Có phải cố “vẽ ra” những lớp học ấy để lấy tiền ngân sách nhà nước?
Có phải một số người cấp trên cố “vẽ ra” những lớp học tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để kiếm lợi từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước?”.
LTS: Từ câu chuyện của một người bạn chia sẻ về việc đóng học phí ở lớp quản lý trưởng, phó phòng cấp sở, tác giả Trung Kiên đã có bài viết chia sẻ về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Anh bạn tôi vừa rồi tham gia học lớp quản lý trưởng, phó phòng cấp sở do tỉnh tổ chức, thời gian học có trên 20 ngày nhưng học phí mỗi học viên phải đóng gần 8 triệu đồng.
Tất nhiên, đơn vị có người tham gia phải chi trả học phí ấy cho ban tổ chức lớp học, tức là thuộc kinh phí nhà nước.
Còn việc chi phí cho việc tổ chức lớp học, cho các giảng việc giảng dạy như thế nào thì thuộc quyền hạn của ban tổ chức lớp học.
Nhiều người tham gia lớp học này cũng bị “sốc” vì mức học phí “khủng” như vậy trong khi thời gian học tập chỉ trên 20 ngày (chủ yếu học lý thuyết).
Lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng (Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa: molisa.edu.vn).
Video đang HOT
Được biết, các địa phương, sở ban ngành bây giờ thường hay liên kết với một số trường, học viện ở ngoài trung ương để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước, quản lý lãnh đạo theo hình thức trọn gói về kinh phí (từ 300 đến 400 triệu đồng/lớp). Các lớp ít học viên thì mức đóng học phí sẽ cao lên.
Các nhà quản tài chính ở địa phương có thấy sự bất thường về mức thu học phí tại lớp quản lý trưởng, phó phòng cấp sở mà anh bạn vừa học xong không?
Đừng nghĩ rằng học phí ấy được lấy từ kinh phí Nhà nước là tiền chùa, không phải mồ hôi, công sức của nhân dân và doanh nghiệp thì muốn ấn bao nhiêu thì ấn.
Cách đây hai năm, Sở Giáo dục và Đào tạo và Công an của một tỉnh nọ mở lớp tập huấn về phòng, chống cháy nổ, thiên tai cho các trường học trên địa bàn tỉnh, mỗi trường cử 3 người, thời gian tập huấn 2 ngày.
Những tưởng đây là nhiệm vụ tuyên truyền thường xuyên của công an tỉnh nhưng khi đến nơi, Ban tổ chức lớp thông báo, mỗi người đi tập huấn phải đóng 300.000 đồng, gọi là tiền học phí.
Mỗi trường đóng 900.000 đồng, cả tỉnh có gần 40 đơn vị, cộng lại tốn đâu có ít tiền bạc của nhà nước, chưa kể tốn tiền công tác phí đối với các trường ở xa.
Có thể nói, nhà nước ta đã, đang phải chi trả khá nhiều kinh phí, học phí cho cán bộ, công chức, viên chức đi tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày để lấy các loại giấy chứng chỉ, chứng nhận về phòng cháy, chữa cháy, an ninh – quốc phòng, quản lý lãnh đạo, đấu thầu….
Ngồi nói chuyện với nhau, các cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cấp quản lý, lãnh đạo kể ra rất nhiều loại chứng chỉ, chứng nhận hiện diện trong hồ sơ cán bộ – viên chức của họ.
Các anh cán bộ, công chức ngán ngẩm: “Học toàn lý thuyết, sách vở, chẳng áp dụng, chẳng làm được gì trong thực tiễn, trong công việc. Thế mà thỉnh thoảng lại xuất hiện công văn, giấy triệu tập cử người đi học. Không có người đi, cấp trên gọi điện thoại nhắc nhở, phê bình”.
Nhiều người còn băn khoăn: “Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn… cho công chức, viên chức ở cơ sở là nhiệm vụ chính của bộ phận chuyên trách, chuyên môn cấp trên (đang hưởng lương nhà nước) thì hà cớ gì còn thu tiền của đơn vị nữa.
Có phải một số người cấp trên cố “vẽ ra” để kiếm lợi từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước?”.
TRUNG KIÊN
Theo giaoduc.net
Kế toán "vồ" án vì tham ô
TAND H. Gio Linh (Quảng Trị) vừa xét xử 2 vụ án "Tham ô tài sản" xảy ra tại trường học trên địa bàn; các bị cáo đều là kế toán.
Số tiền mỗi lần chiếm đoạt không lớn nhưng diễn ra trong thời gian dài, liên tục, đặc biệt có cả tiền lương, tiền nghỉ sinh của nhiều giáo viên trong trường.
Thường xuyên tiếp xúc với tiền bạc, nên nhiều kế toán nảy lòng tham để rồi phải trả giá đắt (Ảnh minh họa).
1. Hoàng Thị G. (42 tuổi, trú TT Gio Linh) bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" với số tiền gần 100 triệu đồng tại một trung tâm giáo dục trên địa bàn H. Gio Linh. Thời gian diễn ra hành vi phạm tội được xác định trong khoảng từ tháng 1-2016 đến 1-2017 với 15 lần thực hiện.
Theo tài liệu có trong nội dung vụ án và diễn biến tại phiên tòa, G. thừa nhận dùng thủ đoạn khi hạch toán để chi trả lương hàng tháng cho cán bộ, giáo viên, đã cố ý rút ngân sách cao hơn số tiền thực chi đối với một số khoản thanh toán; cố ý hạch toán và rút dự toán ngân sách 100% lương của giáo viên nghỉ sinh rồi chỉ thực chi 30% theo quy định và rút ngân sách thanh toán khống tiền mua sắm vật tư, văn phòng phẩm để chiếm đoạt ngân sách Nhà nước mà mình có trách nhiệm quản lý.
