Có nhiều người trong một người
Từ khi lớn lên, tôi chưa bao giờ thấy ba vào bếp phụ má bất cứ việc gì, cũng như chưa bao giờ thấy ba giúp má làm việc nhà.
ảnh minh họa
Thời của má tôi hồi đó, nhà chưa có máy giặt, chưa có nồi cơm điện và dĩ nhiên chưa có tủ lạnh nên ngày nào má cũng phải đi chợ, nấu nướng và dọn dẹp. Một ông chồng phong kiến và bầy con sáu đứa, cho đến bây giờ tôi vẫn không thể tính ra cách nào mà má xoay xở để chu toàn mọi việc nhà và cả việc buôn bán. Việc buôn bán của má tôi cò con thôi nhưng rất mất công, là má làm hàng bỏ mối cho các quán vỉa hè. Mùa me thì má làm me ngào rắc mè, mùa chùm ruột thì rim đường… có một món làm quanh năm là bánh tráng chuối nướng. Má tôi luôn tay trong bếp từ sáng sớm đến tối và các anh chị của tôi ngoài giờ học đều phải vô bếp để làm hàng cùng má, khi thì lột vỏ me, khi thì xắt chuối thành từng lát mỏng để xếp lên bánh tráng, khi thì đem bánh ra phơi nắng cho se mặt rồi nướng. Công việc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác, bất tận.
Tôi lớn lên cũng vào bếp phụ má như các anh chị. Đó cũng là lúc tôi biết thắc mắc tại sao má luôn bận rộn việc này, việc kia, việc nọ mà ba đi làm về chỉ có một việc là ngồi bên bàn với ấm trà và tờ báo, mà ấm trà cũng do tay má pha cho.
Đến nay tôi vẫn nhớ nỗi ấm ức khi sáng nào chúng tôi cũng hấp tấp, thường muốn trốn bữa ăn sáng vì sợ đi học trễ, cái món cháo đậu xanh đó nóng quá, mà má thì bắt đứa nào cũng phải ăn ít nhất một chén đầy ụ rồi mới được ra khỏi nhà. Lẽ ra món cháo đậu xanh có thể đã được nhắc khỏi bếp và múc ra chén cho nguội bớt trong khi chị em tôi đang súc miệng, rửa mặt và thay áo quần, nhưng vì bận tay súc rửa ấm rồi pha trà cho ba nên má để luôn nồi cháo trên bếp, vừa rút củi ra vẫn còn than hừng và nó cứ vậy mà nóng sùng sục.
Sao ba cứ nhè khi bọn mình sắp trễ học mà sai má pha trà hả? Anh chị em tôi thường lén hỏi nhau sau lưng ba một cách trách móc như vậy. Rồi câu hỏi trách móc “tăng đô” dần, là tại sao thấy má và con cái đang lu bu quá mà ba không tự pha trà cho mình? Chúng tôi dò xét từng cử chỉ của ba rồi thì thào, thì thào… người đàn ông phong kiến sao mà ích kỷ, vợ và các con đang lu bu trong bếp mà trời sắp mưa cũng không lấy áo quần đang phơi vô dùm…
Tóm lại, càng lớn lên chúng tôi càng xét nét ba mình, và rồi chị ba đã làm một cuộc cách mạng. Biết ba thích ăn cá trê chiên hoặc nướng chấm nước mắm gừng, khi má có việc về quê, chị ba bèn nấu món cá trê luộc. Cuộc cách mạng chỉ thực hiện được một lần, vì sau đó chị ba bị má quất cho mấy roi, con gái mà vụng về bếp núc là không được. Và rồi mấy chị em gái đâm ra hục hặc với anh hai và cu út, vì cho là… con trai mai mốt giống ba. Chị ba không ủi áo quần dùm anh hai nữa, còn tôi dọn cơm lên mâm chỉ một chén nước mắm ớt, cu út hỏi nước mắm không ớt của em đâu, câu trả lời là tự xuống bếp mà lấy.
Video đang HOT
Cho tới khi ba tôi nghỉ phép về quê để chăm sóc ông nội bị đau nặng. Chúng tôi hỏi má người như ba làm sao chăm sóc ai được, huống hồ là người già bị bệnh. Câu trả lời khiến chúng tôi kinh ngạc, sáu đứa con sáu lần má nằm ổ thì người chăm sóc má chính là ba, má có được sức khỏe như ngày hôm nay là nhờ ba do mỗi lần sinh đẻ đều được kiêng cữ rất chu đáo. Hồi đó, nơi này là vùng kinh tế mới thiếu thốn trăm bề, vậy mà sinh con so má được nghỉ ngơi đủ ba tháng mười ngày. Cô y sĩ trạm xá giúp cho được mấy ngày đầu rồi sau đó tự tay ba làm tất cả, kể cả việc tắm con.
