Cổ nhân dạy: Tu tâm chính là tu phúc, lĩnh ngộ 6 điều này thì ắt được hạnh phúc tròn đầy
Con người muốn có phúc trước hết phải tu tâm và tu khẩu, muốn vậy hãy sớm lĩnh ngộ 6 điều này.
Cảnh giới cao nhất của tu tâm dưỡng tính là giữ gìn sự thanh tĩnh trong nội tâm mình
Cảnh giới cao nhất của tu tâm dưỡng tính là ở chỗ dẫu phải đối mặt với bất cứ chuyện gì cũng không được vội vàng, lo lắng mà phải giữ gìn sự thanh tĩnh trong nội tâm mình. Trong cuốn “Truyền Tập Lục” Vương Dương Minh nói rằng: “Khí cơ của trời đất, vốn chẳng dừng một hơi thở.
Nhưng có một người nắm giữ, nên không trước mà chẳng sau, không vội cũng chẳng chậm. Dẫu thiên biến vạn hoá nhưng vẫn luôn được khống chế, con người do vậy mà sinh. Nếu không khống chế, khí này sẽ chạy loạn, sao không thể không bận rộn được đây?”.
Đa số con người trong xã hội hiện đại đều luôn canh cánh bên lòng về tình trạng sức khoẻ của mình. Điều này thường là do trong tâm họ rối bời, nóng vội, lo lắng bất an. Vương Dương Minh nói muốn tu thân trước tiên cần dưỡng tâm, ông đã chỉ ra ý nghĩ chỉ đạo quan trọng đối với việc tu thân dưỡng tính.
“Chúa tể của cơ thể chính là trái tim”, nếu trong cuộc sống bận rộn chẳng thể chừa lại một góc thanh nhàn cho tâm hồn thì những phiền muộn và lo lắng ẩn sâu ấy sẽ khiến bạn mệt mỏi, và càng khó hơn trong việc đối nhân xử thế.
Vương Dương Minh chủ trương muốn tĩnh tâm thì cần đoạn tuyệt sự nóng vội trước: “Như ngày nay, tất cả những cảm xúc oán giận chỉ cần thuận theo tự nhiên, không cần quá để ý đến chúng, thì thân tâm tự nhiên sẽ khoáng đạt, mà có thể chính lại bản thể”.
Theo kiến giải của Vương Dương Minh, những người lòng dạ hẹp hòi chỉ hạn cuộc mình trong một không gian nhỏ hẹp, thường trầm mặc kém vui. Còn người có tấm lòng rộng rãi thì thế giới của họ sẽ rộng rãi hơn người.
Làm người hành 6 đức: Ấy thân tu dưỡng
1. Khẩu đức
Người xưa thường dạy: “Thiện ý một câu ấm ba đông; lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Đời người họa hay phúc đều do cái miệng mà ra, vậy nên làm người thì việc trước nhất chính là tu dưỡng cái miệng của mình: luôn nói lời chân, không nói lời lộng ngữ thị phi, mỗi khi nói phải nghĩ trước nghĩ sau, nghĩ đến cảm thụ của người nghe. Khi nói chuyện thì nên chú ý thời cơ, địa điểm, lúc nào cần nói lúc nào không, đặt cơ điểm từ góc độ của người nghe mà nói.
2. Ban đức
Có câu: “Tay tặng hoa hồng ắt giữ thơm”, vỗ tay cho người khác thì mặt mình tự cũng vui tươi, khích lệ cho người, trí huệ bản thân tự ắt cũng tăng. Khổng Tử nói “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác; tiểu nhân phản thị”. (Đại ý: Người quân tử tạo thành cái hay cho người khác, không gây thành cái ác cho người ta; tiểu nhân thì không thế).
3. Diện đức (cái đức của diện mạo)
Video đang HOT
Người sống nhờ mặt, cây sống nhờ vỏ, cây không có vỏ cây chẳng thể sinh tồn, người không có thể diện người chẳng thể dung thân. Tu dưỡng tốt diện mạo của mình cũng là giúp người lưu lại cái uy danh.
