Có nhu cầu nhưng người tiêu dùng vẫn lo ngại căn hộ thông minh
CEO DKRA Việt Nam đã chỉ ra 6 lo ngại lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam khi tiếp cận với các căn hộ thông minh…
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của những căn hộ thông minh (smarthome), tuy nhiên ông Phạm Lâm, CEO DKRA Việt Nam cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam vẫn có tâm lý e ngại về mô hình căn hộ này, trong đó lo ngại hàng đầu là vấn đề bảo mật.
Ngày 11/8, Thời báo Kinh tế Việt Nam đã tổ chức hội thảo: Phát triển Bất động sản Việt Nam, Tầm nhìn và triển vọng. Một trong hai chủ đề được các chuyên gia thảo luận sôi nổi trong hội thảo này là kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam.
Sáu lo ngại của người dùng về căn hộ thông minh
Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó giám đốc bộ phận tiếp thị dự án nhà ở, CBRE Việt Nam cho biết, dựa trên kinh nghiệm tư vấn cho nhiều dự án bất động sản ở nước ngoài và ở Việt Nam, ông nhận thấy tại Việt Nam khái niệm về đô thị thông minh hiện nay là khá phổ biến.
Ông Kiệt đánh giá các chủ đầu tư trong nước hay sử dụng khái niệm này để thu hút khách hàng cho dự án của mình.
“Căn hộ thông minh, tiến tới tòa nhà thông minh, khu dân cư thông minh, khu đô thị thông minh… là những cụm từ đang được đặt ra và ngày càng được các chủ đầu tư cũng như khách hàng hướng đến. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các chủ đầu tư mới chỉ tiến tới xây dựng smarthome, có nghĩa là các căn hộ thông minh có thể tắt, mở hệ thống điện, rèm cửa, quạt… thông qua các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, còn tòa nhà thông minh thì có nhưng vẫn ít. Đối với khu dân cư thông minh thì ở Việt Nam còn hiếm nữa”, ông nói.
Xét về yếu tố tiềm năng của giải pháp thông minh ứng dụng trong bất động sản tương lai, ông Kiệt cho rằng, với đặc điểm dân số trẻ, tỷ lệ tiếp cận internet của Việt Nam hiện nay là 60% dân số, nên nhu cầu tiếp cận công nghệ và học hỏi cái mới rất cao, nhu cầu về chủng loại sản phẩm thông minh trong tương lai 5-10 năm tới là rất lớn.
“Những người trẻ hiện nay trong thời gian tới sẽ chính là những người có nhu cầu mua nhà, cho nên chắc chắn họ sẽ yêu thích các căn hộ thông minh. Đây chính là tiềm năng phát triển của lĩnh vực bất động sản”, ông Kiệt nhận định.
Trong khi đó, ông Phạm Lâm, CEO DKRA Việt Nam cũng cho rằng, đối tượng chính trong việc xây dựng các đề án công nghệ hóa, thành phố thông minh hay căn hộ thông minh vẫn là con người. Cho nên mọi sự tiện lợi được đặt ra đều để phục vụ cho con người.
Dưới góc nhìn của một người “bán căn hộ”, ông Lâm cho biết, có nhiều dự án bất động sản hiện nay đã ứng dụng rất tốt yếu tố công nghệ để xây dựng tòa nhà thông minh, chẳng hạn như bãi đỗ xe thông minh. Theo đó, thay vì phải hỏi, phải dừng lại tìm chỗ đỗ xe thì ngay khi xuống hầm, người dân sẽ được thông tin về số lượng chỗ trống, và vị trí những nơi có thể đỗ xe. Còn ứng dụng trong căn hộ cụ thể thì nhiều chủ đầu tư đã làm.
Ông Lâm không phủ nhận những thuận lợi của mô hình này và khẳng định tiềm năng phát triển là rất lớn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm từng bán hàng trực tiếp cho người dùng, ông Lâm chỉ rõ, khách hàng vẫn có nhiều lo lắng.
“Thứ nhất là bảo mật thông tin, phần lớn người dân hiện nay sử dụng smartphone và vấn đề bảo mật là rất đáng lo ngại. Các hệ thống công cộng như wifi sẽ khiến mức độ bảo mật bị đe dọa, vậy là phải làm thế nào?”, ông Lâm đặt câu hỏi.