Nghe vậy, chị ba ngạc nhiên: “Hồi con còn tí xíu là ba tắm cho con à?”.
“Lúc má nằm ổ đứa nào cũng được ba tắm cho”, má trả lời một cách tự hào. Hiện ra một ba rất khác với ba mà chúng tôi thường phán xét, ba không nề hà bất cứ việc gì để làm cho vợ con, ba tận tụy ân cần chu đáo hết lòng… Cứ như má tôi đang kể một câu chuyện cổ tích về tình yêu.
Bà đẻ không được cử động mạnh mấy ngón tay, sợ sau này sớm bị đau khớp, vậy nên ba phải gội đầu cho má. Gội xong phải hong khô lập tức vì nếu để tóc ướt lâu thì bà đẻ sẽ bị nhiễm lạnh, và sữa cũng sẽ nhiễm lạnh, em bé bú sẽ bị đau bụng. Hồi đó không có máy sấy tóc như bây giờ, ba hong tóc má bằng một thau than hồng vùi tro giữ nóng riu riu. Má nằm trên giường, mái tóc dài và dày buông xuống được ba hứng trong một cái giần đặt bên trên thau than. Khi mới hong thì tóc vẫn còn ướt đẫm, nước rắc xuống thau than kêu xèo xèo, ba phải khều than ra để quạt cho hừng rồi lại hong tiếp. Tay này cầm giữ cho cái giần đựng mái tóc nằm yên đúng khoảng cách vừa đủ với thau than nóng, tay kia ba vò xới tóc má để nó được hong đều cho đến khi cả mái tóc khô hẳn.
Ngay lúc này, khi kể lại kỷ niệm ngọt ngào ân tình này của má, chợt dậy lên mong muốn trong tôi… là ước gì được chồng hong tóc cho mình như vậy. Quẳng đi cái máy sấy tóc rất thuận tiện, quẳng đi cái lò sưởi bằng điện rất hiện đại và thôi luôn người giúp việc có thâm niên nuôi bà đẻ mấy chục năm, tôi hình dung chồng mình tự tay làm tất cả cho tôi và em bé…
Và tôi biết chắc là anh không làm được đâu, dù anh rất yêu tôi.
Có nhiều người trong một người, lấy chồng rồi thì tôi hiểu được điều này. Có khi anh là đóa hoa tươi và tôi hạnh phúc tận hưởng không gian tỏa hương, nhưng đôi lúc anh làm tôi xấu hổ với hàng xóm vì cơn nóng nảy ồn ào. Thật khó mà ghép hình ảnh đóa hoa dễ thương với người đàn ông nóng tính, nhưng chồng tôi đúng là như vậy. Khi nổi giận anh thường đập thình thịch vào tường rồi sau đó phân bua là… nếu không đập vào đâu đó để xả cơn nóng thì chắc là anh đập vào tôi. Vậy đó!
Tôi từng có ý nghĩ ly hôn, từng bế con về nhà khóc với má… Căn bếp của má tôi giờ đã có nồi cơm điện và tủ lạnh nhưng má vẫn luôn tay luôn chân, vẫn vừa nướng bánh tráng chuối trên lò than, vừa liếc nhìn lên nhà xem ba tôi có cần thay ấm trà mới không.
Bỗng sự việc hiện ra dưới một ánh sáng mới mẻ, tôi học được bài học gia đình từ ấm trà nóng giữa sự bận bịu của má. Hai tay má phải xoay vòng mà trong mắt má vẫn bình yên thanh thản. Có lẽ má thường nhớ tới khi được ba gội đầu và hong tóc cho.
Tôi bế con quay về căn nhà nhỏ có chồng đang hối hận chờ đợi, biết rằng một ngày nào đó anh sẽ lại nổi nóng. Và tôi sẽ xoa dịu nỗi buồn của mình bằng cách nhớ đến người kia trong chồng tôi, người mà nhiều khi rất giống đóa hoa thơm.
Theo VNE
Đàn bà ngủ với đàn ông, thiệt gì?
Nói về đàn ông, họ luôn luôn nghĩ, chuyện họ chơi bời là đương nhiên nhưng lại cấm phụ nữ chuyện chăn gối trước khi lấy chồng.