4. Tín đức
Xưa nay, chữ tín luôn là cái vốn để làm người, làm người không có chữ tín hỏi có ai ưa? Vậy nên, tín chính là cái vốn tài sản lớn nhất của đời người, có thể lấy được lòng tin của thiên hạ chính là tài sản vô giá. Khổng Tử nói: “Vô tín nhi bất lập”, ý nói rằng người mà không giữ chữ tín thì không có chỗ sinh tồn, không có chỗ đứng trên thế gian này. Cũng có người nói, chữ tín là sinh mệnh thứ hai của con người. Câu nói này thực ra rất có đạo lý.
5. Khiêm đức
Đây là nói cái đức của sự khiêm nhường, cổ nhân xưa nay vẫn luôn nhìn nhận rằng khiêm nhường chính là một loại mỹ đức thể hiện tinh thần hàm dưỡng tôn quý. Nhường người ba tấc mình cũng lợi hai phần, trong “Chu Dịch” viết rằng: “khiêm tốn là cái gốc của đạo đức, nhường nhịn đứng đầu mọi loại lễ nghi, phép tắc”.
Người khiêm nhường, tao nhã là người có đức hạnh cao, tấm lòng độ lượng bao dung, cũng là người một lòng cung kính đối với mọi việc, mọi người xung quanh. Sự cung kính đó không phải bắt nguồn từ lòng sợ hãi mà xuất phát từ sự tôn trọng.
Như vậy, người xưa nhìn nhận rằng, dù là đạo trời hay đạo làm người, cái gốc đều ở một chữ “Khiêm” này.
6. Trọng đức
Trong cuộc sống chúng ta đều hiểu là phải biết tôn trọng người khác, nhưng rất ít người có thể thật sự hiểu được ý nghĩa của điều này.
Mạnh Tử nói: “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Câu nói này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biết tôn trọng người khác. Khi kết giao với người khác, nếu có thể hiểu và tôn trọng họ, vậy thì ta cũng sẽ được họ hiểu và tôn trọng lại mình gấp trăm lần.
Người có tu dưỡng thì đối với bất kể ai cũng đều tỏ thái độ khiêm nhường, tôn trọng. Tôn trọng người dưới chính là một loại mỹ đức, tôn trọng người dưng chính là một loại ý thức, tôn trọng đối thủ là một loại độ lượng, tôn trọng tất cả mọi người là một loại giáo dưỡng.
Minh Ngọc
Theo Khỏe & Đẹp
'Quanh đi quẩn lại chỉ ăn và uống, thế là hết Tết'
Nhiều độc giả của Zing.vn có cùng quan điểm nên giảm bớt những lễ nghi, thủ tục xã giao rườm rà ngày Tết để nó trở thành dịp đoàn viên đúng nghĩa.
Sau bài viết "Tết là ngày nghỉ mà không được một giấc ngủ ngon" của Zing.vn, nhiều độc giả đã bày tỏ quan điểm khác nhau về việc đây là kỳ nghỉ nhưng mọi người phải bận bịu, lo lắng cho những lễ nghi, bổn phận trong gia đình và các mối quan hệ xã hội quá nhiều.
Không ít người bày tỏ bản thân cũng rơi vào hoàn cảnh chán chường mỗi dịp Tết khi hết nấu ăn, dọn dẹp lại phải đi chúc tụng khắp nơi. Những người này cảm thấy bản thân không có thời gian nghỉ ngơi đúng nghĩa.
Bên cạnh đó, có những độc giả cho rằng Tết là dịp đặc biệt để đoàn tụ, không nên chỉ biết than phiền về việc gặp gỡ, thăm hỏi nhau. Thay vào đó, mọi người cần biết cân bằng lịch trình, giảm bớt các thủ tục, đơn giản hóa các lễ nghi để Tết trở nên nhẹ nhàng, dễ thở hơn.
Tết luôn được xem là dịp sum họp, đồng nghĩa với nhiều cuộc gặp gỡ từ gia đình đến người quen ngoài xã hội.
"Ngày Tết mở mắt đã lo sắp cỗ rồi"
Phần lớn độc giả đồng tình ngày Tết có khá nhiều công việc phải thực hiện, chiếm nhiều thời gian. Nhiều người mong muốn được nghỉ ngơi nhưng bắt buộc phải lao vào dọn dẹp, nấu nướng, thăm hỏi dù bản thân thấy mệt mỏi.
