Cổ phần hóa doanh nghiệp: Chậm tiến độ, phát sinh thua lỗ
Thông tin tại cuộc họp báo chuyên đề ngày 10/12 về “Tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018; kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa DN Nhà nước (DNNN) năm 2019″ do Bộ Tài chính tổ chức cho thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN có xu hướng tăng, tuy nhiên mức tăng vẫn rất khiêm tốn. Thậm chí, nhiều DN sau cổ phần hóa (CPH) vẫn hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Tổng Công ty May 10 là một trong những DN thành công trong cổ phần hóa. Ảnh: Thanh Hải
Sản xuất, kinh doanh tăng khiêm tốn
Theo số liệu tổng hợp tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2018 của 505 DNNN, tổng tài sản của các DNNN là 2.937.871 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Tỷ trọng tài sản cố định bình quân chiếm 39% tổng tài sản. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con có tổng tài sản là 2.690.431 tỷ đồng, chiếm 92% tổng tài sản; các công ty TNHH MTV độc lập còn lại chiếm 8% tổng tài sản.
Tiến độ CPH, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu lại chậm, không đạt được theo kế hoạch đã đề ra. DNNN chậm quyết toán bàn giao sang công ty cổ phần; chậm bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước về SCIC, chưa đảm bảo kế hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến
Vốn chủ sở hữu của các DNNN là 1.368.867 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm 2017. Trong đó, khối các tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con là 1.218.898 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2017, chiếm 89% tổng vốn chủ sở hữu. Tổng doanh thu của các DNNN tăng 9% so với thực hiện năm 2017.
Về tình hình tài chính của các DN có cổ phần, vốn góp của Nhà nước, báo cáo tổng hợp từ 350 DN cổ phần cho thấy, khối DN này có xu hướng tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn có một số DN sau CPH hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu. Cụ thể, năm 2018, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của các DN cổ phần là 777.315 tỷ đồng, tăng 2% so với thực hiện năm 2017. Về nguồn vốn, tổng số nợ phải trả của các DN cổ phần theo báo cáo hợp nhất là 397.154 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 65% tổng số nợ phải trả. Khối tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ – con cổ phần có tổng số nợ phải trả theo số liệu báo cáo hợp nhất là 351.733 tỷ đồng, chiếm 88,6% tổng số nợ phải trả của các DN cổ phần.
Video đang HOT
Về kết quả CPH DNNN năm 2019, theo báo cáo của Bộ Tài chính, vẫn quá chậm. Năm 2019 mới có 9 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH. Trong đó, chỉ có 3 DN thuộc danh mục CPH theo Công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 phê duyệt Danh mục DNNN hoàn thành CPH theo từng năm giai đoạn 2017 -2020 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, giai đoạn 2016 – 2019, cả nước đã có 168 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án CPH với tổng giá trị DN là 443.056 tỷ đồng; trong đó, giá trị vốn Nhà nước là 206.694 tỷ đồng. Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến nhận định, trong 168 DN đã CPH chỉ có 36 DN CPH thuộc danh mục 128 DN CPH theo quy định (đạt 28% kế hoạch), số DN còn phải thực hiện CPH theo kế hoạch tính đến hết năm 2020 là 92 DN.
Về thoái vốn, năm 2019 đã có 13 DN thuộc danh mục ban hành thực hiện thoái vốn với giá trị 896 tỷ đồng, thu về 1.839 tỷ đồng. Lũy kế từ năm 2017 – 2019, thoái vốn Nhà nước tại 92 đơn vị thuộc Quyết định số 1232/QĐ-TTg với giá trị 4.704 tỷ đồng, thu về 8.964 tỷ đồng, mới đạt 7,8% kế hoạch.
Bên cạnh đó, nhiều DN chậm đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán làm ảnh hưởng đến tính công khai, minh bạch của thị trường. Đồng thời, chậm đổi mới công tác quản trị DN sau CPH theo thông lệ và chuẩn mực của các DN trên thị trường chứng khoán, cũng như hạn chế công tác giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động của các DN này.
Để tiếp tục đẩy mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đại diện Bộ Tài chính cho biết, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của DNNN và DN có vốn Nhà nước về CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DN. Các DNNN thuộc diện CPH khẩn trương rà soát toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Từ đó, trình UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có ý kiến về phương án và giá đất để cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tổ chức xác định giá trị DN CPH theo đúng quy định.
Nha Trang
Theo Kinhtedothi.vn
Rà soát lại hơn 51.000m2 đất sau cổ phần hóa tại Lào Cai
Việc xác định diện tích đất làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính hàng năm đến 2017 còn chênh chệch số liệu...
Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử dụng đất trong và sau cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2017 tại tỉnh Lào Cai.
Trong đó kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, rà soát, thu hồi và quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất các đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
Kiểm toán tổng hợp cho thấy, các doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn trước năm 2011 có 15 doanh nghiệp nhà nước; giai đoạn 2011 - 2017 có 16 doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp này đều thực hiện thuê đất trả tiền hàng năm, không xác định giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp, không có doanh nghiệp cổ phần hóa nào chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nhiều con số chênh lệch
Theo kết quả kiểm toán tổng hợp và chi tiết, việc xác định diện tích đất làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính hàng năm đến 2017 còn chênh chệch số liệu giữa Cục Thuế và Sở Tài nguyên và Môi trường.
