Có những dấu hiệu này, nên đến viện khám ngay kẻo cơ thể đang ‘chứa khối u’
Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời, bởi rất có thể bạn đang gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí là ung thư.
Ảnh minh họa: Internet
Chán ăn, thay đổi khẩu vị: Việc chán ăn, thay đổi khẩu vị có thể xảy ra do sự thay đổi của tâm lý, stress, trầm cảm… Tuy nhiên nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có bệnh. Khi các tế bào phát triển bất thường ở dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng, nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây áp lực lên dạ dày, tạo ra cảm giác no lâu hơn. Dù ăn một lượng thức ăn nhỏ cũng có thể tạo ra cảm giác no, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.
Chán ăn là một trong những triệu chứng đầu tiên mà bạn cần quan tâm. Nó có thể đi kèm với hiện tượng mệt mỏi. Lúc đó, bạn cần cảnh giác với việc phát triển của các khối u trong cơ thể. Do đó, khi gặp bất cứ sự thay đổi bất thường nào về vị giác, ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
Khó nuốt, buồn nôn khi ăn: Sự phát triển của các khối u ở vùng thực quản có thể dẫn tới việc khó nuốt ngay cả khi uống nước.
Ngoài ra, khối u ở hệ tiêu hóa có thể khiến người bệnh thường xuyên bị khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi sau khi ăn.
Cơ thể mệt mỏi: Dù bạn ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi thì hãy cảnh giác. Đó là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có bệnh. Các tế bào tăng sinh bất thường cần sử dụng đến một lượng lớn chất dinh dưỡng để phát triển. Do đó, lượng dưỡng chất mà người bệnh nạp vào trong ngày không đủ để nuôi dưỡng cơ thể. Việc bị các khối u “đánh cắp” dinh dưỡng có thể gây ra tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Nếu thấy các triệu chứng trên diễn ra trong một thời gian dài hoặc ngày một nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc đi kèm với các biểu hiện như sút cân, sốt, chảy máu bất thường, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe định kỳ là một biện pháp giúp phòng và phát hiện sớm các loại bệnh nguy hiểm.
Ho dai dẳng, ho ra máu: Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi hay ung thư đầu cổ có thể nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Video đang HOT
Khàn tiếng: Khàn tiếng được xác định không do viêm nhiễm đường hô hấp hoặc kéo dài hơn 3 – 4 tuần. Nó có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư thanh quản.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài: Thức ăn và nước uống có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài như: táo bón, tiêu chảy, phân dẹp, bụng đau âm ỉ sau khi đi tiểu,… nhưng không do thực phẩm.
Tiểu tiện bất thường: Các triệu chứng bất thường như đi tiểu thường xuyên, tiểu lắt nhắt, tiểu ra máu, bí tiểu, lưu lượng nước tiểu yếu hoặc thay đổi chung về chức năng co thắt bàng quang có thể dấu hiệu của bệnh ung thư đường tiết niệu.
Thiếu máu không rõ nguyên nhân: Phần lớn lý do gây thiếu máu do mất máu, đặc biệt trong bệnh lý ung thư, mất máu thường gặp nhất qua đường tiêu hóa (ung thư đại tràng, ung thư dạ dày).
Khối u bất thường ở vú hoặc núm vú tiết dịch: Hầu hết các khối u vú là khối u lành tính như u xơ hoặc nang. Nhưng tất cả các khối u vú cần phải được kiểm tra định kỳ đề phòng khả năng tiến triển thành ung thư.
Khối u bất thường trên cơ thể: Các khối u tồn tại dai dẳng hoặc sưng trên 4 tuần.
Tinh hoàn to bất thường: Ung thư tinh hoàn được nhận biết bằng sự xuất hiện một khối bất thường ở tinh hoàn, hay tinh hoàn sung to. Trong đó, 90% các trường hợp không đau vùng tinh hoàn lại có phát hiện bất thường.
Xuất hiện nốt ruồi, mụn cóc bất thường: Những thay đổi rõ ràng trong mụn cóc hoặc nốt ruồi như màu sắc không đồng nhất, ngày càng phát triển về kích thước, có bờ không đều hoặc chảy máu có thể là dấu hiệu ung thư da.
Khó tiêu, khó nuốt: Cảm giác khó nuốt tăng dần dù là thức ăn lỏng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản. Ngoài ra, các triệu chứng như khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, ợ hơi kéo dài mặc dù sử dụng thuốc kháng axit cần được nội soi tiêu hóa trên nhằm kiểm tra và loại trừ khả năng ung thư thực quản, dạ dày.
Xuất huyết âm đạo bất thường: Như xuất huyết từ đường âm đạo sau mãn kinh, hoặc giữa chu kỳ kinh nguyệt bình thường và trong giao hợp có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung hoặc tử cung.
Cảm giác khó chịu tầng sinh môn, âm hộ dai dẳng: Cảm thấy ngứa, rát, nóng, châm chích…vùng tầng sinh môn, quanh hậu môn cùng dấu hiệu biến đổi màu sắc da (viêm đỏ, mảng trắng, mảng loét…) là cảnh báo ung thư âm hộ hoặc ống hậu môn.
Vết thương không lành: Các vết loét trên da, trong niêm mạc má, lưỡi…, kéo dài nhiều tuần là dấu hiệu ung thư biểu mô dễ gây nhầm lẫn với biến chứng bệnh lý đái tháo đường.
Đau đầu: Đây là triệu chứng rất thường gặp trong đời sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng nếu triệu chứng đau đầu dai dẳng, dữ dội, không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau, kèm theo nhìn mờ, buồn nôn hoặc nôn.
Một số triệu chứng bất thường khác: Sụt cân không rõ nguyên nhân, sốt nhẹ về chiều tối, mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ hoặc ngủ li bì… cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư.
Dễ chảy máu và mệt mỏi: Nếu bỗng dưng cơ thể bạn trở nên xanh xao, giống như các triệu chứng thiếu máu, dễ cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn hoặc dễ bị chảy máu (chảy máu mũi hoặc do đánh răng… Có nhiều đốm tím và đốm đỏ trên cơ thể mà không rõ lý do, đó có thể là dấu hiệu của chức năng tiểu cầu và đông máu kém.
Cơ thể có 3 "bất thường" này sau khi ăn cơm, chứng tỏ số lượng tế bào ung thư trong người bạn đang tăng ngày càng nhiều
Trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu ung thư thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa...
Ung thư là căn bệnh đáng sợ hơn bao giờ hết, ước tính mỗi năm trên thế giới có 14,1 triệu bệnh nhân mới mắc. Đáng nói, đa số người bệnh ung thư thường được phát hiện khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn muộn bởi có những dấu hiệu không rõ ràng, khiến bệnh nhân tưởng bệnh vặt nên dễ bỏ qua.
Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, tự kiểm soát cơ thể để phát hiện dấu hiệu ung thư sớm là chìa khóa quan trọng để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu bản thân thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa... Cụ thể, khi các tế bào ung thư phát triển, cơ thể bạn sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây khi ăn cơm.
1. Ăn nhưng không cảm thấy ngon miệng, mất vị giác thường xuyên
Theo tờ Webmd, có nhiều lý do khiến một người không còn cảm giác thích thú khi ăn như cảm cúm, trầm cảm... Trong số đó, ung thư cũng có thể là một nguyên nhân. Khi tế bào ung thư phát triển trong cơ thể sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất. Đồng thời, một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Theo Tiến sĩ Ioana Bonta (bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ): Cảm giác ăn nhanh no, mất vị giác thường xuất hiện ở các bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng. Nhóm này dù ăn một lượng thức ăn nhỏ nhưng cũng thấy đã no bụng, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.
Ngoài ra, sự thay đổi vị giác còn có thể xảy ra trong hoặc sau quá trình điều trị ở một số bệnh nhân ung thư. Người bệnh có thể cảm thấy đồ ăn vị đắng hoặc tất cả các thức ăn đều có cùng một vị. Vì vậy, nếu có bất cứ thay đổi nào về vị giác ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
2. Khó nuốt, buồn nôn khi ăn
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, một số bệnh ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốt, thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc đau sau khi ăn.
Triệu chứng này thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng. Những loại ung thư này không để lại nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.
Triệu chứng khó nuốt, buồn nôn khi ăn thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng
Tuy nhiên, không chỉ các loại ung thư đường tiêu hóa mới có thể gây ra các triệu chứng này. Ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn và nôn cũng có thể là một triệu chứng của ung thư não.
3. Ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi
Theo bác sĩ chuyên khoa ung thư Nita Ahuja của Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ), ăn đủ chất nhưng vẫn mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.
Tế bào ung thư sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể bạn để phát triển và sinh sôi, vì vậy những chất dinh dưỡng mà bạn ăn có thể không được bổ sung nuôi cơ thể bạn. Việc "ăn cắp chất dinh dưỡng" này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra mệt mỏi, nhiều nguyên nhân trong số đó không liên quan đến ung thư. Nếu các triệu chứng của bạn đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đi kèm với giảm cân, sốt, chảy máu bất thường thì tốt nhất nên đến viện càng sớm càng tốt.
Cảnh báo bệnh ung thư từ hình dạng nốt ruồi trên cơ thể Nếu các nốt ruồi thay đổi hình dạng, màu sắc, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay bởi có thể đó là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư đang 'tấn công' cơ thể của bạn. Nhiều màu Nốt ruồi lành tính ở những người khỏe mạnh, không mắc bệnh thường chỉ có một màu, vì thế mà có nhiều màu...