Có những quy định chỉ để cho có!
Nhiều luật mới, quy định mới được ban hành nhưng chỉ tồn tại trên văn bản, vì nhiều người vẫn vô tư vi phạm mà không hề sợ sệt, chuyện thật mà cứ như đùa. Đó là nhận xét của không ít người khi hàng chục luật bị “vô hiệu hoá” bởi thực tế.
Những chiếc cầu vượt được xây lên để tạo sự an toàn cho người đi bộ, nhưng họ vẫn cắt đầu xe, băng ngang qua đường cho nhanh, cho tiện. Luật được đưa ra, cũng chẳng có ai bị phạt, nên thành ra luật chỉ cho có.
Bằng chứng mới đây nhất là bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 bắt đầu có hiệu lực ngày 1.1.2018, quy định người tham gia giao thông đường bộ (kể cả người đi bộ) sai luật, nếu gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế, luật này “chẳng hù được ai”. Chỉ cần quan sát trong vòng 30 phút ở ngay cầu vượt dành cho người đi bộ ở bệnh viện Bình Dân, toạ lạc trên đường Điện Biên Phủ, quận 3, là thấy người đi bộ không coi luật ra gì khi cứ ngang nhiên cắt đầu xe máy và ôtô dưới lòng đường. Còn cầu vượt có cũng như không. Tình trạng trên cũng diễn ra thường xuyên ở các tuyến đường có nhiều trường đại học và cao đẳng ở TP.HCM.
Người đi bộ thường rất “ngây thơ”, trả lời rằng đi sai luật cho tiện, cho nhanh. Tương tự, nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực từ ngày 1.2.2017, trong đó quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 7 triệu đồng cho hành vi vứt, xả rác thải sinh hoạt nơi công cộng, hệ thống thoát nước thải, hệ thống thoát nước mặt; phạt từ 1 triệu đến 3 triệu đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định. Tuy nhiên, từ đó đến nay đã gần tròn năm nhưng chuyện phạt vạ chỉ ghi nhận vài trường hợp, dù ra đường là gặp xả rác.
Ai cũng biết, việc ban hành luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống, nhưng trên thực tế, nhiều luật ban hành không phù hợp với thực tiễn nên sửa đổi liên tục.
Quay trở lại việc phạt người đi bộ sai hay người xả rác không đúng quy định, để cho thuyết phục, các địa phương cần xem lại “hạ tầng” của mình đã bảo đảm chưa? Ở TP.HCM, vỉa hè bị chiếm tràn lan, người đi bộ phải lao xuống đường là chuyện thường ngày; còn người đi đường đôi khi muốn tìm một thùng rác công cộng thì phải mỏi mắt mới thấy. “Hạ tầng” như vậy thì làm sao dân phục?
Khi chính quyền đáp ứng đầy đủ các “hạ tầng” trên, cũng nên dành thêm thời gian vận động người dân, tuyên truyền cho họ ý thức chấp hành tốt, chứ không cứng nhắc thực hiện luật ngay khi chưa hoàn thiện hạ tầng đi kèm. Cứ như vậy, sẽ có nhiều quy định nữa khi đi vào cuộc sống không thể “sống” được sau vài ba bữa mở chiến dịch hay ra quân xử lý.
Theo Minh Anh ( Thế Giới Tiếp Thị)
Đi bộ sai luật có thể bị phạt tù: Người đi bộ ngỡ ngàng!
Theo Bộ luật Hình sự, từ 1/1/2018, người tham gia giao thông nói chung và người đi bộ nói riêng vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra các vụ tai nạn nghiêm trọng có thể bị phạt tù 7-15 năm. Lần đầu tiên nghe đến mức phạt này, nhiều người trước nay vốn nghĩ "đi bộ thì vô tư vi phạm" tỏ ra vô cùng bất ngờ.
Với quy định nêu trên, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 không còn bó hẹp trong phạm vi những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, mà còn mở rộng ra đối tượng là người đi bộ.
Theo đó, người đi bộ nếu đi sai luật gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tiền, phạt tù đến 15 năm.
Trên thực tế, tình trạng người đi bộ sang đường bừa bãi, không đúng vị trí vẫn diễn ra tràn lan gây cản trở giao thông, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn, khiến chính những người điều khiển phương tiện "bị oan".
Một số người trèo dải phân cách đường dẫn cao tốc Trung Lương để qua đường sai quy định trong sáng 2/1
Ghi nhận của PV Dân trí trong sáng 2/1 tại TPHCM, tình trạng người đi bộ băng ngang qua đường không đúng vị trí vẫn diễn ra thường xuyên.
Cụ thể, tại đường dẫn cao tốc Trung Lương (huyện Bình Chánh, TPHCM), chỉ trong khoảng 30 phút có mặt tại đây, phóng viên ghi nhận có hơn 20 trường hợp người đi bộ trèo dải phân cách băng qua đường trước đầu các phương tiện.
Video đang HOT
Đáng chú ý là cách đó chỉ vài chục mét lại có hầm dành cho người đi bộ sang đường một cách an toàn nhưng không ai sử dụng.
Tương tự, tại hầm chui Tân Tạo (quận Bình Tân, TPHCM), mặc dù hầm rất sạch sẽ, thông thoáng nhưng người dân vẫn không sử dụng hầm để sang đường mà trèo dải phân cách.
Tình trạng người dân băng qua đường không đúng vị trí cũng diễn ra khá phổ biến trên đường Điện Biên Phủ đoạn trước bệnh viện Bình Dân.
Nhiều người băng qua đường trước đầu hàng loạt phương tiện ở Bệnh viện Bình Dân
Mặc dù tại đây được đưa vào sử dụng cây cầu bộ hành rất sạch đẹp nhưng không mấy người dân sử dụng, đa số người dân toàn băng ngang qua đường cho thuận tiện.
Khi được hỏi vì sao không đi vào phần đường dành cho người đi bộ, đa số mọi người đều cho rằng "tiện đâu qua đó cho nhanh".
Tại Hà Nội, theo ghi nhận của PV, ở hầu hết các tuyến phố, ý thức tham gia giao thông của người đi bộ vẫn chưa cao, tình trạng đi bộ qua đường tùy hứng, tiện điểm nào sang đường điểm đó diễn ra rất phổ biến.
Ở các tuyến phố có đèn báo hiệu dành cho người đi bộ qua đường, nhưng theo ghi nhận, người đi bộ thường không quan tâm đèn đỏ hay xanh, cứ thản nhiên sang đường.
Tình trạng người đi bộ sang đường nguy hiểm đặc biệt đáng báo động ở các khu vực đông đúc như trường học, bệnh viện, bến xe...
Tuy nhiên nhiều người đi bộ cũng phân trần rằng hạ tầng giao thông ở Việt Nam chưa đồng bộ, khiến họ "muốn sang đường đúng luật cũng khó".
Một số hình ảnh PV Dân trí ghi nhận trên các tuyến phố ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM trong những ngày đầu tiên luật dành cho người đi bộ có hiệu lực.
Tình trạng người đi bộ sai phần đường diễn ra rất phổ biến
Cùng nhau "vượt rào"
Một cụ bà cố len lỏi để băng qua đường
Một người đàn ông cố băng qua đường trước đầu xe khách
Một số người đi bộ cũng phân trần rằng hạ tầng giao thông ở Việt Nam chưa đồng bộ, khiến nhiều người đi bộ muốn sang đường đúng luật cũng khó.
Lối nào dành riêng cho người đi bộ sang đường?
Cô gái cố len qua một dải phân cách kiên cố
Người đàn ông này cố băng qua giao lộ trước hàng loạt phương tiện, mặc dù vạch kẻ đường dành cho người đi bộ cách đó không xa.
Nhiều người băng qua đường trước hàng trăm phương tiện, trong khi đó cầu vượt dành cho người đi bộ ở phía trên lại không được sử dụng
Một người dân băng qua đường nhưng không sử dụng hầm chui phía dưới.
Đèn báo hiệu dành cho người đi bộ chuyển sang màu đỏ nhưng chỉ có người nước ngoài đứng lại đợi đèn xanh.
Hầm chui trên đường dẫn cao tốc Trung Lương sạch sẽ, đèn sáng trưng nhưng không được người dân sử dụng.
Thông tin từ Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) - Công an TPHCM, trong năm 2017, lực lượng CSGT thuộc phòng đã tiến hành xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến người đi bộ gần 500 trường hợp; trong đó lập biên bản 34 trường hợp, còn lại là nhắc nhở.
Theo PC67, có 2 lỗi phổ biến do người đi bộ vi phạm là: vượt qua dải phân cách và băng qua đường không đúng nơi quy định.
Cũng theo PC67, trong năm 2017 đã xảy ra 101 vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến người đi bộ, trong đó có 11 vụ TNGT ít nghiêm trọng trở lên (làm chết 9 người, bị thương 3 người), còn lại là 90 vụ chạm chạm giao thông. Đối với các vụ TNGT liên quan đến người đi bộ gây ra thì căn cứ theo quy định của pháp luật, đa số các vụ do các Đội CSGT thuộc quận, huyện thụ lý và xử lý theo thẩm quyền.
Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, vào đầu năm 2016 đã ra quân xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông trên toàn TP, đặc biệt tại một số quận trung tâm. Thời điểm đó, nhiều người đi bộ đã rất bất ngờ bị xử phạt hành chính với 2 lỗi chính: Đi không đúng phần vạch sơn dành riêng cho người đi bộ và đi không đúng hiệu lệnh đèn giao thông.
Nhiều người thừa nhận không có thói quen chấp hành luật giao thông khi đi bộ.
Sau 2 năm, luật mới có hiệu lực với chế tài nghiêm khắc, song nhận thức và ý thức của đa số người dân vẫn chưa có nhiều chuyển biến.
Bộ Luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) quy định về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" không còn bó hẹp trong phạm vi những người sử dụng phương tiện tham gia giao thông mà còn được mở rộng đối tượng tham gia gồm cả người đi bộ. Cụ thể, nếu người đi bộ băng qua đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3, điều 260 Bộ Luật Hình sự 2015 thì có thể đối diện với việc bị phạt tù cao nhất là 15 năm.
Đình Thảo - Trần Thanh
Theo Dantri
Hai cô gái đi xe máy ngược chiều ở đường Vành đai 3 trên cao Chiều 24/11, một đoạn video ngắn đăng trên mạng xã hội Facebook ghi lại cảnh 2 cô gái đi xe máy ngược chiều trên đường Vành đai 3 trên cao - cung đường cấm các phương tiện 2 bánh lưu thông. Lãnh đạo Đội CSGT số 6 (Phòng PC67 - Công an TP Hà Nội) cho biết, đã nắm được thông tin và...