Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Tích cực đẩy nhanh tiến độ
Việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước được xác định là giải pháp chủ yếu của quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dù có nhiều thay đổi tích cực nhưng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước vẫn rất chậm. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã đề ra 10 giải pháp quan trọng để tích cực đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước từ nay đến cuối năm.
Việc xác định chính xác tài sản, giá trị của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa của Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2). Ảnh: Hữu Tuấn
Cổ phần hóa, thoái vốn đều đạt tỷ lệ dưới 30%
Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp ( Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, không có doanh nghiệp nhà nước nào thực hiện cổ phần hóa. Cục chỉ nhận được báo cáo cổ phần hóa của 3 đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Hậu Giang (phê duyệt phương án cổ phần hóa trong năm 2019).
Lũy kế giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 5-2020, đã có 174 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị 443.126 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 206.748 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số doanh nghiệp đã cổ phần hóa trên, chỉ có 36/128 doanh nghiệp thuộc danh mục thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020, đạt tỷ lệ 28,1% so với kế hoạch.
Cục Tài chính doanh nghiệp chỉ ra những đơn vị, địa phương còn nhiều doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020. Đó là: Thành phố Hồ Chí Minh có 38 doanh nghiệp (trong đó có 11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; thành phố Hà Nội có 13 doanh nghiệp (4 tổng công ty), tương đương 14% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có 6 đơn vị (3 tập đoàn, 3 tổng công ty)…
Cũng theo ông Đặng Quyết Tiến, tình hình thoái vốn tại doanh nghiệp cũng không sáng sủa hơn. Trong 4 tháng đầu năm 2020, chỉ có 7 trong tổng số 28 doanh nghiệp thuộc danh mục phải thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17-8-2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 với giá trị 87 tỷ đồng, thu về 252 tỷ đồng. Tính chung từ năm 2016 đến nay, các doanh nghiệp thực hiện thoái vốn với giá trị 25.458 tỷ đồng, trong đó thoái vốn nhà nước tại 99 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg (đạt tỷ lệ 25% kế hoạch), với giá trị 4.791 tỷ đồng…
Như vậy, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong thời gian qua là rất chậm. Nhiệm vụ trong hơn 7 tháng còn lại của năm 2020 là vô cùng nặng nề, khi ước tính phải thu khoảng 45.000 tỷ đồng từ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước về ngân sách.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, có một tín hiệu vui khi mới đây Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa công ty mẹ – Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 46.102 tỷ đồng; trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là hơn 26.506 tỷ đồng. Dự kiến, phương án cổ phần hóa doanh nghiệp này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 8-2020 và sẽ thực hiện chào bán công khai cổ phần lần đầu ra công chúng vào tháng 12-2020, bảo đảm đúng tiến độ.
Gắn trách nhiệm người đứng đầu
Việc gắn cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước với bán đấu giá cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Ảnh: Nguyễn Thành
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, cần nêu rõ danh mục từng doanh nghiệp với tỷ lệ vốn nhà nước sẽ giữ lại, giúp các nhà đầu tư có thông tin cụ thể để chủ động và yên tâm trong việc chuẩn bị và ra quyết định đầu tư. Còn Giám đốc phân tích Công ty cổ phần Chứng khoán Yuanta Việt Nam Nguyễn Thế Minh cho rằng, cần đẩy mạnh việc gắn cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước với bán đấu giá cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán, qua đó nâng mức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong khi đó, theo lý giải của Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, ngoài nguyên nhân chủ quan còn có nguyên nhân khách quan là những vướng mắc về tài chính, đất đai, lao động…, nên việc cổ phần hóa, thoái vốn bị kéo dài thời gian so với kế hoạch.
Chia sẻ kinh nghiệm cổ phần hóa thành công, Phó Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Xuân Nam cho rằng, ngoài sự chỉ đạo quyết liệt của tập đoàn thì sự nghiêm túc, tích cực của lãnh đạo EVNGENCO2 đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong việc thực hiện khâu xác định giá trị doanh nghiệp.
Để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn, Bộ Tài chính vừa đưa ra 10 giải pháp. Trong đó, tiếp tục phải đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước về cổ phần hóa, thoái vốn. Cùng với đó, Bộ đang đôn đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện cổ phần hóa khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định.
“Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc danh mục cổ phần hóa đến hết năm 2020 phải hoàn thành xác định giá trị doanh nghiệp, xử lý tài chính, công bố giá trị doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán”, ông Đặng Quyết Tiến thông tin.
Một biện pháp quan trọng khác là người đứng đầu các bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo quyết liệt quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch đã đề ra, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả triển khai, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ khi không hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được giao.
Cổ phần hóa, thoái vốn khởi động trở lại
Hơn 4 tháng đầu năm, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn giậm chân tại chỗ vì dịch bệnh. Kế hoạch này đang được tái khởi động trong bối cảnh thị trường và doanh nghiệp còn bộn bề khó khăn.
Thoái vốn, cổ phần hóa đình trệ vì Covid-19
ánh giá của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho thấy, dịch bệnh Covid-19 khiến cho các hoạt động kinh tế - xã hội bị đình trệ, vì vậy, việc triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm gặp khó khăn.
Theo số liệu của cơ quan này, trong gần 5 tháng đầu năm, không có doanh nghiệp nào được cổ phần hóa, trong khi mới chỉ có báo cáo cổ phần hóa của 3 đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Hậu Giang (đã phê duyệt phương án cổ phần hóa trong năm 2019).
Một loạt địa phương và bộ chủ quản vốn đã ì ạch trong thời gian qua lại tiếp tục được điểm danh chậm trễ trong hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp như UBND TP. Hà Nội với 13 doanh nghiệp thuộc 4 tổng công ty phải cổ phần hóa, chiếm 14% kế hoạch; UBND TP.HCM cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 tập đoàn, 3 tổng công ty); Bộ Công Thương cổ phần hóa 4 doanh nghiệp (3 tổng công ty); Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 tổng công ty...
Không chỉ chậm trễ triển khai cổ phần hóa, UBND TP. Hà Nội, Bộ Công thương và Bộ Xây dựng vẫn đang loay hoay với kế hoạch thoái vốn nhiều doanh nghiệp còn tồn đọng theo Quyết định số 1232/Q-TTg, trong đó Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng còn phải thoái vốn tại 8/11 tổng công ty cổ phần; UBND TP. Hà Nội còn tới 31/34 doanh nghiệp phải thoái vốn...
Với diễn tiến này, Cục Tài chính doanh nghiệp cho rằng, việc triển khai thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đối với các doanh nghiệp theo kế hoạch từ nay đến hết năm 2020 chỉ còn có 7 tháng là hết sức khó khăn.
Riêng đối với cổ phần hóa, việc thực hiện cổ phần hóa toàn bộ 92 doanh nghiệp theo kế hoạch "dồn cục" vào hơn 2 quý còn lại càng khó khả thi.
"Diễn biễn thị trường tài chính thế giới bất định, đặc biệt là thị trường chứng khoán trong nước vốn đã suy giảm đến đầu tháng 4 mới hồi phục nhưng cũng khó đoán định trong bối cảnh dịch bệnh còn đang phức tạp nên dự báo sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ bán thoái vốn, cổ phần hóa của các doanh nghiệp", đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp nhận định.
Trong khi đó, theo nhìn nhận của giới đầu tư, lực đẩy cho thị trường chứng khoán trong nước hầu như vẫn phụ thuộc phần lớn vào các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư cá nhân.
Dòng vốn ngoại, khối nhà đầu tư nước ngoài sau một thời gian bán tháo mạnh mẽ mới chỉ quay lại thị trường gần đây với xu hướng mua còn thận trọng, cho thấy kỳ vọng của khối này vào thị trường còn khá bấp bênh, chưa thể tạo đà tích cực trong ngắn hạn cho hoạt động bán thoái vốn của các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Vẫn có hy vọng trong 7 tháng cuối năm
Mặc dù vậy, triển vọng cho các doanh nghiệp có tiềm năng tốt vẫn có bởi theo nhận định của Cục ầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và ầu tư, mặc dù chịu tác động từ dịch Covid-19, song dòng vốn gián tiếp đầu tư vào Việt Nam trong 4 tháng vừa qua vẫn gia tăng.
Số thương vụ đầu tư theo hình thức góp vốn mua cổ phần vẫn tăng gần 33% về thương vụ giao dịch so với cùng kỳ 2019.
"Nhà đầu tư vẫn đang âm thầm mua vào, cho thấy thị trường và xu hướng thu hút dòng vốn đầu tư vẫn có nhiều tín hiệu tích cực, nhất là đối với các doanh nghiệp có tiềm năng tốt", ông ỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục ầu tư nước ngoài cho biết.
Mặc khác, theo đánh giá của các chuyên gia, với việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công nhằm tạo tác động lan tỏa tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhu cầu gia tăng nguồn vốn chi cho ngân sách là khá căng thẳng trong bối cảnh nguồn thu từ ngân sách sẽ giảm bởi việc thực thi các gói hỗ trợ giãn hoãn các loại thuế, phí.
Trong điều kiện này, để cân đối có đủ nguồn vốn cho nhu cầu chi ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ kế hoạch, rất có thể, phương án thực hiện thoái vốn tại các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp có yếu tố cơ bản tốt, vốn được nhiều nhà đầu tư ngoại quan tâm như Sabeco, Habeco, VEAM, Vinamilk... cũng được tính tới.
Bức tranh sáng - tối hậu cổ phần hóa: Bài 1: Đằng sau con số 13% doanh nghiệp thua lỗ Kể từ thời điểm Việt Nam bắt đầu thí điểm cổ phần hóa (CPH) từ năm 1992, đến nay công cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước đã trải qua nhiều thăng trầm. Bức tranh hậu CPH bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều tồn tại. Báo Hải quan khởi đăng loạt bài viết, như một vài "lát cắt"...