Có phải vứt bàn chải đánh răng sau khi khỏi bệnh không?
Khi chúng ta mắc bệnh, đánh răng có thể khiến vi khuẩn gây bệnh lưu lại trên bàn chải. Việc này đặt ra vấn đề là liệu có phải thay bàn chải khi đã khỏi bệnh?
Bàn chải đánh răng cần phải được thay mới từ 3 đến 4 tháng/lần – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bất kể chúng ta có bị bệnh hay không, bàn chải đánh răng dùng từ 3 đến 4 tháng thì phải thay mới. Vì sau khoảng thời gian này, lông bàn chải đã sờn và không còn loại bỏ tốt các mảng bám trên răng nữa, theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Mỹ, theo Business Insider.
Khi người dùng mắc bệnh, chắc chắn rằng bàn chải sẽ lưu lại các vi khuẩn gây bệnh trên đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể không cần phải thay bàn chải mới khi đã khỏi bệnh.
Nguyên nhân là không có bằng chứng khoa học cho thấy con người có thể bị tái nhiễm bệnh do vi khuẩn lưu lại trên bàn chải đánh răng, trừ phi hệ miễn dịch đang bị tổn thương , Business Insider dẫn lời chuyên gia nha khoa người Mỹ Hamad Hamad.
Tuy nhiên, nếu bạn đặt bàn chải đánh răng của mình chung với các thành viên trong gia đình thì nên thay bàn chải mới để tránh lây nhiễm bệnh cho họ. Ngược lại, nếu người khác đang mắc bệnh hoặc bệnh vừa khỏi thì cần tránh để bàn chải đánh răng của họ và mình tiếp xúc nhau.
Video đang HOT
Một nghiên cứu công bố trên trên chuyên san Nursing Research and Practice cho biết tình trạng bàn chải đánh răng bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn từ bên ngoài là rất phổ biến. Các nhà khoa học vẫn cảnh báo người dùng cần cẩn thận dù không có bằng chứng rõ ràng cho thấy các vi khuẩn này có thể gây bệnh, theo Business Insider.
Trong nghiên cứu này, các loại vi khuẩn có thể gây bệnh được phát hiện trên bàn chải gồm vi khuẩn gây đường ruột E. coli, vi khuẩn gây nhiễm tụ cầu trùng staphylococcus aureus và một số loại vi khuẩn khác. Trong quá trình sử dụng, chúng dính vào bàn chải khi người dùng cầm nắm hoặc tiếp xúc với các bề mặt xung quanh.
Để hạn chế vi khuẩn dính vào bàn chải, người dùng nên rửa kỹ bằng nước sạch sau khi sử dụng. Nếu cẩn thận hơn, họ có thể vệ sinh bàn chải bằng nước súc miệng. Khi cất giữ, bàn chải cần được đặt ở tư thế thẳng đứng, lông bàn chải đưa lên trên, theo Business Insider.
Vừa đánh răng vừa cười, cô gái nuốt luôn chiếc bàn chải vào bụng
Vừa đánh răng vừa cười đùa, cô gái 19 tuổi đã nuốt nguyên chiếc bàn chải đánh răng vào bụng, phải vào BV Đại học Y cấp cứu.
Bàn chải đánh răng được nữ bệnh nhân nuốt vào trong dạ dày
Nuốt phải dị vật vào đường tiêu hóa là một tai nạn thường gặp. Trong phần lớn các trường hợp, dị vật bị nuốt vào sẽ tự trôi qua ống tiêu hóa trước khi được đào thải ra ngoài qua phân.
Tuy nhiên, đôi khi các dị vật không tiếp tục di chuyển mà bị tắc lại ở một chỗ hẹp gây ra viêm, loét, thậm chí thủng đường tiêu hóa dẫn đến nhiều biểu hiện lâm sàng đa dạng, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân.
BSCKII. Trần Quốc Tiến - Giám đốc Trung tâm Nội soi (BV ĐH Y Hà Nội) cho biết, thời gian qua, Trung tâm đã tiếp nhận và xử trí cho nhiều bệnh nhân nuốt phải dị vật đường tiêu hóa.
Gần đây nhất là trường hợp nữ bệnh nhân, 19 tuổi, đến cấp cứu vì nuốt... bàn chải đánh răng. Bệnh nhân trong lúc vừa đánh răng vừa cười đùa đã nuốt nguyên chiếc bàn chải đánh răng, các bác sĩ tiến hành nội soi phát hiện chiếc bàn chải đánh răng trong dạ dày và lấy ra an toàn.
Ảnh minh họa
Hay trường hợp khác là bệnh nhân nam, 61 tuổi, đến viện cấp cứu vì nuốt viên thuốc còn nguyên vỏ do khi uống quên không tách khỏi vỉ. Viên thuốc có cạnh sắc nhọn mắc ở thực quản, bệnh nhân cũng được tiến hành nội soi phát hiện và lấy ra nhanh chóng.
Theo BSCKII. Trần Quốc Tiến - Giám đốc Trung tâm Nội soi, tỷ lệ gặp biến chứng sau khi nuốt dị vật chiếm
Cụ thể, BS Trần Quốc Tiến cho biết, dị vật vùng hầu họng có thể gây rách niêm mạc, nuốt khó.
Ngoài ra, dị vật thực quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng thực quản, áp xe thực quản, viêm trung thất, thủng các mạch máu lớn vùng cổ, động mạch chủ ngực, tràn khí màng phổi, rò khí quản - thực quản, rò thực quản - động mạch chủ là biến chứng có thể gây tử vong rất nhanh và rất khó điều trị kịp thời.
"Dị vật ở dạ dày và ruột non có thể gây thủng, tạo áp xe trong ổ bụng, viêm phúc mạc hay tắc ruột. Đây cũng là những biến chứng nặng, cần can thiệp sớm bằng phẫu thuật", BS Trần Quốc Tiến nhấn mạnh.
Để phòng tránh dị vật đường tiêu hóa, BS Tiến khuyến cáo, trong khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh trộn canh vào cơm ăn cùng một lúc, không nên vừa ăn vừa nói chuyện.
Người già và trẻ nhỏ nên tránh ăn thức ăn dai, gân, da,... hoặc cần cắt nhỏ nấu kỹ. Đối với người có răng giả cần thận trọng khi ăn uống, thường xuyên kiểm tra độ vững chắc của răng giả.
"Lưu ý các loại thịt cá có lẫn xương mà chưa được lọc kỹ. Bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong. Khi uống thuốc cần nhớ tách từng viên khỏi vỏ/vỉ. Đối với trẻ em, cha mẹ nên để xa tầm tay những vật dụng hay đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể cho vào miệng", BS Trần Quốc Tiến nhấn mạnh.
Đặc biệt, khi phát hiện mắc phải dị vật, người bệnh cần đến khám và điều trị can thiệp ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa, không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc điều trị mẹo theo dân gian rất nguy hiểm và làm bệnh phức tạp thêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo infonet
Vừa đánh răng vừa cười, cô gái 19 tuổi nuốt nguyên cả cái bàn chải đánh răng Trung tâm nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thời gian gần đây tiếp nhận rất nhiều trường hợp nuốt dị vật. Muôn kiểu hóc dị vật Thông tin từ Trung tâm nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, một cô gái 19 tuổi gần đây đã đến cấp cứu tại bệnh viện vì nuốt phải chiếc bàn chải...