Có phải người Hoa đang thâu tóm cả thế giới?

Theo dõi VGT trên

Vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới của Trung Quốc đã đạt mốc 1.100 tỉ USD, trong đó chỉ riêng năm 2014 đã là gần 147 tỉ USD.

Có phải người Hoa đang thâu tóm cả thế giới? - Hình 1

Năm 2008, chẳng mấy dân Pháp để ý đến việc lâu đài Haut-Brisson của họ đã đổi chủ. Dần dần, hơn 100 lâu dài tráng lệ phía Tây Nam nước Pháp đã thuộc quyền sở hữu của người Hoa. Ở Bordeaux, họ bỏ ra trung bình khoảng 10 triệu euro để mua một lâu đài, kèm theo đó là hàng ngàn ha vườn nho xung quanh. ây là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp rượu vang, vốn đóng góp 2% GDP của Pháp. Mỗi năm, người Hoa lại xuất khẩu hơn 80% sản lượng rượu vang sản xuất được tại Pháp về Trung Quốc đại lục.

Nguyên nhân của làn sóng mua lâu đài này bắt nguồn từ thực tế Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rượu vang Bordeaux lớn nhất thế giới, đạt giá trị nhập khẩu 250 triệu USD hằng năm. Nhìn rộng ra, cứ hễ mặt hàng nào có giá trị nhập khẩu cao, thì các doanh nghiệp nước đó sẽ lập tức trở thành mục tiêu thâu tóm của các công ty Trung Quốc.

Thích thú với tài sản từ Âu-Mỹ

Không dừng lại ở châu Âu, kể từ năm 2005 với phi vụ Lenovo mua lại mảng PC của IBM, tổ chức American Enterprise Institute và Heritage Foundation ghi nhận vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới của Trung Quốc đã đạt mốc 1.100 tỉ USD đến thời điểm hiện tại. Thông qua dòng vốn FDI và các chính sách ngoại giao kinh tế, nhà đầu tư người Hoa đang vươn tay sở hữu những khối tài sản khổng lồ khắp toàn cầu và trải rộng trên mọi lĩnh vực từ hạ tầng, công nghiệp chế xuất cho đến khoa học không gian.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đang nắm trong tay lượng dự trữ ngoại hối hơn 3.500 tỉ USD và sở hữu tổng dự trữ vàng chính thức lên tới 1.708,5 tấn, đứng thứ 5 toàn cầu. Trong năm 2014, nếu tổng lượng vốn FDI đầu tư vào nội địa Trung Quốc đạt 128 tỉ USD, thì tổng lượng vốn mà các doanh nghiệp nước này đầu tư ra thế giới lại lớn hơn nhiều, đạt gần 147 tỉ USD.

Có phải người Hoa đang thâu tóm cả thế giới? - Hình 2

ầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc phân bố theo lãnh thổ từ 2005-2015

Sự chênh lệch gần 20 tỉ USD giữa 2 luồng vốn ra – vào quốc gia này là bắt nguồn từ 3 nhóm động cơ chính. Thứ nhất, dòng vốn lớn của người Hoa đầu tư ra thế giới tăng đều qua các năm là do mục đích tìm kiếm các nguồn tài nguyên. Kế đến là việc dư thừa nguồn cung từ sản xuất trong nước. Cuối cùng là mục đích đầu tư mang ý nghĩa ngoại giao, kinh tế và chiến lược.

Video đang HOT

ịnh hướng tìm kiếm nguồn tài nguyên của người Hoa tập trung vào những lĩnh vực chủ chốt như năng lượng dầu khi, chất đốt, khoáng sản, chiếm 40% tổng số vốn FDI dành cho các dự án đầu tư ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Các doanh nghiệp nước này rót lượng vốn “khủng” mua cổ phần chi phối nhiều tập đoàn năng lượng bản địa lớn, không chỉ để phục vụ mục tiêu xuất khẩu tài nguyên ngược về Trung Quốc, giải quyết sự thiếu hụt đầu vào của nền công nghiệp nước này, mà còn nhằm mục đích tăng dự trữ quốc gia cho thế hệ sau.

Lĩnh vực dầu khí là điển hình. Với vị thế la nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc tận dụng sức mạnh nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ để giành quyền kiểm soát các nguồn cung cấp dầu khắp thế giới, trải khắp các châu lục như tại Cameroon, Canada, Kazakhstan, Iraq, Nigeria, Sudan, Mỹ hay Venezuela. Thông qua 2 công ty quốc gia là PetroChina và Sinopec, Trung Quốc đang chiếm 1/4 trong tổng sản lượng 560.000 thùng dầu mỗi ngày của Ecuador. Người Hoa cũng chiếm gần 90% lượng dầu xuất khẩu của Ecuador về cho đại lục, sau khi tranh thủ ràng buộc nền kinh tế của đất nước Nam Mỹ này từ cuộc khủng hoảng năm 2008 bằng các khoản vay dài hạn 30 năm có mức lãi suất cao kỷ lục 8%/năm.

Dù Trung Quốc là quốc gia đứng thứ 6 thế giới về tổng giá trị tài nguyên, có giá trị ước tính 23.000 tỉ USD với 90% trong số đó nằm ở các mỏ than và khoáng sản đất hiếm, nhưng nước này thể hiện rõ chiến lược dự trữ tài nguyên cho thế hệ kế cận khi hạn chế khai thác trong nước. Nhiều năm liên tiếp, Trung Quốc vượt qua Nhật trở thành nền kinh tế nhập khẩu than nhiều nhất thế giới. Lượng than và quặng sắt họ nhập khẩu tăng trên 10% qua các năm và đạt ngưỡng lần lượt 267 triệu tấn và 950 triệu tấn vào năm ngoái. Trung Quốc đang trở thành kho dự trữ tài nguyên nhiên liệu khô hóa thạch khổng lồ của nhân loại.

Thực tế, học thuyết thương mại phi lãnh thổ trong một thế giới phẳng đã được Trung Quốc thực hiện sâu rộng, giúp đẩy bánh xe GDP của quốc gia này tăng trưởng phi mã trong hàng thập kỷ. Việc này dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nước này, đặc biệt trong ngành thép và cơ khí chế tạo.

Trước tình thế đó, các công ty Trung Quốc đã phải đẩy mạnh xuất khẩu lượng hàng dư thừa ra bên ngoài lãnh thổ thông qua việc lập chi nhánh sản xuất, hoặc mua bán, sáp nhập và hợp nhất các doanh nghiệp cùng ngành tại nhiều quốc gia khác. Ví dụ, để tấn công thị trường thép của những quốc gia Trung Á, nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc Baosteel Group đã mua lại 69,61% cổ phần Bayi Steel Group ở Tân Cương.

Bước tiếp theo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tham vọng muốn khôi phục một phiên bản hiện đại của tuyến đường thương mại cổ mang tên “Vành đai kinh tế con đường tơ lụa thế kỷ XXI” trên biển và mạnh tay đầu tư 62 tỉ USD dự trữ ngoại hối phục vụ cho sáng kiến này. Vành đai kinh tế nói trên bao gồm các tuyến đường thương mại trên lục địa nối liền Trung Á, Nga và châu Âu, cùng những tuyến hàng hải thông suốt từ Tây Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.

Sau đó, ông Tập đưa ra gói tín dụng trị giá 46 tỉ USD vào hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan, với điểm kết thúc là vịnh Gwadar trên biển Arab. Với những bước đi này, người Hoa đang muốn khôi phục tầm ảnh hưởng toàn cầu như thời đại nhà Hán Vũ Đế. “Đây là một trong số ít những giai đoạn lịch sử người ta nhớ đến Trung Quốc mà không liên quan đến sức mạnh quân sự”, Giáo sư sử học Trung Quốc Valerie Hansen thuộc Đại học Yale nhận định.

Tuy nhiên, điều thú vị nhất chính là nằm ở học thuyết nền kinh tế Trung Quốc toàn cầu. Nước này đưa ra định nghĩa rằng công dân Trung Quốc là người dùng hàng Trung Quốc. Từ đó, xứ sở của Vạn Lý Trường Thành có sự gia tăng không ngừng về sức mạnh quân sự, kinh tế. Đây chính là động cơ để lý giải cho sự xuất hiện của hàng loạt các dự án đầu tư ngoại giao, kinh tế và chiến lược của người Hoa.

Trung Quốc học bài học này từ người Mỹ. Còn nhớ vào năm 1947, thời hậu Thế chiến thứ Hai, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là George Marshall được coi là cha đẻ của kế hoạch ngoại giao, kinh tế lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử thế giới. Lúc đó, ông đã đề xuất chi ra 17 tỉ USD cho kế hoạch mang tên “Chương trình phục hưng châu Âu”, nhằm viện trợ kinh tế và hỗ trợ kỹ thuật để giúp khôi phục các quốc gia châu Âu sau chiến tranh.

Và mấu chốt kèm theo đó chính là các điều khoản chính trị. George Marshall nhân danh các dự án viện trợ đã thiết lập sự ảnh hưởng của Mỹ, vốn là nước vẫn bảo toàn được số dự trữ vàng và ít bị tàn phá nhất sau Thế chiến, lên vùng lãnh thổ gồm hơn 20 quốc gia châu Âu với số dân hơn 3 tỉ người. Nhờ kỳ tích này mà cho đến tận ngày nay, vị trí Ngoại trưởng Mỹ luôn là “ghế nóng” và đóng vai trò then chốt trên chính trường Mỹ, cũng như quyền lực trên chính sách ngoại giao của Mỹ với thế giới.

ối diện bên kia bờ Thái Bình Dương, vào năm 1962, chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc đã được Đặng Tiểu Bình đặt nền móng bằng “Thuyết kinh tế con mèo”. Thế là người Hoa mạnh lên hơn bao giờ hết khi thâu tóm dần các khối tài sản tư bản lớn trên khắp địa cầu, giống như chính sách của George Marshall trước đó liên quan đến hàng loạt lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu.

Cụ thể là các tài sản hữu hình như đất đai (Trung Quốc mua tập đoàn khách sạn Mỹ Starwood Hotels & Resorts Worldwide Inc, chủ của chuỗi khách sạn Shereton), tài chính (Ngân hàng Công thương Trung Quốc ICBC mua lại 20% Ngân hàng Standard của Mỹ), công nghiệp giải trí (thâu tóm hãng AMC Entertainment Holdings ở Mỹ), công nghiệp chế biến (mua lại Smithfield Foods của Mỹ). Cả tài sản vô hình cũng không thoát khỏi bàn tay của người Hoa, như bằng sáng chế (Trung Quốc sở hữu 7% số lượng sáng chế trong lĩnh vực dược phẩm của thế giới) hay bản quyền truyền hình (khống chế giá bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh).

Trong vòng nửa thập kỷ gần đây, tài sản lớn nhất mà người Hoa nắm giữ chính là trái phiếu chính phủ Mỹ từ cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS, châu Á là chủ nợ dưới dạng trái phiếu thanh toán bằng USD lớn nhất của Mỹ với giá trị lên tới trên 6.000 tỉ USD, và Trung Quốc đã chiếm gần 1/3 trong số này. Giới chuyên gia cho rằng bất cứ động thái cắt giảm bớt số trái phiếu chính phủ Mỹ khổng lồ mà Trung Quốc nắm giữ sẽ ngay lập tức tác động đến nền tài chính toàn cầu, gián tiếp khiến chi phí đi vay ở Mỹ đắt đỏ hơn.

“Mua” cả Đông Nam Á

Mới đây, Trung Quốc vừa lên kế hoạch đầu tư 30 tỉ USD xây dựng kênh đào Kra ở phía Nam Thái Lan, nhằm thiết lập một tuyến đường thủy nối biển Andaman và vịnh Thái Lan. Bước đi chiến lược này hiện thực hóa tham vọng mở tuyến giao dịch thương mại tại Đông Nam Á thông qua kênh đào Kra, chia sẻ thị phần trung chuyển 1/4 lượng hàng hóa toàn cầu qua eo biển Malacca. Tất cả nhằm tạo nên đối trọng và giảm lượng tàu hiện đang tập trung tại khu cảng biển Singapore.

Tổng thực tế đầu tư ra nước ngoài (OFDI) của Trung Quốc vào Đông Nam Á đa dạng trên nhiều lĩnh vực then chốt như bất động sản, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Tỉ lệ OFDI của Trung Quốc trong lĩnh vực khai mỏ ở Đông Nam Á chiếm đến 30% tổng số OFDI của họ tại Đông Nam Á. Trong vòng 10 năm qua, Thái Lan đã nhận gần 3 tỉ USD vốn FDI của Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới cũng đã ký kết hàng loạt các hợp đồng lớn với Indonesia và Malaysia, Philippines nhằm hợp tác trên lĩnh vực năng lượng. Ví dụ như việc ký kết với Myanmar một thỏa thuận để xây dựng đường ống dẫn dầu thô trị giá 2,3 tỉ USD, hay sự kiện nhà sản xuất than đá lớn nhất Trung Quốc Shenhua công bố dự án than đá trị giá 331 triệu USD ở Sumatra của Indonesia, nơi chiếm đến 16% tổng lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc.

Đỉnh điểm, Trung Quốc khởi xướng thiết lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và nắm 30% cổ phần, nhằm từng bước hoàn thành mục tiêu quốc tế hóa đồng nhân dân tệ trong hệ thống thanh toán toàn cầu và tạo đối trọng với Ngân hàng Thế giới. Sau động thái này, đồng nhân dân tệ đã đạt vị thế thanh toán mới trên thị trường ngoại hối khi được quy đổi trực tiếp với đồng franc Thụy Sĩ (CHF), đô la Singapore (SGD), đồng euro, đồng bảng Anh và đô la New Zealand (NZD).

Theo thời báo Pháp Les Echo, vì Trung Quốc đóng góp 32% tăng trưởng toàn cầu và chiếm 30% lượng đầu tư trên thế giới, nên châu Âu cũng “cần có một kế hoạch đối phó với Trung Quốc, phải có một chiến lược đối mặt với một cường quốc”.

Theo Nhịp cầu đầu tư

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Ngày 17/9, tại Thủ đô Tokyo, phát biểu trong cuộc gặp Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ quí báu của KEIDANREN, đã đồng hành cùng sự phát triển của Việt Nam trong hơn 20 năm qua, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển chính thức giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản - Hình 1

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay - (Ảnh: TTX)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá quan hệ Việt Nam - Nhật Bản hiện đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất từ trước đến nay, theo khuôn khổ "Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á". Quan hệ hai nước phát triển sâu rộng và toàn diện trên các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo..., trong đó kinh tế là nền tảng, là động lực quan trọng trong quan hệ hai nước. Hiện nay, Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, đứng đầu về viện trợ phát triển chính thức, xếp thứ 2 về đầu tư trực tiếp nước ngoài và đứng thứ 4 về kim ngạch thương mại song phương. Trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò xung kích hàng đầu và KEIDANREN có vai trò hết sức quan trọng.

Tuy vậy, Theo đặc phái viên của TTXVN, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Tiềm năng phát triển quan hệ hai nước còn rộng lớn, dư địa còn nhiều. Việt Nam là thành viên ASEAN với quy mô dân số khoảng 600 triệu dân và sắp tới sẽ trở thành Cộng đồng kinh tế ASEAN. Việt Nam đã và đang đàm phán ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do với một loạt nước và khu vực trên thế giới, mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản - Hình 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) - (Ảnh: TTX)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ mục đích chuyến thăm là để cùng với phía Nhật Bản bàn phương hướng, biện pháp thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn KEIDANREN tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được thời gian qua, tích cực góp phần vào việc tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác sâu rộng giữa hai quốc gia. Tổng Bí thư hoan nghênh KEIDANREN đã có sáng kiến tổ chức cuộc gặp gỡ này, với sự tham gia của lãnh đạo nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Về phần mình, Phó Chủ tịch KEIDANREN Hitoshi Ogita cũng nhất trí cho rằng quan hệ Nhật Bản và Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trên các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, ở các cấp từ cấp cao đến các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, Nhật Bản đã đầu tư 37,3 tỷ USD, là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam.

Phó Chủ tịch KEUDANREN Hitoshi Ogita nhấn mạnh Việt Nam là thị trường tiêu thụ hấp dẫn với 90 triệu dân, là cửa ngõ quan trọng hướng tới thị trường ASEAN đang phát triển mạnh mẽ. Với các doanh nghiệp Nhật Bản, Việt Nam là địa bàn chiến lược để xây dựng chiến lược phát triển của họ trong chuỗi cung ứng hướng tới cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015.

Ông Hitoshi Ogita khẳng định: KEIDANREN tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác kinh tế Nhật Bản - Việt Nam phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Cùng với góp phần thúc đẩy các quan hệ hợp tác, KEIDANREN sẽ tích cực tham gia đối thoại, tư vấn chính sách, đóng góp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc cung cấp học bổng, tham gia đào tạo cán bộ.../.

Theo TTX

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

An Giang: Sập cầu T6 khiến xe tải chở 30 tấn gạch rơi xuống kênh
13:26:34 13/11/2024
Lốc xoáy khiến 36 nhà dân ở thị xã Đức Phổ bị tốc mái
14:11:22 13/11/2024
Đề nghị kỷ luật nguyên Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể
19:21:02 13/11/2024
Xác minh clip sau va chạm giao thông, người đàn ông bị còng tay
15:22:37 13/11/2024
Phạt nặng 2 phòng khám ở TPHCM hù dọa để "moi tiền" thai phụ trên bàn mổ
13:28:59 14/11/2024
TP.HCM bất ngờ mưa to trắng trời, sấm sét lớn
11:13:02 13/11/2024
Bão số 8 suy yếu, hai bão Usagi và Man-yi nối đuôi nhau gây tình hình phức tạp
13:02:34 13/11/2024
Học sinh lớp 5 đuối nước khi tắm ao, bạn đi cùng sợ hãi không dám báo
15:16:58 13/11/2024

Tin đang nóng

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024

Tin mới nhất

Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức

22:33:22 14/11/2024
Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang điều tra, làm việc với những người liên quan vụ một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ trên địa bàn P.Tân Phú (TP.Thủ Đức).

Bão Toraji chưa tan, bão Usagi đã ngấp nghé Biển Đông

20:06:54 14/11/2024
Trong khi bão số 8 (Toraji) mạnh cấp 8, giật cấp 10 đang hoạt động trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông thì một cơn bão khác có tên quốc tế Usagi đang tiến sát Biển Đông.

Xuất hiện đợt triều cường mới ở ven biển Đông Nam Bộ

12:41:00 14/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ tháng 12/2024 đến tháng 1/2025, tại khu vực ven biển Đông Nam Bộ khả năng xuất hiện 4 đợt triều cường.

Nỗi lo lũ quét của thầy trò trường vùng cao Nghệ An

11:35:17 14/11/2024
Được biết, vấn đề này trước đây cũng được UBND xã Lượng Minh khảo sát nhưng do địa phương còn nghèo, không đủ nguồn lực nên xã đang đề xuất sự hỗ trợ của cấp trên cũng như các nhà hảo tâm trong việc chuyển trường.

Gia Lai: Nước đã rút, thôn Mơ Nang 2 hết bị cô lập

11:32:54 14/11/2024
Sáng ngày 14-11, ông Lê Hữu Hưng, Chủ tịch UBND xã Kim Tân (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, người dân thôn Mơ Nang 2 (xã Kim Tân) đã hết bị cô lập.

Tàu SE7 trật bánh khi qua Hà Tĩnh

11:25:13 14/11/2024
Sự cố không gây thương vong về người nhưng khiến đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh bị ách tắc. Hành khách trên tàu SE7 sau đó được hỗ trợ di chuyển bằng ô tô về khu vực ga Chu Lễ.

Điều tra vụ nổ nhà dân ở Bắc Giang làm một người tử vong

11:23:10 14/11/2024
Hậu quả làm anh C. tử vong, nhà ở bị hư hỏng nặng. Ngoài ra không có ai khác trong gia đình anh C. bị thương.

Bạc Liêu chuẩn bị ứng phó với triều cường có cường độ rất mạnh

11:20:35 14/11/2024
Khi có thông báo triều cường, cảnh báo mưa lớn, người dân cần chủ động theo dõi, kê cao đồ đạc để tránh bị ngập, tuân thủ lịch mùa vụ trong sản xuất.

Vụ lật xe chở dăm gỗ ở Bình Định: Chia sẻ nỗi đau người ở lại, mong pháp luật xử lý nghiêm

20:11:25 13/11/2024
Thời điểm xảy ra vụ tai nạn, cơ quan chức năng làm việc với tài xế lái xe và chủ doanh nghiệp này. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng cho biết, đây là loại ô tô tải có mui, được sản xuất năm 2008, niên hạn sử dụng đến năm 2033; được phép c...

Đường sắt Bắc - Nam qua Hà Tĩnh ách tắc do sự cố tàu trật bánh

20:07:38 13/11/2024
Sau khi xảy ra vụ cố, ngành đường sắt đã phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan phong tỏa khu vực, huy động phương tiện, nhân lực đến hiện trường cứu hộ, cứu nạn.

Chủ tịch xã ở Nghệ An để lại thư, tử vong trong tư thế treo cổ

18:58:45 13/11/2024
Ông H.Đ.H, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hoàn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) vừa được người thân phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ.

TP.HCM: Sau tai nạn, tài xế xe máy đập bể kính ô tô

14:48:42 13/11/2024
Ngày 13.11, mạng xã hội lan truyền các đoạn clip ghi lại cảnh ô tô công nghệ xảy ra tai nạn giao thông với xe máy, khiến người trên xe máy ngã xuống đường. Sau đó tài xế xe máy dùng mũ bảo hiểm đập bể kính chắn gió ô tô.

Có thể bạn quan tâm

Màn ảnh Hoa ngữ có 1 cô dâu đẹp kinh diễm, diễn xuất bùng nổ giúp phim leo top 1 rating

Phim châu á

23:13:42 14/11/2024
Nhận được sự quan tâm lớn, nhan sắc của Chu Khiết Quỳnh một lần nữa trở thành hot topic. Cô sở hữu nét ngài khả ái, sắc sảo đậm chất Á Đông cùng khuôn miệng chúm chím và đôi mắt xếch nhẹ đầy cuốn hút.

An Tây từng giàu có, sang chảnh thế nào trước khi bị bắt?

Sao việt

23:07:21 14/11/2024
Trước khi bị bắt, An Tây có cuộc sống sang chảnh, giàu có. Vì sinh ra trong một gia đình khá giả, bố từng là một doanh nhân làm trong lĩnh vực giày dép tại châu Âu, nên An Tây có cuộc sống đủ đầy từ bé.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.

Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười

Netizen

22:34:25 14/11/2024
Hình ảnh nhóm thanh niên đang đi trên đường bất ngờ bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp khiến nhiều người tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra.

Amanda Seyfried chia sẻ lý do rời Hollywood

Sao âu mỹ

22:00:22 14/11/2024
Ngôi sao phim Mean Girls đã sống tại một trang trại ở phía bắc New York (Mỹ) cùng gia đình trong suốt nhiều năm qua.

Phim 'Độc đạo' sẽ có phần 2?

Hậu trường phim

21:42:33 14/11/2024
Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Đến diễn biến tập 33, nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim luôn tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

Lạ vui

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.