Cổ phiếu cần quan tâm ngày 10/12
Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/12 của các công ty chứng khoán.
BID: Khuyến nghị theo dõi trong trung hạn
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID – sàn HOSE) xuất hiện mẫu hình nến đảo chiều giảm ngắn hạn, nên nhà đầu tư ngắn hạn đang sở hữu cổ phiếu nên tạm thoát khỏi trạng thái và quan sát phản ứng ở vùng hỗ trợ 19.000 – 20.000 đồng/CP (ngưỡng Fibonacci Retracement 50% và mức đáy cũ xác lập vào tháng 08/2015).
Nếu tạo mẫu hình nến đảo chiều tăng khi chạm đến vùng hỗ trợ này, đồng thời thanh khoản vượt lên trên trở lại mức bình quân 20 phiên thì có thể tham gia mua nhẹ. Nhanh chóng cắt lỗ khi giá rơi khỏi ngưỡng 19.000 đồng/CP.
Vì vậy, đối với nhà đầu tư trung hạn, có thể tiếp tục quan sát và chờ đợi tín hiệu tham gia trở lại khi giá vượt lên trên được ngưỡng kháng cự 21.900 – 22.000 đồng/CP hoặc khi giá quay về test vùng hỗ trợ 17.000 – 18.000 đồng/Cp.
PVD: Khuyến nghị theo dõi trong trung hạn
CTCK KIS Việt Nam (KIS)
RSI(15) của PVD của Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí đã vượt ra khỏi ngưỡng 30, cho thấy lực cầu đã tham gia trở lại khá đáng kể và giúp cổ phiếu này thoát ra khỏi trạng thái quá bán.
Video đang HOT
Mẫu hình nến đảo chiều tăng tích cực Bullish Engulfing cũng đã xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 04/12/2015, khi giá PVD chạm trở lại mức giá đáy xác lập vào cuối tháng 08/2015. Stochastic(15,3) cũng đã cắt lên đường tín hiệu ở vùng quá bán củng cố thêm cho tín hiệu tăng ngắn hạn của PVD.
Tuy nhiên, cả MACD và ADX đều cho thấy PVD đang trong xu hướng giảm mạnh. Thanh khoản trong giai đoạn hiện tại cũng yếu hơn hẳn so với giai đoạn tạo đáy vào cuối tháng 08/2015. Do đó, có thể chỉ nên kỳ vọng nhịp tăng mang tính ngắn hạn.
Lực cản có khả năng xuất hiện khi giá PVD test lại ngưỡng 32.400, ngưỡng Fibonacci Retracement 61.8% của nhịp giảm từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12/2015. Ngưỡng này cũng trùng với vùng hiện diện của đường xu hướng giảm trung hạn kéo dài từ tháng 07 đến tháng 12/2015.
Chính vì vậy, nhà đầu tư ngắn hạn có thể mua khi Stochastic(15,3) tiếp tục tăng và vượt lên khỏi vùng quá bán với kỳ vọng sẽ test lên trở lại mức 32.400 đồng/Cp. Nên nhanh chóng cắt lỗ khi giá rơi khỏi ngưỡng 30.000 đồng/Cp.
Do PVD vẫn đang trong xu hướng giảm trung hạn, nên nhà đầu tư trung hạn có thể tiếp tục quan sát và chờ đợi những chuyển biến tích cực hơn tại PVD.
TJC: PE thấp hơn nhiều so với trung bình ngành, ở mức 4,96 lần
CTCK MB (MBS)
Với kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm tương đối khả quan, chúng tôi dự phóng CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (TJC – sàn HNX) sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra với lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng, EPS tương ứng đạt 2000 đồng/cp.
Diễn biến giao dịch gần đây Cổ phiếu TJC đang tích lũy về giá và thanh khoản. Hiện tại TJC đang giao dịch ở mức P/E là 4,96 lần thấp hơn nhiều so với PE ngành vận tải biển (P/E 9 lần). Giá cổ phiếu TJC hiện tại là 11.200 đồng/cp thấp hơn giá trị thực của công ty.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 2/12
Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 2/12 của các công ty chứng khoán.
ACV: Hoạt động kinh doanh sẽ cải thiện trong các năm tới
CTCK MayBank KimEng (MBKE)
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) sẽ tổ chức IPO vào ngày 10/12/2015 tới đây, hạn chót đăng ký tham gia đấu giá là 16h ngày 02/12/2015.
Từ 2012-2014, nhờ nhu cầu vận chuyển hàng không cả nước gia tăng, ACV đã duy trì đà tăng trưởng cao cả về lưu lượng vận chuyển (hành khách, hàng hoá,...) lẫn doanh thu, bình quân đạt lần lượt 16,2%/năm và 13,5%/năm.