Cụ thể, chênh lệch do Sở Tài nguyên và Môi trường chưa gửi phiếu chuyển thông tin địa chính cho cơ quan thuế 4 thửa đất với diện tích 840m2; chênh lệch do đất đã hết thời hạn thuê đất, chưa làm thủ tục thuê lại với Sở Tài nguyên và Môi trường là 2 thửa đất có tổng diện tích gần 10.000m2; chênh lệch do cơ quan thuế tính thiếu 5 thửa đất 4.293m2; chênh lệch do cơ quan thuế tính thiếu 8 thửa đất với diện tích 75.793m2; chênh lệch do cơ quan thuế đã thu (nhưng Sở Tài nguyên và Môi trường không có hồ sơ quan lý các thửa đất này) là 5 thửa với diện tích 1.623m2.
Đồng thời, kết quả kiểm toán cũng chỉ rõ, Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai chưa tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi diện tích đất của các doanh nghiệp nhà nước không có nhu cầu sử dụng sau cổ phần hóa (các doanh nghiệp đã có văn bản trả lại đất) để quản lý theo quy định với tổng diện tích đất khoảng 51.000m2 như của các Công ty cổ phần Đường bộ Lào Cai; Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lào Cai...
Chưa tham mưu cho tỉnh ban hành quyết định cho thuê đất đối với các đơn vị đã nộp hồ sơ thực hiện chuyển nhượng tài sản trên đất thuê của Nhà nước; không theo dõi, không đòi hồ sơ 5 thửa đất diện tích 1.623m2 của Công ty cổ phần vật tư Nông nghiệp.
Trong khi đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai thu hồi diện tích đất khi doanh nghiệp tự nguyện trả lại để thực hiện theo quy định và xây dựng công trình công cộng cao hơn diện tích trên quyết định cho thuê; trong đó, của Công ty cổ phần Liên Sơn 4.790m2; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Lào Cai hơn 1.400m2.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho biết, cơ quan thuế chưa thu thuế 4 thửa đất diện tích 1.432m2 của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp. Công ty này còn sử dụng đất không đúng mục đích như cho đơn vị khác thuê và để các hộ lấn chiếm chưa đảm bảo theo đúng quy định.
Về phía các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện điều chỉnh thông tin trên hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa.
Chưa có cơ sở được miễn, giảm tiền đất
Cũng theo kết quả kiểm toán, số tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2017 của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa là trên 25 tỷ đồng, đã nộp gần 19 tỷ đồng, còn hơn 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực từ 1/7/2006), kết thúc thời gian kiểm toán, Cục thuế Lào Cai và các doanh nghiệp cổ phần hóa được đối chiếu không cung cấp được thủ tục hồ sơ đề nghị được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định.
Do đó, chưa đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng kiểm toán để xác nhận số tiền miễn, giảm tiền thuê đất trên 5 tỷ đồng cho các doanh nghiệp. Một số đơn vị thì chưa thực hiện kê khai nộp tiền thuê đất đối với phần diện tích đất đang sử dụng theo quy định...
Trên cơ sở đó, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị, các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát, bổ sung hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định số tiền trên 5 tỷ đồng đối với 5 doanh nghiệp cổ phần hóa; báo cáo kết quả về Kiểm toán Nhà nước; đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất của Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp đối với việc sử dụng đất nhưng không có hồ sơ về đất đai, cho thuê lại, bị lấn chiếm; xem xét, thu hồi và quản lý theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất đơn vị không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích của Công ty cổ phần Đường bộ Lào Cai gần 9.000m2; Công ty Cổ phần Thương mại Lào Cai 1.000m2; Công ty Mỏ tuyển đồng Sin Quyền 38.030m2; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lào Cai 2.842m2...
Về xử lý tài chính, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai chỉ đạo Cục Thuế tỉnh xác định nghĩa vụ tài chính phải nộp Ngân sách Nhà nước, truy thu tiền thuê đất, phạt chậm nộp theo quy định đối với Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Lào Cai đối với 4 thửa đất tổng diện tích 1.432m2; thực hiện kiểm tra, rà soát xác định đối tượng được miễn, giảm của 5 doanh nghiệp cổ phần hóa.
Đồng thời, báo cáo Bộ Tài chính, xin ý kiến chỉ đạo đối với những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách việc miễn, giảm tiền thuê đất đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, đảm bảo phù hợp với quy định và thực tiễn tại địa phương...
Phan Dương
Theo Vneconomy
Bộ Tài chính "điểm tên" các Bộ, ngành thực hiện việc thoái vốn chậm Bộ Tài chính cho biết, những đơn vị còn nhiều doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn với giá trị lớn là: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, TP Hà Nội. Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2019 có 9 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, tuy nhiên trong...