Tôi không cổ cũ cho chuyện sống thử, cũng không phải cổ xúy cho con gái sống dễ dãi hơn, chỉ là tôi có chút suy nghĩ thoáng. Quan điểm của tôi, yêu là cho hết mình, nhưng phải biết chịu trách nhiệm với những gì bản thân mình làm, đừng làm rồi ân hận, đừng làm rồi khóc lóc than đời. Và cũng đừng đổ tội cho bất kì ai, dù là đàn ông hay đàn bà.
Nói về đàn ông, họ luôn luôn nghĩ chuyện, họ chơi bời là đương nhiên nhưng lại cấm phụ nữ chuyện chăn gối trước khi lấy chồng. Có nhiều anh chàng miệt thị, khinh bỉ, coi thường người vợ của mình khi biết cô ấy không còn trong trắng. Và thậm chí có là vợ thì cũng ra rìa luôn, không được coi trọng nữa vì tội đã trót ăn nằm với ai đó trước anh ta. Nhưng anh ta lại không tự kiểm điểm lại bản thân mình xem mình đã thực sự trong sạch, xứng với người con gái đó hay chưa.
Nhiều cô gái cũng vì chuyện không còn trinh tiết mà dại dột, lo lắng, sợ hãi không dám nghĩ tới chuyện lấy chồng. Có người vì căm hận bị người yêu phản bội khi đã trao thân mà không dám yêu ai, ngậm đắng nuốt cay chấp nhận quá khứ. Bởi vì sao, vì đàn ông luôn khiến họ lo sợ, đàn ông luôn khiến họ nghĩ, họ đã mất đi &'cái ngàn vàng' rồi thì không xứng là vợ anh ta?
Nhiều cô gái cũng vì chuyện không còn trinh tiết mà dại dột, lo lắng, sợ hãi không dám nghĩ tới chuyện lấy chồng. (Ảnh minh họa)
Có quy định nào về việc, con gái mất đi cái trong trắng của mình thì không được làm vợ hay không? Hay có ai quy định, đàn ông được chơi bời, buông thả, còn phụ nữ thì không? Xin thưa, chẳng ai quy định cả, chỉ là người ta tự tạo ra rào cản ấy, tự quy kết hết trách nhiệm cho người phụ nữ, nhất là cánh đàn ông. Trong khi họ không hề nghĩ rằng, phụ nữ buông thả với ai, đàn bà ngủ với ai để phải chịu tiếng xấu?
Cái thiệt của chuyện quan hệ trước hôn nhân chính là việc, bị người đàn ông coi thường và khinh rẻ đó. Nhưng, với những người phụ nữ, khi yêu là luôn trao hết mình. Vậy, khi họ cho đi bản thân mình cho người mình yêu thương, trong giây phút hạnh phúc ấy, họ thực sự không nghĩ được nhiều. Họ chỉ biết sống thực với tình cảm của mình, còn đâu thời gian để cân đong đo đếm tương lai.
Có thiệt gì không chỉ có tự bản thân họ hiểu? Nếu như thực sự nghĩ tương lai sẽ khó khăn nếu như không đến được với người mình đã trao thân, thì phụ nữ nên sống kín kẽ, nên có lập trường hơn nữa. Còn nếu chỉ nghĩ sống theo cảm xúc, làm chuyện đó theo cảm xúc thì hãy chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Điều quan trọng hơn cả là đàn ông hay có suy nghĩ rộng lượng hơn về chuyện trinh tiết, sự trong sáng của phụ nữ. Có không còn trong trắng thì có sao, đó là người dám yêu, dám sống. Có không còn nguyên vẹn thì cũng có sao, chỉ cần họ không phải là hạng, với gã đàn ông nào cũng có thể &'lên giường'. Cánh cửa cuộc đời rất rộng, hãy cho họ một lối thoát, vì khi yêu, ai cũng khó lòng mà kìm chế được bản thân. Và trách nhiệm họ chịu cũng chỉ phụ thuộc vào cánh đàn ông mà thôi!
Trinh tiết, hay trong trắng, tất cả cần phải được suy nghĩ thoáng hơn, cần được người trong cuộc hiểu và thông cảm. Đừng bao giờ đòi hỏi quá cao ở một người đã từng yêu nếu như bản thân mình cũng từng giống như vậy, đàn ông ạ!
Theo VNE
"Nếu sợ yêu tốn kém, một chút tình cũng đừng hòng mong có" Đàn ông chỉ được chọn một trong hai. Nếu cứ sợ yêu tốn kém, sợ bị người khác tham tiền của mình khi yêu thì một chút tình cũng đừng hòng có được. Thân gửi Đàn ông chớ dại gái - tác giả bài viết "Đấy, mình cao giá nên cũng được nhận món quà đắt giá". Tôi viết những dòng này khi...