Cổ phần hoá doanh nghiệp Việt: Nhật muốn mức giá “mềm” hơn
“Bên bán là chính phủ Việt Nam mong muôn bán cô phân với giá cao, nhưng nêu các nhà đâu tư nước ngoài xét thây giá bán đưa ra không phải là mức giá hợp lý thì sẽ rât khó có nhu câu mua”.
Đây là ý kiến được Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nêu ra trong báo cáo mới đây khi đề cập đến vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam.
Theo đánh giá của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), Chính phủ đã tiến hành xây dựng lộ trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và sửa đổi rất nhiều các quy định liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Tuy nhiên, cho đến nay tiến độ thoái vốn vẫn rất chậm chạp, việc đạt mục tiêu vốn dĩ đã được đặt ra như “tăng cường quản trị doanh nghiệp” và “nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh” mà ban đầu hoạt động cải cách doanh nghiệp nhà nước đã hướng tới vẫn còn nửa vời.
JCCI cho biết, cho đến nay các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư cổ phần thiểu số với tư cách là nhà đầu tư chiến lược hoặc thành lập liên doanh tại rất nhiều doanh nghiệp nhà nước của Việt nam (bao gồm cả các doanh nghiệp tài chính ngân hàng), và cũng còn rất nhiều doanh nghiệp Nhật hiện đang xem xét việc đầu tư vào các doanh nghiệp này.
Đánh giá của JCCI, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiến độ thoái vốn còn chậm chạp, nhưng trước hết cần phải xem xét lại các quy định hiện hành về bán vốn cổ phần của nhà nước trong doanh nghiệp nhà nước tốt và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Theo đó, JCCI đề xuất 3 nguyên vọng. Thứ nhất, liên quan đến việc xác định mức giá hợp lý khi bán vốn cổ phần của nhà nước. “Chúng tôi hiểu rằng bên bán là chính phủ Việt Nam mong muốn bán cổ phần với giá cao, nhưng nếu các nhà đầu tư nước ngoài xét thấy giá bán (giá đấu giá tối thiểu) do phía Việt nam đưa ra không phải là mức giá hợp lý thì sẽ rất khó có nhu cầu mua”, JCCI cho hay.
Video đang HOT
JCCI phân tích, hiện nay, liên quan đến phương pháp xác định giá bán cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước theo như quy định của Nghị định 126 và Nghị định 32, có tồn tại hai vấn đề là phương pháp định giá cổ phần của doanh nghiệp nhà nước do các tổ chức định giá thực hiện đang khác biệt khá xa so với tiêu chuẩn định giá cổ phiếu quốc tế.
Đối với các doanh nghiệp nhà nước đã niêm yết trên sàn, nhiều trường hợp do thanh khoản trên thị trường kém nên hình thành giá cổ phiếu không hợp lý, nên sẽ rất khó để các nhà đầu tư blue-chip của nước ngoài trong đó có Nhật Bản có thể chấp nhận về giá.
Mặt khác, quy mô của các doanh nghiệp tập đoàn nhà nước chủ lực là rất lớn, có nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài rất khó có thể hiểu rõ nội dung ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn đa tầng này. Do vậy, sẽ hiệu quả hơn nếu tách riêng các công ty con, công ty cháu trong tập đoàn một cách rõ ràng theo nội dung ngành nghề để ưu tiên đầu tư.
Thứ hai, thực hiện quy trình bán vốn cổ phần của nhà nước sao cho gần với quy trình M&A theo tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, cần phải đảm bảo việc đánh giá đầy đủ thực trạng và các vấn đề của doanh nghiệp bán vốn thông qua quá trình rà soát đặc biệt (dưới đây gọi là DD) liên quan đến luật pháp, tài chính, thuế, và đưa vào hợp đồng (hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần, hợp đồng cổ đông) các giải pháp đối với các vấn đề đã được làm rõ qua quá trình DD.
Đối với các nhà đầu tư chiến lược có chất lượng tốt là các doanh nghiệp niêm yết của nước ngoài bao gồm cả Nhật Bản, do nghĩa vụ giải trình trước cổ đông, hội đồng quản trị của công ty khi quyết định đầu tư liên quan đến các dự án M&A sẽ phải thực hiện việc đánh giá các phân tích rủi ro, rà soát, các đối sách trong quy trình nêu trên một cách thận trọng. Nếu quy trình này không đầy đủ thì khả năng nhà đầu tư đưa ra quyết định tham gia tiếp dự án sẽ là rất thấp.
Thứ ba, tăng cường bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số. Nhiều trường hợp các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước mà chính phủ vẫn nắm cổ phần chi phối theo quy định hiện hành, do đó mà đa số vẫn bị hạn chế đầu tư nước ngoài.