Theo IATA, tốc độc tăng trưởng của ngành hàng không Việt Nam dự báo sẽ đạt được mức cao hơn bình quân ngành trong khu vực và toàn cầu trong giai đoạn 20 năm tới. Cụ thể, tổng lưu lượng hành khách hàng không Việt Nam sẽ tăng thêm khoảng 60 triệu lượt khách vào năm 2034, tương đương với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 7,3%/năm, cao hơn mức 5,7%/năm bình quân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lẫn mức 4,6%/năm bình quân toàn cầu. Trong 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng hành khách và hàng hoá hàng không Việt Nam tăng lần lượt 21% và 17% so với cùng kỳ.
ACV được hưởng nhiều lợi thế nhờ có vai trò chiến lược trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cũng như an ninh hàng không quốc gia. Công ty có thể được lợi từ chính sách giá cũng như khả năng tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn ODA. Hiện tại vốn vay của ACV chủ yếu là từ nguồn ODA từ Nhật Bản, thời hạn vay kéo dài tới 40 năm và chi phí lãi vay thấp (0,2%-1,6%).
Biên lợi nhuận kỳ vọng được cải thiện sau IPO nhờ chi phí khấu hao giảm. Sau IPO, ACV sẽ không còn áp dụng chính sách khấu hao nhanh (gấp 2 lần bình quân khu vực). Do vậy, từ năm 2015, với tỷ lệ khấu hao mới tương đương bình quân ngành trong khu vực (từ 4-6%), chúng tôi ước tính ACV khả năng sẽ tiết kiệm được khoản chi phí gần 40% lợi nhuận trước thuế 2014.
Với mức giá khởi điểm 11.800 đồng/cp, cổ phiếu ACV đang giao dịch ở mức P/B khoảng 1,2 lần, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình và trung vị của các công ty trong khu vực (loại trừ Thái Lan) là 2,3 lần và 1,8 lần. P/E 2014 của ACV là 19 lần (trong đó lợi nhuận chỉ tính từ hoạt động kinh doanh chính, không bao gồm lãi chênh lệch tỷ giá).
Tuy nhiên, nhờ nhu cầu vận chuyển hàng không đang ngày càng gia tăng và chi phí khấu hao giảm, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính của ACV kỳ vọng sẽ cải thiện trong các năm tới.
CSM: Lợi nhuận kỳ vọng đạt 274 tỷ đồng
CTCK MB (MBS)
CTCP Công nghiệp Cao su miền Nam (CSM - sàn HOSE) công bố kết quả kinh doanh quý III/2015. Theo đó, doanh thu đạt mức 841 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,7% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt mức 52 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh của CSM chưa được như kỳ vọng chủ yếu do hoạt động tiêu thụ lốp radial chưa được như dự kiến khiến doanh thu chỉ tăng nhẹ trong khi chi phí khấu hao và chi phí lãi vay tăng mạnh do vận hành nhà máy lốp radial. Chi phí lãi vay trong 9 tháng đầu năm đạt mức 52,9 tỷ tăng 44,5% so với cùng kỳ; khấu hao tài sản cố định 9 tháng đạt mức 125 tỷ đồng, tăng 71% so với cùng kỳ.
Trong năm 2015, CSM đặt mục tiêu tiêu thụ 100 nghìn lốp radial tuy nhiên sản lượng tiêu thụ 6 tháng chỉ đạt khoảng 40 nghìn lốp xe và cách khá xa so với công suất giai đoạn 1 của nhà máy là 350 nghìn lốp. Chúng tôi đánh giá với mức tiêu thụ thấp, sản phẩm lốp radial vẫn chưa thể đem lại hiệu quả kinh doanh cho CSM trong năm nay. Về dài hạn, sản phẩm lốp radial của CSM sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc (có giá bán rẻ hơn khoảng 10%) và các công ty FDI tại Việt Nam như Bridgestone Việt Nam, Kenda, Kumho, Dunlop... tại thị trường nội địa. Đối với thị trường xuất khẩu, CSM mới dừng ở mức độ chào hàng và thử phản ứng thị trường do đó chưa thể tác động đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.
Chúng tôi dự phóng lợi nhuận sau thuế của CSM 274 tỷ đồng, tương đương mức EPS đạt mức 3.670 đồng.
T.Thúy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 25/11: Tiếp tục nhịp giảm Trong trường hợp áp lực bán tăng cường tiếp tục tạo thuận lợi cho kịch bản giảm sâu thì vùng hỗ trợ dưới tạo bởi MA200 và mức Fibo 50.0% tại 575-580 điểm sẽ đóng vai trò như lực đỡ mạnh nhất đối với đà giảm ngắn hạn. Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ...