Có “nhóm lợi ích” từ việc kéo dài thời gian nghỉ hưu?!
Trình bày với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Cử tri Vũ Trọng Viết cho rằng Nghị định 53/2015/NĐ-NP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu cao hơn đối với một số cán bộ, công chức nữ được thông qua rất nhanh; liệu có “nhóm lợi ích” hưởng lợi từ Nghị định này?
Chiều 29/6, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TPHCM đơn vị số 1 gồm Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và ông Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn ĐBQH TPHCM đã tiếp tục có buổi gặp gỡ với bà con cử tri quận 3 để báo cáo kết quả về kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII.
Không như các cử tri của quận 1 luôn sôi nổi, làm “ nóng hổi” hội trường bằng nhiều câu hỏi chất vấn, góp ý dồn dập, các cử tri quận 3 đặt khá ít câu hỏi.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 29/6
Cử tri Hồ Quang Chính đề nghị nên nghiên cứu sớm để tổ chức quản lý lại lĩnh vực giáo dục đào tạo nghề. Bởi Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng tay nghề không cao. “Giáo dục là quốc sách hàng đầu nhưng lâu nay ta đặt vấn đề này trên văn bản và lời nói. Nay ta đã đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực giáo dục đào tạo. Vì vậy, đào tạo đội ngũ đội ngũ công nhân chất lượng cao là việc làm cấp bách”, cử tri Chính nói.
Cử tri Vũ Trọng Viết thì bức xúc khi cho rằng Nghị định 53/2015/NĐ-NP của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với một số cán bộ, công chức nữ giữ chức vụ, chức danh: Phó Trưởng Ban các Ban Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm chuyên trách các Ủy ban của Quốc hội…
Đối với các cán bộ, công chức nữ giữ các chức danh này thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm, nhưng không vượt quá 60 tuổi.
Cử tri Viết bày tỏ băn khoăn không hiểu vì sao Nghị định này được thông qua rất sớm. Trong khi Nghị định này quy định cho nữ mà không đại chúng. Vì vậy, cử tri Viết đặt nghi vấn có “nhóm lợi ích” hưởng lợi từ Nghị định này.
“Chỉ có khoảng vài chục vị có chức danh này nằm trong thành phố thuộc Trung ương. Sẽ có chạy chọt để vào các cơ quan này để được làm thêm 5 năm. Đây là việc làm không bình thường. Tổng thống chết có người thay. Cố vị thế này thì không bình đẳng lao động. Những chức danh này không thể kéo dài tuổi về hưu”, cử tri Viết nói.
Trong buổi tiếp xúc lần này, cử tri quận 3 đặt không nhiều câu hỏi
Video đang HOT
Cử tri Vũ Trọng Viết cũng cho rằng, về vấn đề khiếu nại tố cáo của công dân, TPHCM làm chưa hết trách nhiệm. “Chúng tôi nhiều lần kiến nghị về vấn đề khiếu nại tố cáo của người dân nhưng cơ quan chức năng vẫn… bình chân như vại. Có vụ, người dân kiện từ lúc đầu xanh, đến đầu bạc, rồi họ chết đi, đời con đời cháu tiếp tục theo vẫn chưa xong. Giải quyết khiếu nại tố cáo kiểu đấy là vô nhân đạo”, ông Viết bức xúc.
Nhắc lại vấn đề biển Đông, cử tri Hồ Xuân Dương cho rằng, nước Mỹ ở bên kia đại dương, không ảnh hưởng trực tiếp nhưng Quốc hội nước này ra nghị quyết về biển Đông. Trong khi ta ảnh hưởng trực tiếp, Quốc hội là nơi thể hiện ý chí của dân mà sao không có nghị quyết về vấn đề này?!
Ông Dương cũng bày tỏ thái độ không hài lòng với một số ĐBQH khi không nghiêm túc, làm hết trách nhiệm tại kỳ họp vừa qua. “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là trí tuệ của nhân dân mà sao có tình trạng ngủ gật, chơi game và không có ý kiến gì khiến buổi họp phải nghỉ sớm”, cử tri Dương thắc mắc.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đại biểu Trần Du Lịch hỏi thăm cử tri sau buổi tiếp xúc
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã giải đáp từng vấn đề mà cử tri quan tâm, đặt ra. Một số lĩnh vực liên quan đến đất đai, khiếu nại tố cáo trên địa bàn, Chủ tịch nước giao cho lãnh đạo UBND TPHCM và các quận, Sở ngành giải quyết nhanh chóng cho người dân.
Đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đồng tình với ý kiến của một cử tri khi cho rằng, “cái nút” của vấn đề là Việt Nam phải mạnh về kinh tế, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh. “Phải mạnh, ổn định về nội bộ của chúng ta nữa chứ không riêng về ngoại giao”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh.
Với ý kiến về việc kéo dài tuổi làm việc cho một số người đảm nhận các vị trí, chức vụ của cử tri Vũ Trọng Viết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết cũng đã nghe nhiều nơi phản ánh. Theo Chủ tịch nước, việc ban hành Nghị định 53/2015/NĐ-NP, có thể chuẩn bị chưa đầy đủ điều kiện. Đoàn ĐBQH TPHCM sẽ phản ánh lại vấn đề này với Chính phủ để rà soát lại.
Công Quang
Theo Dantri
"Trung Quốc mang vũ khí hạng nặng ra biển Đông là hành động đi xâm chiếm"
"Hành động cải tạo các bãi đá ngầm không thuộc quyền và chủ quyền của Trung Quốc, nghiêm trọng hơn là việc mang vũ khí hạng nặng ra các bãi đá ngầm là hành động đi xâm chiếm, cả thế giới cần lên án hành động này".
Đại biểu Trần Quốc Tuấn (đoàn Trà Vinh) nhấn mạnh như vậy trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại nghị trường Quốc hội sáng nay (8/6).
Phần thảo luận của đại biểu Trần Quốc Tuấn tập trung tối đa vào nội dung liên quan đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, trong đó khẳng định Trung Quốc đang gia tăng các hành động đơn phương gây nguy hại đến an toàn lãnh hải và hòa bình trên biển Đông.
"Từ việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến hành động đơn phương cấm ngư dân đánh bắt cá, xua đuổi và đe dọa tàu cứu hộ cứu nạn của Việt Nam. Đặc biệt, thời gian gần đây nhất, Trung Quốc tiến hành cải tạo trái phép các đảo Gạc Ma, Ga Ven, Châu Viên, Huy Gơ, Chữ Thập, là những bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa vốn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam...
Hành động cải tạo các bãi đá ngầm không thuộc quyền - chủ quyền của Trung Quốc, nghiêm trọng hơn là việc mang vũ khí hạng nặng ra các bãi đá ngầm là hành động đi xâm chiếm, cả thế giới cần lên án hành động này và yêu cầu Trung Quốc phải có lòng tự trọng của một chính quyền nước lớn, phải biết xấu hổ khi đi xâm chiếm chủ quyền của các nước trong một kỷ nguyên hiện đại" - đại biểu Trần Quốc Tuấn khẳng định.
Đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh về vấn đề biển Đông trong phiên thảo luận sáng 8/6 (ảnh: Ngọc Châu)
Đặt ra vấn đề trước Quốc hội rằng: Nếu đây là chủ quyền của mình, tại sao Trung Quốc không dám giải quyết vấn đề tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế?
Vị đại biểu tỉnh Trà Vinh tiếp tục khẳng định: "Hành động này của Trung Quốc là ngang ngược, là thách thức các cường quốc khác trên thế giới và cố tình đặt các nước vào việc đã rồi để Trung Quốc thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông theo đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra và buộc các nước khác phải công nhận.
Cử tri và nhân dân của nước mong muốn Đảng, Quốc hội, Chính phủ có những quyết sách đúng đắn hơn, phù hợp hơn. Trước hết cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa, tương tự như những phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du xuyên 3 châu lục vừa qua, đồng thời tăng cường nhiều hơn các hoạt động ngoại giao giữa lãnh đạo nước ta đến các nước trên thế giới".
Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên tổ chức các hội thảo về biển Đông, cung cấp các bằng chứng lịch sử về quyền và chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Qua đó, tranh thủ chính quyền các nước, các cơ quan truyền thông quốc tế, tiếp sức với Việt Nam lên án hành động sai trái của Trung Quốc.
