Có phải học khối ngành khoa học xã hội là kém cỏi?
Nhiều bạn trẻ học khối ngành khoa học xã hội ta thán việc họ hay bị so sánh với những người học khối ngành khoa học tự nhiên. Họ bị mặc định là kém cạnh hơn khi thiếu tư duy, thiếu sự thông minh, chỉ cần siêng năng học thuộc bài. Nhưng liệu mặc định ấy có đúng?
Không chỉ đơn giản là học thuộc lòng
Khối ngành khoa học xã hội (KHXH) bao gồm các môn: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân… còn khối ngành khoa học tự nhiên (KHTN) thì bao gồm các môn như: Toán, vật lý, hóa học, sinh học. Và từ trước đến nay luôn tồn tại sự so sánh giữa học sinh, sinh viên của hai khối ngành này.
Ngày càng nhiều người trẻ học khối ngành KHXH
Nhớ lại thời học ở bậc THPT khi phải chọn học giữa lớp thuộc khối KHXH và KHTN, Đặng Thị Thùy Trâm, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM kể từng bị ba mẹ ngăn cản không cho theo học lớp KHXH vì cho rằng những môn KHTN sau này sẽ có tương lai hơn.
Trâm cho biết: “Quan điểm của gia đình mình là các môn KHTN luôn quan trọng và cần thiết hơn, còn KHXH là những môn phụ, chỉ cần học cho biết. Vì vậy, ba mẹ mình cứ mặc định học KHTN mới là giỏi còn các môn KHXH thì ai học cũng được”.
Là thủ khoa khối C của trường trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2021 nhưng trước đó Huỳnh Thị Thanh Cúc, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM chịu rất nhiều những lời chê bai khối ngành mà mình theo đuổi.
“Không chỉ bị các bạn học tự nhiên coi thường mà ngay cả giáo viên dạy các môn tự nhiên cũng không xem trọng học sinh khối ngành xã hội. Mình vẫn nhớ như in một giáo viên nói với mình rằng học toán, lý, hóa mới học chứ sử, địa mà học làm cái gì. Ai cũng nghĩ các môn xã hội chỉ cần học vẹt chứ chả cần phải tư duy nên cứ mặc định học khối ngành xã hội là không giỏi bằng khối ngành tự nhiên”, Thanh Cúc kể lại.
Video đang HOT
Bất kể môn học nào cũng đòi hỏi người học cần phải có tư duy logic
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1 (TP.HCM) cho biết: ”Tôi khẳng định quan điểm các môn thuộc khối ngành KHXH chỉ dành cho những học sinh giỏi học thuộc lòng, không có khả năng tư duy logic là quan điểm cũ và hoàn toàn sai lầm. Bất cứ môn học nào cũng có yếu tố khoa học và tư duy ở trong đó, kể cả các môn lịch sử, địa lý hay giáo dục công dân. Chương trình học, kiến thức là sản phẩm trí tuệ của nhân loại, rất đa chiều và có góc độ khoa học. Ngày nay, khuynh hướng ra đề hay giảng dạy của thầy cô là hướng học sinh đến việc phân tích và tư duy một vấn đề để các em hiểu sâu chứ không chỉ đơn giản là học thuộc lòng”.
Mỗi người đều có một sở trường và lợi thế riêng
Việc quy chụp những bạn trẻ học khối KHXH là học kém, không có năng lực học các môn KHTN là không đúng. Từng dự định sẽ thi đại học khối A hoặc D nhưng vào cuối năm lớp 11, sau khi quyết định thay đổi ngành học, Hồ Lê Khánh Uyên, học sinh lớp 12, Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.HCM) đã chuyển hướng thi khối C.
“Vì có nguyện vọng theo học ngành công tác xã hội của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn nên mình đã chuyển mục tiêu sang khối C. Mình học khối C không phải vì không học được toán, lý, hóa mà vì đó là khối mà ngành mình muốn học xét tuyển được”, Khánh Uyên cho biết.
Mỗi người đều có sở trường và lợi thế riêng nên học khối tự nhiên hay xã hội cũng đều có thể theo đuổi ước mơ
Mặc dù theo học các môn tự nhiên nhưng Trần Đức Khánh, cựu học sinh lớp chuyên toán Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (tỉnh Quảng Nam), hiện đang là du học sinh của Trường ĐH Simon Fraser (Canada) chưa bao giờ xem thường những bạn học khối ngành KHXH.
“Mình nghĩ tự nhiên hay xã hội gì cũng giống nhau cả, đều có những nguyên tắc, logic riêng. Những bạn học xã hội thông minh theo cách mà những người học tự nhiên như mình không thể hiểu được. Cho nên mình rất ngưỡng mộ và tò mò về các bạn học KHXH”.
Khánh cũng cho biết bản thân từng làm việc chung với các bạn học khối ngành KHXH và nhận thấy mọi người đều rất có năng lực và tư duy nhạy bén. ”Mỗi người đều có một sở trường và lợi thế riêng. Cái quan trọng là biết điểm mạnh của mình ở đâu để phát huy và định hướng tương lai cho phù hợp. Cho nên, học khối tự nhiên hay xã hội cũng đều có thể theo đuổi được ước mơ và đam mê”, Khánh cho biết.
Ông Huỳnh Thanh Phú, cũng cho rằng không có khối ngành nào là tầm thường hơn, vấn đề là ở sở trường và sở thích của mỗi người. “Trong bất kỳ môn học gì cũng cần có tư duy logic thì mới đạt điểm cao. Cho nên điều quan trọng là phải biết thế mạnh của mình là gì, thích môn gì, từ đó theo đuổi và phát triển để sau này tìm được cho mình một ngành nghề phù hợp”, ông Phú cho hay.
Ông Phú cũng đưa ra lời khuyên: “Các môn học luôn bổ trợ cho nhau, kiến thức tổng hợp của các môn giúp ích rất nhiều trong cuộc sống và trong công việc. Do đó, các em học sinh cần lưu ý rằng ưu tiên học các môn thế mạnh để thi vào đại học nhưng không được bỏ qua các môn học còn lại vì kiến thức nền tảng ở mỗi người cần phải có”.
Nữ TikToker hút triệu view nhờ clip chia sẻ về văn học
Mai Hương được nhiều người biết đến thông qua những clip chia sẻ về văn học trên TikTok.
Phạm Mai Hương (sinh năm 1999) sở hữu kênh TikTok với gần 700 nghìn người theo dõi và hơn 26 triệu lượt thích. Ít ai biết, Mai Hương không chỉ sở hữu ngoại hình xinh đẹp, lối nói chuyện cuốn hút mà còn sở hữu thành tích học tập đáng nể tại Học viện Ngoại giao. Mai Hương tốt nghiệp với tấm bằng giỏi ngành Truyền thông quốc tế với GPA 3.44 và IELTS 7.0.
Bước chân vào đại học, Mai Hương đặt ra 2 mục tiêu. Mục tiêu thứ nhất là tốt nghiệp đúng hạn với tấm bằng loại khá trở lên. Mục tiêu thứ hai là phát triển kỹ năng mềm và kỹ năng làm việc để phục vụ cho các công việc sau khi ra trường. Mai Hương tham gia các câu lạc bộ marketing, báo chí của trường vừa để trau dồi chuyên môn vừa phát triển kỹ năng và các mối quan hệ. Bên cạnh đó, em làm những công việc part-time liên quan đến ngành học từ năm nhất đại học.
Quá trình làm việc, Mai Hương được giao phụ trách mảng TikTok của công ty. Đây cũng là cơ duyên giúp em xây dựng kênh Tiktok của riêng mình. Trên kênh TikTok của mình, 9x chia sẻ những kiến thức về khoa học xã hội và đặc biệt là mảng văn học. "Khi bắt đầu làm kênh em tự hỏi mình có thể đem đến giá trị gì cho người xem, tại sao họ phải theo dõi mình. Em không có năng khiếu về hát, nhảy hay diễn xuất, nếu phải chọn một khả năng em làm ổn nhất thì chắc là nói chuyện, chia sẻ. Vậy nên, em quyết định chia sẻ những kiến thức đem lại nhiều giá trị cho cộng đồng", Mai Hương nói.
TikTok giúp Mai Hương thể hiện những giá trị của bản thân, được chia sẻ những điều em ấp ủ và tâm đắc. Nền tảng này cũng đem đến cho em cơ hội về việc làm.
Khó khăn nhất với Mai Hương là việc lên ý tưởng cho kịch bản video. Bởi để một video lên xu hướng trên TikTok thì nội dung phải vừa hấp dẫn, vừa cô đọng. "Những lúc bí ý tưởng, em thường xem lại các video của bản thân, đọc lại các bình luận để biết người xem đang quan tâm đến chủ đề gì. Bên cạnh đó, em cũng thường đọc báo, đọc thông tin trên mạng để nắm bắt được những vấn đề nóng, từ đó lên ý tưởng cho video của bản thân", 9x chia sẻ.
Bên cạnh việc sản xuất nội dung trên TikTok, Mai Hương đang làm việc cho một công ty cung cấp các giải pháp, dịch vụ marketing cho các doanh nghiệp khác.
Mai Hương tốt nghiệp loại giỏi tại Học viện Ngoại giao.
Nữ sinh mồ côi người Mông 'ẵm' điểm 10 môn Lịch sử Là thí sinh chỉ đứng thứ 3 khối C tỉnh Lào Cai với số điểm 28 (Văn 9, Địa 9, Sử 10) nhưng cô nữ sinh dân tộc Mông, Giàng Thị Chư lớp chuyên Văn (Trường THPT chuyên Lào Cai) đã để lại trong lòng thầy cô, bạn bè sự cảm phục về nghị lực, ý chí vượt khó để học tập. Nữ...