Có phạt tù những kẻ đưa người ra nước ngoài lao động ‘chui’?
Theo luật sư, trường hợp tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép có thể bị phạt tù cao nhất tới 15 năm.
Nguyễn Tiến Triển (TP HCM) hỏi: “ Việc đưa lao động sang nước ngoài làm việc không đúng quy định của pháp luật có bị phạt tù?“.
Luật sư Nguyễn Hải Nam, Văn phòng Luật sư Công Quyền (TP.HCM), trả lời: Căn cứ quy định tại điều 6 Luật Người lao động (NLĐ) Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, quy định đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau: Hợp đồng ký với doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng ký với DN trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài. Hợp đồng theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề ký với DN đưa NLĐ đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề. Hợp đồng cá nhân.
Theo đó, mọi trường hợp xuất khẩu lao động hợp pháp đều được thực hiện dưới hình thức hợp đồng. Việc đưa lao động đi làm “chui” được hiểu là việc NLĐ đi làm việc ở nước ngoài không thông qua các công ty xuất khẩu lao động chính thống mà đi theo con đường tiểu ngạch (hay còn gọi là vượt biên trái phép).
Vượt biên trái phép là qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định. Hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng theo điểm a khoản 3 điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam, người vượt biên trái phép khi bị bắt giữ còn đối mặt với các hình thức xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ, buộc lao động công ích, bị phạt tiền, bị trục xuất về nước…
Người nào lợi dụng hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài không đúng quy định sẽ bị phạt tiền 150 – 200 triệu đồng theo điểm b khoản 3 điều 34 Nghị định 95/2013/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép sẽ có mức phạt tù cao nhất lên tới 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: Đối với 11 người trở lên; thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; làm chết người.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10 – 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm (điều 349 Bộ Luật Hình sự 2015).
NLĐ đi làm việc “chui” ở nước ngoài nên cân nhắc vì phải đối mặt với nhiều rủi ro như: bất đồng ngôn ngữ, văn hóa, không được bảo vệ khi bị ngược đãi và bị cơ quan chức năng nước đến làm việc truy lùng và trục xuất.
Nguồn: Người Lao Động
Video đang HOT
Khá Bảnh chuẩn bị hầu toà với 2 tội danh
Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc, Ngô Bá Khá (tức Khá Bảnh) cùng các đồng phạm giữa tháng 11 tới đây sẽ hầu toà.
Ngày 31-10, lãnh đạo TAND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) cho biết trong thời gian tới, Ngô Bá Khá (26 tuổi, tức Khá Bảnh) sẽ bị xét xử về các tội danh Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo điều 321 và 322, Bộ luật hình sự 2015.
Ngô Bá Khá (Khá Bảnh) sau khi bị bắt - Ảnh do công an cung cấp
Ngoài Khá, TAND thị xã Từ Sơn còn đưa 4 bị can khác ra xét xử gồm: Nguyễn Văn Quang (32 tuổi), Nguyễn Hữu Hội (30 tuổi), Ngô Lương An (34 tuổi) và Trịnh Hữu Quý (27 tuổi) bị xét xử tội Đánh bạc.
Theo dự kiến, ngày 13 và 14-11 tới đây, vụ án sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm. Đến thời điểm hiện tại, Khá cùng các bị can không có luật sư nào tham gia bào chữa.
Đầu tháng 4, Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an thị xã Từ Sơn bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Ngô Bá Khá và đồng bọn để điều tra về hành vi Đánh bạc và Tổ chức đánh bạc. Tại thời điểm khám xét, cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều vật chứng liên quan đến hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc bằng hình thức ghi số lô, số đề của Khá Bảnh và đồng bọn. Qua xét nghiệm, Khá Bảnh dương tính với chất ma túy.
Trước khi bị bắt, Khá Bảnh là một "giang hồ mạng" được giới trẻ xưng tụng, đặc biệt là trên YouTube, mỗi video có mặt thanh niên này trên YouTube thường có cả triệu người xem và bình luận, được ca tụng như một "ông hoàng". Đáng chú ý những clip của Khá Bảnh có nội dung cổ vũ kích động những hành động vi phạm pháp luật, cổ vũ hành vi bạo lực như: Khá Bảnh tung clip đập nát xe máy 70 triệu đồng, châm lửa đốt để đổi lấy xe điện, tuyên truyền hành vi tiêu cực cho giới trẻ; clip cùng nhóm bạn dàn hàng ngang trên đường cao tốc...
Trước khi bị khóa, kênh YouTube của Khá Bảnh có khoảng 1,99 triệu người đăng ký và hơn 400 video. Trong một video đăng tải cuối tháng 1-2019, Khá Bảnh khoe rằng mỗi tháng nhận được hơn 450 triệu đồng từ YouTube.
Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm :
a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;
c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm :
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Nguyễn Hưởng
Theo nld.com.vn
Bắt tạm giam nhiều lãnh đạo công ty liên quan đến dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam nhiều lãnh đạo công ty có liên quan trong việc đấu thầu và thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Ngày 27/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) cho biết đang điều tra vi phạm của Công ty cổ phần Tập đoàn...