Nghĩa là, các doanh nghiệp Nhật, đang đa phần là đầu tư chiến lược vào các doanh nghiệp nhà nước mà chỉ được chấp nhận đầu tư của cổ đông thiểu số theo luật định (hầu hết là không giữ quyền phủ quyết (nắm trên 35% cổ phần có quyền biểu quyết) theo luật doanh nghiệp).
Với những trường hợp vì hạn chế của các quy định pháp luật mà nhà đầu tư chỉ có thể góp vốn của cổ đông thiểu số như vậy, thì để thu hút các nhà đầu tư tốt thì cần phải tăng cường bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số hơn nữa để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư một cách dài hạn.
Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp mục tiêu là công ty tư nhân, thì thông thường nhà đầu tư sẽ kí hợp đồng giữa các cổ đông với nhau, trong đó sẽ quy định các điều khoản “nghiêm cấm nhà đầu tư bán cổ phần cho đối thủ cạnh tranh”, “hạn chế pha loãng cổ phiếu”, “quyền ưu tiên mua, quyền ưu tiên đàm phán khi bán cổ phiếu” để bảo vệ quyền lợi của mình.
Đặc biệt, do việc bán vốn cổ phần của nhà nước bắt buộc phải thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành, khi bán tiếp vốn cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bằng hình thức đấu giá công khai, nếu doanh nghiệp trúng đấu giá là đối thủ cạnh tranh của nhà đầu tư Nhật Bản đang đầu tư chiến lược tại doanh nghiệp đó thì sẽ gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư từ trước…
BẢO VY
Theo Trí Thức Trẻ
Thặng dư bán đấu giá cổ phần hóa qua sàn tăng mạnh
Theo đại diện Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), thặng dư từ việc bán đấu giá cổ phần và thoái vốn DNNN qua các Sở Giao dịch chứng khoán tăng mạnh trong hai năm 2016 và 2017.
Tỷ lệ thặng dư/ giá trị cổ phần theo mệnh giá của giai đoạn 2016-2018 đạt 447%. Ảnh: Internet.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho bết, theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tình hình thặng dư thu được từ việc bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua hai Sở Giao dịch chứng khoán từ năm 2016 đến hết tháng 8 năm 2018 như sau:
Trong năm 2016, giá trị cổ phần bán được theo giá khởi điểm là gần 21.511 tỷ đồng, tổng giá thực tế bán được là 23.074 tỷ đồng và thặng dư đạt 14.189 tỷ đồng.
Sang năm 2017, giá trị cổ phần bán được theo giá khởi điểm là 124.086 tỷ đồng, tổng giá thực tế bán được là 127.729 tỷ đồng và thặng dư bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn đạt gần 119.164 tỷ đồng.
Cũng theo ông Đặng Quyết Tiến, trong 8 tháng đầu năm 2018, giá trị cổ phần bán được theo giá khởi điểm là 22.981 tỷ đồng, tổng giá thực tế bán được là gần 27.397 tỷ đồng và thặng dư đạt 12.220 tỷ đồng.
Tính chung trong thời gian từ năm 2016 đến hết tháng 8 năm 2018, giá trị cổ phần bán được theo giá khởi điểm đạt 168.578 tỷ đồng, tổng giá thực tế bán được là 178.201 tỷ đồng và thặng dư bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua Sở giao dịch chứng khoán của giai đoạn này đạt 145.574 tỷ đồng.
Theo đó, tỷ lệ thặng dư/ giá trị cổ phần theo mệnh giá của giai đoạn này đạt 447%.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, thặng dư thu được từ bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn năm 2016 tăng mạnh là do năm 2016 có đợt thoái vốn cổ phần Vinamilk của SCIC.
Năm 2017, việc bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn vẫn tiếp tục thu được thặng dư so với mệnh giá. Thặng dư thu được từ bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn năm 2017 tăng mạnh là do năm 2017 có đợt thoái vốn cổ phần Vinamilk của SCIC, thoái vốn cổ phần Sabeco của Bộ Công Thương. Và trong 8 tháng đầu năm 2018, thặng dư thu được từ bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn đạt 12.220 tỷ đồng.
H.Anh
Theo baohaiquan.vn
Rà soát đất của doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng Bộ Xây dựng vừa ban hành Chỉ thị 03/CT-BXD về việc rà soát tình hình quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp do Bộ này làm đại diện chủ sở hữu và các đơn vị có vốn góp của doanh nghiệp. Theo đó, để phục vụ công tác bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần, cổ phần hóa,...