Cổ như ngành hỏa xa
Đường sắt Việt Nam hiện quá lạc hậu so với mặt bằng chung của nhiều nước. Gam màu của đường sắt như kéo thời gian về những năm bao cấp.
Ngày nay các tiện ích đều được công nghệ hóa, trong khi đường sắt Việt Nam vẫn vẹn nguyên các vị trí làm việc trăm năm trước. Để thực hiện loạt bài Hiu hắt đường sắt (đăng từ ngày 21-8 đến 26-8), PV Báo SGGP đã đi suốt 1.735km đường sắt và cảm nhận ngành hỏa xa thật xưa cũ, nặng nề đến mức khó lay chuyển.
Một góc ga Kép (Lạng Giang, Bắc Giang) với toa tàu cũ, đường ray xưa
Người gác ghi- công việc không đổi sau trăm năm
Những toa tàu lăn bánh trên ray đơn, khổ 1m, xứng danh “di sản” thế giới
Bữa cơm đạm bạc của nhân viên gác chắn
Video đang HOT
Sửa chữa cầu Long Biên
Hệ thống thông tin toàn tuyến của tàu hỏa cũng tuổi 30
Gác chắn phải đẩy như trăm năm trước
Khách quốc tế thích trải nghiệm phương tiện cũ kỹ chỉ còn trong viện bảo tàng xứ họ
PHONG – QUYÊN – HẢI
Theo sggp.org.vn
Những chuyện nhỏ đáng yêu ở Đà Nẵng
Đà Nẵng có nhiều nét duyên, có những chuyện nhỏ mà rất đáng yêu.
Quán xá tràn ra vỉa hè nhưng vẫn giữ vệ sinh sạch đẹp và chừa lối cho người đi bộ
Đà Nẵng là thành phố duy nhất ở Việt Nam biết tận dụng ưu thế thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo. Những chiếc cầu sáng tạo từ kiểu dáng, chất liệu đến ánh sáng làm nên một sông Hàn duyên dáng, đẹp như hoa hậu.
Cầu Vàng được "đôi tay nhân gian" nâng đỡ giữa Bà Nà chơi vơi là điểm nhấn ấn tượng không đâu có...
Đà Nẵng còn nhiều nét duyên khác, có những chuyện rất nhỏ mà rất đáng yêu!
Cầu Vàng đã trở thành một hiện tượng đưa dòng khách quốc tế đổ về Đà Nẵng
Tháng trước, tôi về Hòa Bắc, Hòa Vang ở cả tuần, cùng với người K' Tu khảo sát, thực địa, giúp bà con làm du lịch cộng đồng rồi lang thang mấy ngày ở Đà Nẵng. Ban ngày, trời nóng như đổ lửa nên ít ai ra phố, xế chiều mới bắt đầu nhộn nhịp.
Khách Tây, khách ta chen chúc mà nhiều nhất là khách Tàu. Ta cứ chê khách Tàu ồn ào nhưng khách ta cũng đâu kém cạnh, chưa biết ai ồn hơn? Khách nước nào có văn hóa nước đó. Quốc gia nào cũng có luật lệ riêng.
Việt Nam có 1.360km biên giới và hàng chục cửa khẩu với Trung Quốc nhưng khách Tàu qua Việt Nam chỉ bằng 40% qua Thái Lan (số liệu năm 2018). Không nghe người Thái chê khách Tàu.
Đem chuyện này hỏi một bạn người Thái Lan làm du lịch, họ bảo "Mình là chủ nhà, đón tiếp khách thế nào là quyền của mình. Khách xấu, mình cấm cửa", rất đơn giản.
Ra bãi tắm Mỹ Khê, khách nườm nượp hơn trẩy hội nhưng không xô bồ. Các nhân viên cứu hộ với đồng phục riêng đứng dưới nước, vừa nhắc nhở khách, vừa giữ trật tự bãi biển, chứ không ngồi trên chòi cao. Nội việc leo xuống chòi, chạy băng qua bãi cát, bơi ra chỗ người đuối nước thì nạn nhân đã ngạt thở. Khách tắm biển còn được nhạc hòa tấu chiêu đãi với âm thanh man mác, vừa đủ lắng lòng người.
Buổi tối, đảo một vòng quanh mấy phố đêm, hoa mắt với quán xá và đủ thứ dịch vụ. Cứ ngỡ mình đang ở Bali (Indonesia) hay Pattaya (Thái Lan). Từ ăn uống, làm đẹp, thư giãn và giải trí, phong cách nào cũng có.
Ẩm thực hiện đại của thế giới đan xen hoài cổ địa phương
Quán xá tràn ra đường, không ai bảo ai, vẫn giữ vệ sinh sạch đẹp, dành chỗ để xe và lối cho người đi bộ như luật bất thành văn của hàng quán Đà Nẵng. Các dịch vụ không chèo kéo. Vào nhà hàng lịch sự, giá chừng 40.000 đồng một tô, còn quán vỉa hè giá chỉ hơn phân nửa. Các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị giá rất cạnh tranh, chai nước suối đồng hạng nửa lít chỉ 5.000 đồng.
Phố đêm trái cây bán đúng giá và vệ sinh, nhìn thôi cũng đã mắt
Phố bán trái cây hấp dẫn và bắt mắt với đủ chủng loại, màu sắc; cách bài trí đẹp và hợp vệ sinh, bán đúng giá; thể hiện tính chuyên nghiệp của dân làm dịch vụ du lịch đường phố. Việc nhỏ nhưng không phải nơi nào ở Việt Nam cũng làm được, dù rất muốn.
Đà Nẵng có đường Nguyễn Văn Thoại, danh nhân nước Việt, quê ở Sơn Trà, người có công lớn trong việc mở mang và phát triển vùng đất Tây Nam bộ. Các nơi có tên đường, tên trường học mang tên ông nhưng gọi theo kiểu dân gian, có phần bất kính là Thoại Ngọc Hầu. Người đọc dễ tưởng ông họ Thoại và tên Hầu. Phải gọi đầy đủ tước và họ tên của ông là Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại. Đà Nẵng còn có đường Trần Kế Xương, chứ không gọi là Tú Xương (Tú tài Trần Kế Xương)...
Đây là những chuyện nhỏ, rất nhỏ nhưng thể hiện tính cách tiên phong của chính quyền lẫn người dân Đà Nẵng, rất đáng yêu và trân trọng. Chưa phải là vùng đất hoàn hảo, đây đó vẫn còn vấn nạn và tiêu cực nhưng Đà Nẵng đang nỗ lực giải quyết, cố "trồng thêm hoa" để "bớt cỏ dại".
(*) Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả Nguyễn Văn Mỹ - Chủ tịch Lửa Việt Tours
Theo Theleader.vn
3 địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp ở Hà Nội có thể bạn chưa biết Hoàng hôn là thời khắc chuyển giao đẹp nhất mỗi ngày. Dưới đây là gợi ý một vài địa điểm ngắm trọn khoảnh khắc tuyệt diệu này ở Hà Nội. Ảnh: Hanoibro. Hồ Tây được coi là nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Hà Nội. Vào mỗi buổi chiều tà, hồ Tây khoác trên mình chiếc áo đỏ rực kiêu sa, cảnh...