Có phải trẻ sinh mổ dễ đau ốm hơn sinh thường?
Theo bác sĩ chuyên khoa, trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp, đặc biệt là hệ miễn dịch kém phát triển hơn trẻ sinh thường. Tuy nhiên, việc đẻ thường hay đẻ mổ nên được bác sĩ quyết định chứ không phải sản phụ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tuyệt vời nhất là trẻ được sinh thường, bởi cái gì thuận với tự nhiên cũng tốt hơn. Khi ra đời bằng phương pháp sinh thường, bé sẽ biết lựa chiều phù hợp với khung xương của mẹ, biết chồng các xương của mình lại để có thể lọt ra một cách dễ dàng nhất. Bé sinh thường buộc phải ép ngực và lúc đó nước trong phổi sẽ ra hết. Khi bé khóc, phổi sẽ nở ra.
Còn ở trẻ sinh mổ, việc không qua đường sinh tự nhiên của mẹ khiến phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, nên nhiều bé còn tồn dịch phổi, dễ bị khò khè hoặc mắc các bệnh về hô hấp sau này. Hệ hô hấp của những bé sinh thường bao giờ cũng tốt hơn sinh mổ.
So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch kém phát triển hơn và mất nhiều thời gian hơn để hoàn thiện (6 tháng) so với trẻ sinh thường (10 ngày). Ảnh: Internet.
Trẻ sinh thường được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi trong môi trường vùng kín của mẹ. Vì thế, tự cơ thể của bé có thể sản xuất hệ miễn dịch. Đây là bước quan trọng đầu tiên để phát triển hệ miễn dịch của trẻ.
Đối với trẻ sinh mổ, bé không tiếp nhận được vi khuẩn có lợi từ âm đạo của mẹ dẫn đến vi khuẩn có lợi chậm khu trú trong đường ruột nên sự phát triển của hệ miễn dịch bị chậm trễ.
Hơn nữa, với sản phụ sinh thường, trong quá trình chuyển dạ sẽ sản sinh ra nhiều hormon giúp trẻ đề kháng tốt hơn. Do vậy, trẻ sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hệ miễn dịch hoạt động tốt. Với trẻ sinh mổ, việc hoàn thiện hệ miễn dịch có thể kéo dài đến 6 tháng. Vì thế, trẻ sinh thường ít ốm vặt và nuôi cũng dễ hơn trẻ sinh mổ. Hệ miễn dịch phát triển chậm trễ khiến trẻ sinh mổ dễ mắc bệnh hơn trẻ sinh thường, đặc biệt là hen suyễn, bệnh về hô hấp, bệnh về đường tiêu hóa và dị ứng (chàm sữa). Có tới 15% trẻ sinh mổ có nguy cơ dị ứng, dù không có yếu tố di truyền, cả bố và mẹ đều chưa từng bị dị ứng.
Bên cạnh sự non yếu của hệ miễn dịch, trẻ sinh mổ còn có hệ tiêu hoá không tốt như những bé sinh thường. Trẻ sinh mổ do khả năng sinh ra vi khuẩn chí đường ruột chậm chạp nên cũng dễ gặp những vấn đề về tiêu hóa như: nôn trớ, ợ hơi, táo bón, trướng bụng, tiêu chảy… Đặc biệt, với hệ tiêu hoá còn non nớt dẫn đến việc hấp thu dưỡng chất bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ngoài ra, khoa học cũng cho thấy rằng, 2/3 hệ miễn dịch của trẻ nằm trong đường tiêu hóa. Vì thế, sự cân bằng của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ miễn dịch. Các loại vi khuẩn có lợi nằm trong đường tiêu hóa còn có thể hỗ trợ cơ thể trẻ sản xuất các chất kháng thể chống lại bệnh tật.
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con, khi sinh mổ chính người mẹ cũng phải chịu những rủi ro như nhiễm trùng vế mổ, lâu phục hồi, mất máu, tai biến trong những lần mang thai sau…
Video đang HOT
Nếu mẹ có thai kỳ khỏe mạnh thì có thể sinh con thuận tự nhiên còn với những mẹ bầu gặp các vấn đề sức khỏe trong quá trình mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc đẻ thường hay đẻ mổ nên được bác sĩ quyết định chứ không phải sản phụ.