Cụ thể, ngày 26-1-2016, G. lập chứng từ Giấy rút dự toán ngân sách để chi trả lương và các khoản thu nhập khác trong tháng 1 và 2 - 2016. Theo đó, G. đã rút ngân sách khoản tiền thanh toán công hợp đồng giảng dạy hơn 10 triệu đồng nhưng chỉ thực chi cho thầy H.V.H (giáo viên hợp đồng) 5.382.000 đồng. Số tiền còn lại, G. chiếm đoạt và chuyển vào tài khoản cá nhân.
Vào tháng 3-2016, G. rút ngân sách khoản tiền thanh toán công hợp đồng giảng dạy gồm 5.382.000 đồng nhưng chỉ thanh toán thực chi cho giáo viên 2.691.000 đồng. Nửa còn lại "chạy" vào tài khoản của G. Tháng 5-2016, G. rút ngân sách các khoản tiền xăng xe, phụ cấp công tác phí gồm 4.050.000 đồng nhưng chỉ thanh toán thực chi 2.850.000đ, còn 1,2 triệu đồng G. chiếm đoạt để trả nợ. Cũng trong tháng 5-2016, G. rút tiền ngân sách thanh toán công hợp đồng giảng dạy cho 2 giáo viên là 2.660.000 đồng nhưng chỉ thanh toán cho 1 người 920 ngàn đồng, 1 người 440 ngàn đồng. G. chiếm đoạt 1,3 triệu đồng còn lại dùng để trả nợ cá nhân.
Tháng 7-2016, G. đã hạch toán và rút ngân sách 100% lương tháng 6-2016 của chị P.C (giáo viên trung tâm, đang nghỉ sinh) số tiền 3.382.000 đồng nhưng chỉ thanh toán chi cho chị C. 30% lương theo quy định tương ứng với số tiền 849 ngàn đồng. Còn lại 2.533.000 đồng, G. chiếm đoạt. Cũng với phương thức tương tự, G. nhiều lần chiếm đoạt tiền chi cho nữ giáo viên nghỉ sinh. Tháng 11-2016, G. lập chứng từ Giấy rút dự toán ngân sách, rút ngân sách chuyển khống khoản tiền thanh toán làm đường điện 5.390.000 đồng vào tài khoản của 1 người khác để trả nợ cá nhân. G. cũng rút ngân sách chuyển khống tiền thanh toán mua vật tư phòng học nấu ăn, làm tủ nhôm, bàn cho phòng học nấu ăn, mua vật tư dạy học... Trong 15 lần G. có hành vi chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước, lần cao nhất là hơn 21 triệu đồng, thấp nhất là 1,2 triệu đồng.
Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, G. đã tự nguyện nộp đủ số tiền tham ô để khắc phục hậu quả. Nhận định VKS đồng cấp truy tố đúng người, đúng tội, sau khi áp dụng triệt để các tình tiết giảm nhẹ theo luật định, TAND H. Gio Linh đã tuyên án G. phạm tội "Tham ô tài sản", xử phạt 36 tháng tù. Về hình phạt bổ sung, cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến quản lý kinh tế - tài chính trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
2. Bị cáo Dương Bá T.N (38 tuổi, trú TT Gio Linh) nguyên là kế toán một trường THCS ở khu vực phía tây H. Gio Linh. Trong thời gian làm kế toán trường học trên, N. đã thực hiện 6 lần chiếm đoạt tiền ngân sách Nhà nước với hơn 114 triệu đồng.
Qua điều tra xác định từ tháng 3-2016 đến 9-2017, N. có 3 lần thực hiện thông qua việc lập chứng từ rút ngân sách để chi trả lương và các khoản thu nhập khác của cán bộ, giáo viên với số tiền hơn 74 triệu đồng; 3 lần giả chữ ký Thủ trưởng đơn vị chuyển khống khoản tiền mua sắm vật tư, công cụ, dụng cụ của trường và khoản tiền mua sắm cá nhân với số tiền gần 41 triệu đồng.
Một số vụ điển hình như vào tháng 3-2016, N. đã rút ngân sách khoản tiền thanh toán tàu xe, phụ cấp công tác phí với số tiền 4.750.000 đồng nhưng không thực chi mà chiếm đoạt chuyển vào tài khoản cá nhân. Tháng 1-2017, N. rút ngân sách khoản tiền lương truy lĩnh tháng 12-2016 của 2 cán bộ giáo viên tổng số tiền hơn 27 triệu đồng nhưng không thực chi (vì lương tháng 12-2016 của 2 người này đã được thủ quỹ chi trả bằng tiền mặt trước đó) mà chiếm đoạt. Tháng 3-2017, G. cũng dùng thủ đoạn tương tự rút ngân sách khoản tiền truy lĩnh của 5 giáo viên, với tổng số tiền hơn 42 triệu đồng nhưng không thực chi và chiếm đoạt...
Cũng như bị cáo G., bị cáo N. thể hiện thành khẩn, ăn năn từ quá trình điều tra cho đến truy tố, xét xử, khắc phục toàn bộ hậu quả do mình gây ra. TAND H. Gio Linh đã tuyên án Dương Bá T.N phạm tội tham ô tài sản, xử phạt 42 tháng tù; cấm đảm nhiệm chức vụ liên quan đến quản lý kinh tế - tài chính trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
BẢO HÀ
Theo cadn.com.vn
Nguồn lực quốc gia cho đại học, trường lãng phí, trường khát khao Các trường đại học kiểu "gà công nghiệp" đã có bầu sữa ngân sách nhà nước để tiêu xài thoải mái, béo nhất là các dự án đầu tư, ban quản lý dự án với tỷ lệ %. Ngày 5/12, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp chống lãng phí nguồn lực...