Video đang HOT
Vấn đề lo ngại thứ hai, theo ông Lâm là sự thích nghi của khách hàng và mức độ nhu cầu sử dụng. Ông lấy ví dụ, xu hướng trước đây là sử dụng khóa và chìa để mở cửa nhưng sau đó xuất hiện thẻ từ, và hiện nay là vân tay. Trong khi đó, để xây dựng một khu căn hộ thường mất thời gian 2-3 năm. Nếu chủ đầu tư xác định sẽ đầu tư thẻ từ cho dự án của mình, nhưng sau khi dự án hoàn thiện thì xu hướng thị trường đã chuyển sang sử dụng vân tay và giọng nói.
“Từ đó, căn hộ của họ sẽ trở nên lỗi thời và khá cạnh tranh. Mặt khác, đầu tư cho các thiết bị thông minh thì sẽ phải tăng giá bán, cũng là điều đáng lo, ảnh hưởng đến cả chủ đầu tư và khách hàng”, ông Lâm nói.
Điều mà người tiêu dùng lo ngại thứ năm là hiện chưa có một mô hình cụ thể về smarthome, chủ yếu vẫn do chủ đầu tư tự tìm hiểu đầu tư để cạnh tranh, nên người tiêu dùng rất khó đánh giá.
Thứ sáu là sự tương tác giữa người tiêu dùng và căn hộ, cũng tức là người thụ hưởng về sự thông minh. Bên cạnh những người am hiểu về công nghệ thì không phải ai cũng quen, cũng biết để sử dụng thành thạo các chứng năng trong căn hộ của mình.
“Việt Nam đã tham gia xây dựng 3 thành phố thông minh trong chiến lược phát triển của ASEAN. Sự cởi mở trong đầu tư sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam, mở ra những tiềm năng và cơ hội mới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến tâm lý và nhu cầu của người dùng”, ông Lâm đúc kết.
Sáu tiêu chí về tòa nhà thông minh trong khu vực
Đánh giá ý kiến của ông Lâm mang lại rất nhiều thông tin mới và hữu ích, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc khẳng định, sự tương tác của các smarthome hay smart City không đơn thuần là sự tương tác công nghệ mà còn là lối sống, lối sống thông minh và tiện lợi.
Tuy nhiên, như những gì ông Lâm đã đề cập đến, tiêu chí nào để đánh giá một tòa nhà là thông minh? Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho biết, tiêu chuẩn chưa có, nhưng với kinh nghiệm tư vấn cho một số dự án nước ngoài của CBRE thì tòa nhà thông minh phải đạt được 6 tiêu chí.
Thứ nhất, phải có hệ thống quản lý năng lượng, thứ hai, phải sử dụng các nguồn năng lượng bền vững, tái tạo được; thứ ba, đảm bảo an ninh tập trung, đảm bảo an toàn tòa nhà và an ninh thông tin; thứ tư, phải chia sẻ nguồn tài nguyên, phải có hệ thống ghi nhận lại thông tin, chỉ số, như phải đánh gía được chỉ số ô nhiễm không khí; thứ năm, các khu vực nội khu, nội bộ phải có hệ thống thông minh như hệ thống xe điện, và thứ sáu là phải có giải pháp quản lý tòa nhà thông minh thực sự.
“Sáu yếu tố trên được các nước châu Á – Thái Bình Dương tập trung phát triển, tuy nhiên vẫn phải khẳng định, con người vẫn là chủ thể cuối cùng đánh giá về các yếu tố thông minh này”, ông Kiệt cho biết.
Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng, tiêu chí đánh giá tòa nhà thông minh hay căn hộ thông minh là vấn đề của thị trường. Ngay cả khái niệm thông minh cũng được hiểu ở nhiều góc độ, nhiều cấp bậc khác nhau. Các cơ quan nhà nước có thể ban hành những tiêu chuẩn nhất định cho việc này, nhưng khó đưa ra một khuôn khổ cứng, nên để cho thị trường và người dân lựa chọn.
“Nếu có thể thì cơ quan quản lý chỉ nên đưa ra những tiêu chuẩn có vấn đề tham khảo, còn lại là chủ đầu tư phải thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn”, ông Lộc nói.
Ông Lộc cũng khuyến khích các hiệp hội, các liên minh ngành nghề như Hiệp hội bất động sản đưa ra các chỉ số để giúp nhà đầu tư tham khảo và thực hiện, còn người tiêu dùng có thể tìm đến và lựa chọn.
Theo Trí Thức trẻ
Duyên Duyên
Vneconomy
Ngổn ngang tuyến đường đổi bằng 180 ha 'đất vàng' ở Hà Nội
Để làm con đường dài hơn 3,7km nối từ đê Ngọc Thụy đến Khu đô thị mới Thượng Thanh (quận Long Biên), Hà Nội đã giao 180ha đất đối ứng cho Công ty cổ phần Khai Sơn. Thế nhưng, đến thời điểm này tuyến đường còn đang ngổn ngang trong khi chủ đầu tư rầm rộ chào bán dự án nhà ở từ quỹ đất đối ứng.
Sau 5 năm được Thủ tướng phê duyệt, đến nay dự án xây dựng tuyến đường từ Ngọc Thụy đến khu đô thị (KĐT) Thượng Thanh (quận Long Biên) có chiều dài 3,8 km theo hình thức BT vẫn còn ngổn ngang,.
Dù được phê duyệt 5 năm trước nhưng đến đầu năm 2017, Công ty TNHH MTV Khai Sơn - Hà Nội (Công ty CP Khai Sơn) mới tổ chức lễ khởi công xây dựng.
Chính quyền địa phương cho biết, dự án bị chậm do phương án di dời nhiều ngôi mộ chưa đạt được thỏa thuận với người dân.
Do chưa đạt được phương án thỏa thuận, nên công trường hiện tại vắng bóng công nhân thi công.
Người dân hằng ngày vẫn đang phải di chuyển qua tuyến đường gập ghềnh, nhiều hố ga mở nắp nguy hiểm..
Trong khi đó, phía dự án đối ứng, Chủ đầu tư đã cho quảng cáo, mua bán rầm rộ.
Theo một nhân viên bán hàng dự án, khu này bao gồm 66 căn biệt thự, có diện tích từ 161m2 đến 400m2. Giá dao động từ 56 triệu đồng/m2 đến 72 triệu đồng/m2 tương đương với giá từ 12 tỷ đến 32 tỷ đồng cho 1 căn biệt thự tùy theo diện tích và vị trí. Dù vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng Cty đã bán được hơn 40% số biệt thự.
Ngay sát khu biệt thự Khai Sơn là ao tù nước đọng, vật liệu xây dựng ngổn ngang. Nơi đây tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt khi dịch sốt xuất huyết sắp vào cao điểm..
Khó khăn trong GPMB khu mộ khiến đoạn đường dài 3,8km chưa thể tiếp tục triển khai.
Đáng chú ý, trong quá trình triển khai, chủ đầu tư đã ngang nhiên xây dựng 26 căn biệt thự không có GPXD. UBND quận Long Biên đã xử phạt 80.000.000 đồng và yêu cầu trong thời hạn tối đa 60 ngày phải tháo dỡ. Tuy nhiên, sau gần 1 năm, khu biệt thự không những không được tháo dỡ mà còn được "hợp thức hóa" bằng GPXD số 51 của Sở Xây dựng Hà Nội.
Ngày 23/7/2018, Văn phòng Chính phủ vừa phát đi công văn số 6993 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu kiểm tra phản ánh báo chí nêu về việc UBND TP Hà Nội giao 180ha đất đối ứng cho công ty cổ phần Khai Sơn và việc cấp giấy phép xây dựng 26 căn biệt thự tại dự án Khu đô thị Khai Sơn, quận Long Biên. Báo cáo Thủ tướng chính phủ trước ngày 1/10/2018.
Theo Trần Hoàng - Hoàng Mạnh Thắng
Tiền Phong
Đầu tư condotel, khách hàng phải quan tâm đến 4 xu hướng này Có bốn xu hướng chính tác động mạnh đến du lịch toàn cầu cũng như tương lai của thị trường này, bao gồm phát triển về công nghệ, thay đổi hành vi người tiêu dùng, thay đổi nhân khẩu học và phát triển hạ tầng giao thông. Mới đây, Hiệp Hội Khách Sạn Đà Nẵng đã tổ chức thành công sự kiện "Giải...