Để chọn được phương pháp sinh nở an toàn, các mẹ nên cân nhắc kỹ lượng và cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Theo Ngọc Thi/Phụ nữ&Sức khỏe
'Mầm bệnh' nguy hiểm gieo rắc cho trẻ từ khói thuốc
Hút thuốc lá thụ động - hít phải khói thuốc từ người hút thuốc - không chỉ gây bệnh về hô hấp cho trẻ em mà còn tạo "mầm mống" gây bệnh về tim, tai, hay thậm chí các bệnh ung thư.
Nguy cơ khi trẻ phải hút thuốc lá thụ động
Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ trẻ em gặp hàng loạt vấn đề về sức khỏe.
- Các triệu chứng về thở, như ho, ho ra chất nhầy hoặc thở khò khè
- Nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản và viêm phổi - Những bệnh nhiễm trùng này có thể đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Hen suyễn - có thể không gây ra triệu chứng thường xuyên. Nhưng khi các triệu chứng bùng phát, trẻ thở khò khè, ho hoặc có cảm giác căng tức ở ngực.
- Phổi không phát triển bình thường trong thời thơ ấu
- Nhiễm trùng tai
- Mất thính giác (khi trưởng thành)
Sau này khi trưởng thành, những đứa trẻ lớn lên với khói thuốc lá có nhiều khả năng mắc phải:
- Hen suyễn
- Ung thư phổi
- Các loại ung thư khác
- Bệnh tim
Ngoài ra, những đứa trẻ lớn lên với cha mẹ hút thuốc có nhiều khả năng chúng cũng sẽ hút thuốc.
Nếu con đã bị hen suyễn, hút thuốc thụ động có thể làm cho các triệu chứng của trẻ trở nên tồi tệ hoặc nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hút thuốc thụ động khiến trẻ bị hen suyễn đến mức cần dùng thuốc điều trị hen hoặc phải đến bệnh viện thường xuyên hơn.
Khói thuốc còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu một người phụ nữ (không hút thuốc) sống trong nhà có khói thuốc lá, trẻ được sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân hơn trẻ bình thường khác.
Nhiều nguy cơ vì hút thuốc trong khi mang thai
Phụ nữ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn, hoặc sinh non, chưa đủ tháng. Khi một người phụ nữ hút thuốc trong khi mang thai, trẻ sinh ra có nguy cơ cao hơn:
- Sinh quá sớm
- Không phát triển như bình thường trong tử cung
- Sinh ra bị dị tật bẩm sinh
- Chết vì hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh trong quá trình sau sinh (hội chứng em bé chết đột ngột trong khi ngủ mà không rõ lý do).
Nếu chỉ làm một căn phòng không khói thuốc trong nhà thôi thì điều đó là chưa đủ cho con, cha mẹ cần làm cho cả nhà không khói thuốc. Việc sử dụng máy lọc không khí sẽ không giúp ích gì.
Phòng ngừa hút thuốc lá thụ động ở trẻ em
Nếu muốn bỏ hút thuốc, hãy ghi nhớ và đặt ra các mốc thời gian cần thực hiện: lên lịch ngày bắt đầu bỏ thuốc, ngày nói với gia đình, bạn bè và những người xung quanh rằng bản thân dự định sẽ bỏ thuốc, dự đoán hoặc lên kế hoạch trước cho những thời điểm khó khăn mà sẽ phải đối mặt trong khi bỏ thuốc lá.
Loại bỏ thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá khác khỏi nhà, xe hơi và nơi làm việc. Tạm thời tránh xa những người hút thuốc lá, những khu vực có người hút thuốc. Nhờ bác sĩ kê toa thuốc giúp bạn bỏ thuốc lá, một số loại thuốc, kẹo , ô mai, thảo dược... giúp làm giảm cảm giác thèm thuốc lá.
Bỏ hút thuốc cách phòng tránh nguy cơ các bệnh về đường hô hấp cho chính bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cho chính con của mình. Để kiểm tra xem trẻ có đang bị mắc các bệnh về đường hô hấp mà nguyên nhân là do hút thuốc lá thụ động gây nên, cha mẹ nên cho bé đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sức khỏe và có những phương pháp giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
PGS. TS. BS Nguyễn Tuyết Mai
(Trưởng khoa Nội Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec)
Theo vietnamnet
Hút thuốc lá sẽ khiến cơ thể con người mắc những bệnh gì? Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh về hô hấp và ung thư, cứ hút mỗi điếu thuốc là tự mình làm mất đi 5,5 giây cuộc sống. Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn. Thành phần, độc tính của thuốc lá Ngoài nicotin, trong thuốc lá còn...