"Với những việc làm mạnh mẽ hơn nữa, tôi tin rằng cả thế giới này không thể đứng ngoài cuộc trước một Trung Quốc chỉ biết lợi cho mình mà không tôn trọng quyền, chủ quyền và lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới" - đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh.
Cũng tham luận về vấn đề chủ quyền biển đảo, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa - tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng Chính phủ nêu việc đảm bảo an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức.
"Đề nghị cần tăng cường tiềm lực quốc phòng cho các địa bàn chiến lược. Chính phủ đã tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh vùng biển, xây dựng một số cầu cảng, bố trí cho ngư dân đóng tàu, tăng cường tiềm lực quân sự bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ Tổ quốc. Chính phủ cần đặc biệt quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ hơn về chiến lược biển Đông, chủ động với diễn biến tình hình trên cơ sở đó đưa ra những dự báo, đưa ra các giải pháp kịp thời, đối phó trong tình hình hiện nay; tiếp tục cân đối nguồn lực, đầu tư toàn diện hệ thống tuyến đảo, tạo hệ thống liên lạc giữa các đảo của nước ta" - đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa kiến nghị.
Ngoài ra, vị đại biểu này cho biết, hiện các đảo gần bờ, từ miền Trung còn gặp nhiều khó khăn,vì vậy cần khẩn trương hoàn thiện các đề án khu kinh tế, quốc phòng, tăng cường khu mua hải sản của ngư dân, tạo khí thế cho ngư dân.
Trên cơ sở đó, đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu tập trung lựa chọn để thành lập các doanh nghiệp mạnh, tổ chức chỉ huy tập thể để đánh bắt cá trên biển, trang bị các tàu bọc thép công suất lớn, lựa chọn chiến sĩ hải quân, từng bước xây dựng thế trận nhân dân trên biển. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, tăng cường nguồn nhân lực làm kinh tế trên biển.
Chính phủ phải nói như làm, làm như nói!
Tại phiên thảo luận sáng nay, đại biểu Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) cho rằng, báo cáo của Viện Kiểm sát về chống tham nhũng cho thấy, tội tham nhũng bị khởi tố gần 21,8%, điều này phải chăng chưa chọc thủng được bức màn che tham nhũng?
Đại biểu Nguyễn Thái Học - đoàn Phú Yên (ảnh: Ngọc Châu)
"Chính phủ đã lắng nghe điều gì ở người dân? Chính phủ thảo luận rất hay, rất đúng, đưa ra nghị quyết rất trúng, nhưng chưa đi đôi với làm. Đề nghị Chính phủ phải nói như làm, làm như nói thì người dân mới thuyết phục" - đại biểu Nguyễn Thái Học nhấn mạnh.
Cũng trong phiên thảo luận này, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) nêu quan điểm về vấn đề tham nhũng lãng phí không được giải quyết triệt để, vậy nên mới có chuyện có doanh nghiệp trốn thuế 13 năm mới phát hiện.
Ngoài ra, đề cập đến cơ chế, chính sách và an sinh xã hội, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương dẫn ra những bất cập trong chính sách xét tuyển công chức với nhiều lỗ hổng mà chưa kiểm soát được; chính sách tiền lương chưa hợp lí, trong cùng một vùng cách nhau chưa đến 1 km mà lương chênh nhau 3-4 triệu đồng; cùng là công chức hành chính nhà nước trên cùng một địa bàn nhưng có ngành lương cao, có ngành lương thấp; chế độ thâm niên cho giao viên cũng bất cập, nhiều giáo viên giỏi, giảng dạy nhiều năm nhưng chế độ thâm niên không có; chế độ tiền lương hưu cho những đối tượng về hưu trước năm 2003 có nhiều công lao đóng góp cho đất nước nhưng lương lại thấp hơn các đối tượng về hưu sau...
Như Quỳnh - Quang Phong
Theo Dantri
Tổng thống Putin: Quân đội hùng mạnh là để bảo vệ chủ quyền Tổng thống Vladimir Putin cho biết sẽ mua sắm thêm nhiều vũ khí hiện đại nhằm biến quân đội Nga thành một quân đội hùng mạnh, chống lại các mối đe dọa gần biên giới của mình, AP cho biết ngày 25.6. Tổng thống Putin: "Một quân đội mạnh mẽ được trang bị vũ khí hiện đại là sự bảo đảm cho chủ...