1.069 triệu cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch tăng 12%, lên 20.325 tỷ đồng; còn trên HNX, khối lượng giao dịch tăng 66,7%, lên 215 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị tăng 113,6%, lên 3.217 tỷ đồng.
Sau 2 phiên đầu tuần nhận định có phần thận trọng với xác xuất đúng cao khi cho rằng thị trường sẽ rung lắc nhẹ, CTCK Bảo Việt - BVSC đã liên tiếp đưa ra những dự báo trái ngược với xu hướng thị trường trong 3 phiên cuối tuần.
Cụ thể, trong phiên điều chỉnh nhẹ ngày 31/10, BVSC đã cho rằng thị trường sẽ chuyển biến theo hướng tích cực và nhiều khả năng sẽ sớm bứt phá qua vùng 1.000 - 1.004 điểm; trái lại, trong 2 phiên khởi sắc ngày 30/10 và 1/11, đặc biệt phiên bùng nổ ngày cuối tuần (1/11) đã giúp VN-Index vượt đỉnh của năm thì công ty chứng khoán này lại dự báo chỉ số chung sẽ chịu áp lực điều chỉnh, thậm chí về vùng 990-996 trong phiên 1/11.
Trong khi đó, CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS tiếp tục đưa ra 2 nhận định sai, 2 nhận định trung lập và 1 nhận định đúng.
Cụ thể, trong 2 phiên điều chỉnh nhẹ ngày đầu tuần 28/10 và phiên 31/10, SHS đã dự báo sai khi cho rằng thị trường sẽ tiếp tục đi lên và tăng điểm, thậm chí trong phiên 30/10 còn tự tin cho rằng vùng kháng cự gần nhất khoảng 1.010-1.015 điểm.
Bên cạnh đó, 2 phiên liên tiếp 29-30/10, dù thị trường tăng hay quay đầu điều chỉnh đều được SHS nhận định thận trọng với dự báo VN-Index sẽ giằng co và tích lũy trong biên độ 990-1.000 điểm.
Còn lại, phiên cuối tuần 1/11, công ty chứng khoán này đã nhận định đúng về xu hướng tăng của thị trường dù có phần thận trọng với quan điểm cho rằng VN-Index sẽ thử thách lại ngưỡng kháng cự tâm lý quanh 1.000 điểm, trong khi thực tế chỉ số này đã có phiên tăng vọt vượt mức đỉnh của năm lên mốc 1.015 điểm.
Trái lại, CTCK Yuanta Việt Nam - YSVN đã có tuần nhận định không mấy tích cực khi chủ yếu dự báo thị trường điều chỉnh hoặc đi ngang. Cụ thể, có 3/5 phiên giao dịch được YSVN nhận định sẽ điều chỉnh, còn lại 2 phiên 30-31/10 được dự báo sẽ giằng co trong vùng giá 990.1000 điểm.
Tuy nhiên, đối chiều với diễn biến thị trường, YSVN cũng đã đưa ra 2 nhận định đúng, 2 nhận định trung lập và 1 nhận định sai (phiên 1/11).
Trong khi đó, CTCK MB - MBS đã đưa ra tới 4 nhận định sai và chỉ duy nhất 1 nhận định đúng cho phiên hồi phục ngày 30/10.
Đáng chú ý, trong các phiên điều chỉnh ngày 28-29/10 và 31/10, MBS đã dự báo thị trường sẽ tiếp tục tăng; trái lại, phiên bùng nổ ngày 1/11 giúp VN-Index chạm mốc 1.015 điểm thì công ty chứng khoán này lại cho rằng sẽ có những nhịp rung lắc mạnh quanh ngưỡng 1.000 điểm.
* Về phía chuyên gia chứng khoán, hầu hết đều nhận định khá thận trọng khi cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục giằng co trong vùng 990-1.000 điểm. Trong đó, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích, Công ty Chứng khoán Yuanta cho rằng, nếu chỉ số VN-Index vượt được mức 997 điểm thì xu hướng tăng có thể xác nhận trở lại và sẽ sớm vượt mức 1.000 điểm.
Còn theo ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược, CTCK Dầu khí (PSI), thị trường sẽ sớm vượt qua mức "xà" 1000 trong 1 - 2 tuần tới.
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nhận định thị trường phiên 30/10: Có thể giải ngân thăm dò một phần Trong những phiên cuối tuần, dự kiến sẽ có biến động mạnh khi thông tin từ cuộc họp chính sách của FED được công bố và hoạt động tái cơ cấu danh mục quý III của các quỹ đầu tư benchmark theo rổ chỉ số VN30 diễn ra. Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo nhận định thị trường của một...