Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm vì ‘nhiều xương’
Ông Trần Văn Tiến, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết: Từ đầu năm đến nay, việc thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hóa (CPH) diễn ra chậm.
Xử lý kỹ thuật tại Trung tâm truyền dẫn của VNPT. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp ( Bộ Tài chính) ặng Quyết Tiến, việc CPH doanh nghiệp diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp rất chậm, trong khi số doanh nghiệp phải CPH vẫn còn nhiều; trong đó nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, trải dài ở nhiều địa phương, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông MobiFone… Trong 5 tháng đầu năm 2021, Cục Tài chính doanh nghiệp mới nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp với tổng giá trị doanh nghiệp 252 tỷ đồng, trong đó phần vốn chủ sở hữu là 151 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng: Nguyên nhân của việc chậm tiến độ sắp xếp CPH doanh nghiệp nhà nước là do cơ chế, chính sách về CPH, thoái vốn nhà nước, đặc biệt là quy định xác định giá trị doanh nghiệp, quy định về sắp xếp lại xử lý nhà đất và quy định về phương án sử dụng đất, sử dụng vốn từ CPH còn chưa đầy đủ, rõ ràng. Không phải đến thời điểm dịch bệnh COVID-19 bùng phát thì việc CPH các doanh nghiệp mới gặp khó khăn mà khó khăn là ở chính các doanh nghiệp nhà nước. Việc vận động thu hút nguồn lực của người dân, đặc biệt là các doanh nghiệp quan tâm đến CPH không hề đơn giản.
Ông Nguyễn Văn Thân nhận định, các doanh nghiệp nhà nước có tính thanh khoản cao, có khả năng, tiềm năng tốt thì hầu như đã CPH rồi. Còn lại là những công ty, doanh nghiệp nợ, lỗ vốn, tính thanh khoản kém nên việc CPH rất chậm. Cho nên các doanh nghiệp “không hào hứng” trong việc CPH. Bên cạnh đó việc CPH phải qua rất nhiều thủ tục; trong đó có cả thủ tục về kiểm toán, giải quyết công ăn việc làm cho những người lao động… Từ đó dẫn đến việc CPH doanh nghiệp nhà nước khá khó khăn.
Video đang HOT
Để giải quyết vấn đề chậm CPH doanh nghiệp, ông Nguyễn Trường Giang, đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan khẩn trương rà soát, chỉ rõ những quy định còn bất cập để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kịp thời đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới để đẩy mạnh CPH doanh nghiệp nhà nước theo đúng chủ trương đề ra.
“Trước mắt, khẩn trương ban hành dự thảo nghị định về quản lý, sử dụng nguồn thu, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và chuyển nhượng vốn nhà nước. Đây cũng là giải pháp nhằm tăng thu cho ngân sách nhà nước để có nguồn ngân sách bố trí cho đầu tư công”, ông Nguyễn Trường Giang kiến nghị.
Gắn trách nhiệm đại diện chủ sở hữu trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), để đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước cần có thông điệp để nhắc nhở lại lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan đại diện chủ sở hữu tích cực đẩy mạnh tiến độ cơ cấu; trong đó, hình thức cổ phần hóa và thoái vốn là một giải pháp.
Gắn trách nhiệm đại diện chủ sở hữu trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước. Ảnh minh họa: TTXVN
Ông Đặng Quyết Tiến cho biết, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 22/2021/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.
Tới đây, định hướng và quan điểm ban hành đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 cũng sẽ theo hướng phân cấp mạnh gắn với trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu; giao cho họ tự đề xuất, tự đăng ký, lựa chọn thời điểm thích hợp, lựa chọn lĩnh vực cơ cấu và hướng đi. Sau đó, đăng ký với Chính phủ, với các bộ, ngành để thực hiện.
Ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, hướng đi này của Chính phủ là rất tích cực, phù hợp với xu thế hiện nay và đúng định hướng không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp; để doanh nghiệp chủ động tái cơ cấu, gắn với nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đảm bảo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.
Từ đó, doanh nghiệp nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo, dẫn dắt mở đường cho các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là nền kinh tế phục hồi sau dịch COVID-19 thì vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước rất quan trọng.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, trong những tháng đầu năm, Bộ đã nhận được báo cáo phê duyệt phương án cổ phần hóa 3 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam với tổng giá trị doanh nghiệp là 252 tỷ đồng.
Lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 6/2021, đã có 183 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Tuy nhiên, trong 183 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục 128 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Như vậy, mới chỉ đạt 30% kế hoạch, còn số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 6 tháng còn lại năm 2021 là 89 doanh nghiệp.
Ông Đặng Quyết Tiến cho hay, cổ phần hóa những tháng qua chậm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật quản lý tài sản công về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi quản lý.
Đa số doanh nghiệp nhà nước chưa chủ động triển khai các chính sách pháp luật về đất đai, đến khi phải thực hiện cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa.
Các tồn tại, vướng mắc về tài chính trong quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp cũng chưa được xử lý triệt để gây khó khăn, chậm trễ cho quá trình cổ phần hóa, thoái vốn. Các doanh nghiệp chưa thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vì vây, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chưa cao, khó hấp dẫn nhà đầu tư khi thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn.
Ngoài ra, nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp về việc thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn và thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán còn chưa đúng, chưa đầy đủ.
Tăng tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước Đại diện nhiều doanh nghiệp nhà nước cho rằng đang bị mất đi tính tự chủ, khiến doanh nghiệp không dám đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Mặt khác, việc áp dụng phương thức quản trị tiên tiến cũng gặp khó khăn, làm giảm tính công khai, minh bạch so với doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác. Ảnh...