Có những dấu hiệu này, bạn cẩn thận có thể mắc căn bệnh mà nghệ sĩ Hoàng Lan đang phải gồng mình chống chọi
Nghệ sĩ Hoàng Lan đang phải gồng mình chống chọi với bệnh tật mấy năm nay. Nếu bạn có những dấu hiệu này thì cần cẩn thận có thể đang mắc căn bệnh giống nghệ sĩ Hoàng Lan.
Được biết, nghệ sĩ Hoàng Lan mắc chứng bệnh Parkinson đã nhiều năm kèm theo các căn bệnh khác khiến sức khỏe dần suy kiệt. Bà được khán giả nhớ đến nhiều qua các vai diễn: Lan Xì – po, Hai mưa nắng, chủ quán cơm tù, má mì… Bà cũng từng góp mặt trong các bộ phim nổi tiếng như Sóng gió cuộc đời, Cổng mặt trời…
Vì mang trong mình nhiều căn bệnh và sống trong cảnh không chồng con, nương nhờ những người anh chị em họ, nghệ sĩ Hoàng Lan dần vắng bóng trên sóng truyền hình. Cách đây 3 năm, nghệ sĩ Hoàng Lan mắc chứng bệnh Parkinson. Vì khó khăn trong việc đi lại nên bà phải buộc dây vào bụng để lần đứng, ngồi dậy trên giường và đi vệ sinh. Căn bệnh cũng khiến cho nghệ sĩ Hoàng Lan thị lực kém.
Nghệ sĩ Hoàng Lan mắc bệnh parkinson 3 năm nay
Căn bệnh Parkinson mà nghệ sĩ Hoàng Lan mắc phải hiện nhiều người trẻ cũng gặp. Thế nhưng phần lớn mọi người vẫn nghĩ đây là căn bệnh của người già và thường bỏ qua những dấu hiệu sớm của bệnh. Bệnh Parkinson là chứng bệnh mạn tính tiến triển nặng dần. Người bệnh dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Theo TS.BS Đinh Vinh Quang – Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân 115, bệnh Parkinson là bệnh lý do thoái hóa não, chất Dopamin do một số tế bào não tiết ra bị giảm sút gây ảnh hưởng đến các hoạt động của não, làm mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh giữa 2 hệ thống Dopaminergic và hệ thống Cholinergic.
Tùy theo giai đoạn bệnh mà bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khác nhau. Thường người bệnh sẽ có các biểu hiện như:
Mệt mỏi, run tay chân lúc nghỉ hoặc ở một tư thế nào đó
Video đang HOT
Cứng đơ ở tất cả các nhóm cơ, việc đi lại trở nên khó khăn, sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng
Mất sự phối hợp vận động.
Ngoài ra bệnh nhân còn có triệu chứng khác như: hạ huyết áp tư thế, các biểu hiện của rối loạn cảm giác như bị châm chích, kiến bò ở chi…
Run tay chân là một trong những biểu hiện đặc biệt của bệnh Parkinson. Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, Parkinson không phải là bệnh nguy hiểm cấp tính nhưng gây cản trở lớn đến công việc, sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh có thể diễn tiến ngày càng nặng dần. Nếu không được điều trị đúng đắn kịp thời, sau từ 5-7 năm sẽ có nguy cơ bị tàn phế. Việc điều trị bệnh Parkinson chưa thể trị dứt điểm. Để tránh những biến chứng không đáng có, mọi người cần chú ý đến những triệu chứng trên để đi khám điều trị sớm.
Để điều trị, người bệnh cần phải dùng thuốc suốt đời. Khi điều trị nội khoa ít kết quả có thể sử dụng các phương pháp như phẫu thuật, kích thích não sâu, xạ phẫu… Để có hiệu quả tối ưu, người bệnh Parkinson nên luyện tập hằng ngày theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu. Bệnh nhân bị ảnh hưởng vùng chức năng nào như ở tay, chân… thì sẽ có bài tập riêng của vùng đó.
H.My
Theo giadinh.net
Phẫu thuật kích thích não sâu - hy vọng mới cho bệnh nhân Parkinson
Anh Hoàng Minh P., sinh năm 1964 được chẩn đoán Parkinson từ năm 2006. Triệu chứng khởi đầu của bệnh nhân là run vùng ngọn chi, chủ yếu tay phải, kèm theo co cứng các cơ nửa người phải, bệnh nhân nói khó, viết khó.
Bệnh Parkinson gây trở ngại lớn trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh. Ảnh minh họa
Mặc dù được điều trị nhưng đến năm 2007 các triệu chứng bệnh nhân nặng dần lên với các biểu hiện run, cứng từ chi ưu thế bên phải, nói khó, viết khó, đi lại khó khăn kèm theo bệnh nhân tiểu khó, hay vã mồ hồi, táo bón. Bệnh nhân được sử dụng phối hợp Artan 2mg x 2 viên/ngày và syndopa tăng dần liều.
Vào thời điểm đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám, bệnh nhân đã dùng tới 6 viên syndopa/ngày. Thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng vài tiếng, ngoài ra sau khi sử dụng thuốc khoảng 30 phút đến 1 giờ bệnh nhân có các biểu hiện loạn động, xoắn vặn. Bệnh nhân rất chán nản, bi quan.
Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội - Hồi sức Thần Kinh (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, sau khi được khám sàng lọc và làm các test đánh giá về thần kinh, tâm lý cũng như test UPDRS để đánh giá khả năng phẫu thuật, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật kích thích não sâu.
"Đây là phương pháp phẫu thuật sọ não nhằm đưa một que kim loại (còn gọi điện cực) vào đúng các cấu trúc sâu trong não. Sau đó, điện cực được nối với một dây dẫn ra khỏi não, luồn dưới da từ vùng đầu đến vùng trước ngực rồi gắn vào máy tạo nhịp được đặt ở đó. Tuổi thọ pin trung bình khoảng năm năm tùy thuộc vào cường độ điện sử dụng cao hay thấp. Giống như máy tạo nhịp tim, khi được kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, từ đó tác động vào nhân não giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh", Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho biết.
Ê kíp phẫu thuật của bệnh viện gồm các bác sĩ nội thần kinh, ngoại thần kinh, gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh đã tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân vẫn tỉnh và được các bác sĩ nội thần kinh thăm khám đánh giá sự cải thiện của triệu chứng cũng như tác dụng phụ xảy ra do quá trình đặt điện cực để điều chỉnh vị trí điện cực.
Ca phẫu thuật kéo dài tám giờ, bệnh nhân được lưu lại viện bốn ngày để theo dõi các biến chứng xuất huyết, nhiễm trùng, sau đó được xuất viện.
Trong những tuần đầu, anh P. được tái khám định kỳ hàng tuần và được các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh điều chỉnh cường độ và vị trí phát xung thích hợp, kèm theo với việc duy trì sử dụng thuốc hợp lý.
Đến nay, sau ba tuần phẫu thuật, anh P. đã có thể đi lại, tự phục vụ bản thân. Các biểu hiện như loạn động đã được kiểm soát, các triệu chứng như cứng cơ được cải thiện 80-90%, triệu chứng run được cải thiện 70%.
Parkinson là bệnh lý thoái hóa thần kinh, tiến triển từ từ và nặng dần theo thời gian. Parkinson là bệnh có những biểu hiện lâm sàng với triệu chứng vận động có biểu hiện điển hình là chứng run và co cứng cơ, chậm chạp, mất ổn định về tư thế, bệnh nhân đi lại dễ bị ngã. Còn triệu chứng ngoài vận động thì liên quan đến trầm cảm, tiêu hóa, rối loạn thần kinh thực vật...
Khi bị mắc chứng bệnh này, với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm thường có biểu hiện run ở phần ngọn chi và miệng, kèm theo có việc co cứng các cơ, động tác chậm chạp dẫn đến việc hạn chế vận động.
Ở những giai đoạn sau triệu chứng nặng dần lên, run và cứng cơ nhiều hơn khiến bệnh nhân bị mất ổn định về tư thế, dễ bị ngã khi đi lại. ngay những động tác đơn giản như cài khuy áo, tự mặc quần áo cũng không làm được. Người mắc bệnh Parkinson còn hay gặp các triệu chứng ngoài vận động như tiểu đêm, táo bón, trầm cảm...
Việc điều trị cho bệnh nhân Parkinson chủ yếu là dùng thuốc. Ở giai đoạn đầu việc dùng thuốc thường đem lại hiệu quả ấn tượng và giai đoạn này được gọi là "thời kỳ trăng mật" (thường là 4-5 năm từ khi khởi phát bệnh). Tuy nhiên ở những giai đoạn sau này hiệu quả của thuốc ngày càng kém dần, bệnh nhân có xu hướng phải tăng liều điều trị và đây cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều biến chứng do việc sử dụng thuốc.
Kỹ thuật kích thích não sâu là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất để điều trị bệnh Parkinson và một số các rối loạn vận động khác. Các nước châu Âu và Mỹ khuyến cáo sử dụng kỹ thuật này để điều trị bệnh nhân Parkinson ở giai đoạn hiệu quả dùng thuốc kém đi, thường tối thiểu năm năm kể từ khi được chẩn đoán mắc Parkinson. Với những thiết bị Việt Nam hiện có thì giá thành sẽ giảm nhiều, chi phí có thể chỉ khoảng hơn 30.000 USD (bằng 1/3 so với nước ngoài).
Nguyễn Bích Thủy
Theo TTXVN
5 món ngon nhưng dễ gây hại sức khỏe, chuyên gia không dám đụng nhưng nhiều người vẫn thản nhiên ăn ầm ầm Có những món ăn được chuyên gia y tế liệt vào danh sách đen, không bao giờ dám đụng đũa. Nếu biết lý do vì sao chắc chắn bạn cũng sẽ sợ hãi mà tránh xa chúng. 1. Bác sĩ bệnh viện Nam Kinh, Trung Quốc: Không bao giờ ăn đồ ngọt Ông Li Guolie, 87 tuổi, là bác sĩ Y học Trung...