Kể về kỳ nghỉ Tết của mình, độc giả Tuan Nguyen bày tỏ bản thân thấy sợ nhiều hơn hào hứng.
Năm nào cũng vậy, cứ ngày 27 Tết, anh lại có một ngày dài ăn uống với đồng nghiệp trong công ty. Ngày 28, anh tiếp tục "điệp khúc" ăn tất niên với đồng nghiệp ở cơ quan vợ. Đến ngày 29-30, anh cùng gia đình tất bật dọn dẹp và tranh thủ có vài giấc ngủ ngon.
"Mùng Một đi chúc Tết nội ngoại, đến nhà ai cũng bị mời rượu, không uống thì ngại. Mùng 2 là trực Tết công ty, lại bị đồng nghiệp mời chén rượu, vui vui lại uống. Mùng 3 thì sáng lên chùa, trưa ăn hóa vàng tại nhà, tối ở nhà tiếp khách, lại uống rượu. Mùng 4, trưa ăn hóa vàng nhà các cậu của vợ, tối ăn hóa vàng nhà các bác", Tuan Nguyen ngán ngẩm khi kể về lịch trình ăn uống suốt những ngày nghỉ lễ.
"Mùng 5 đi làm. Quanh đi quẩn lại chỉ ăn và uống, thế là hết Tết, chẳng được nghỉ ngơi gì mấy", tài khoản này nói thêm.
Nhiều người mệt mỏi khi phải tham dự nhiều cuộc hội họp, ăn uống từ trước đến hết 3 ngày Tết. Ảnh: Getty.
Độc giả Trần Huy Hoàng nhận xét lễ nghi, phong tục ngày Tết quá rườm rà, nhiều thủ tục.
"Ngày cúng 2 lần, mở mắt đã lo sắp cỗ rồi. Còn chưa nói từ trước Tết đã phải làm bánh rán, thái thịt lợn, lau dọn mất đến cả tuần. Cả năm đi làm chỉ mong có ngày nghỉ để nghỉ ngơi, cũng nên nghĩ đến việc giảm thủ tục đi", Trần Huy Hoàng viết.
"Mình cũng nản Tết quá. Lại điệp khúc gói giò, gói bánh chưng, bánh tét, dọn nhà, nấu đồ cúng. Lắm lúc chỉ muốn Tết có một ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa", Nguyen Vi cũng có cùng quan điểm phong tục Tết nặng nề và tốn thời gian.
Để Tết đúng nghĩa là ngày đoàn viên
Bên cạnh những ý kiến cho rằng những ngày Tết có lắm lễ nghi, khiến người ta mệt mỏi, không ít người nhận định Tết là nét văn hóa đẹp của dân tộc, sự nặng nề là do cảm nhận của từng cá nhân.
Không phủ nhận sự rườm rà, có phần nặng lễ nghĩa của ngày Tết song một số ý kiến bày tỏ nên thay đổi từ tư tưởng của mỗi người để Tết trở thành ngày đoàn tụ gia đình đúng nghĩa. Không nên áp đặt những suy nghĩ phải chào hỏi xã giao, lễ lạt phiền hà.
Độc giả Zing.vn bày tỏ nên thay đổi nhận thức để Tết là ngày đoàn viên đúng nghĩa, tránh lễ nghi rườm rà.
Một số độc giả nhận định không nên quá áp lực khi nghĩ về Tết mà nên đón nhận với sự thoải mái, coi đây đơn giản là ngày đoàn viên chứ không phải dịp để "câu nệ", "lễ nghĩa xã giao" với nhau.
"Mình luôn nghĩ bố mẹ chồng cũng như bố mẹ đẻ, ai cũng muốn con cháu về thăm nhà vì rất ít khi gặp nên chia ra về chơi, không có gì để kêu ca. Còn nấu nướng bây giờ không còn quá vất vả. Đi du lịch có điều kiện thì đi lúc nào cũng được, còn với mình ngày Tết nhất định mình muốn về với bố mẹ, thăm hỏi họ hàng cả hai bên nội, ngoại", tài khoản Kim Ji viết.
Độc giả Ba Hung đồng quan điểm, cho rằng Tết với nhiều người phải làm ăn xa như mình là cơ hội ít ỏi để về thăm gia đình.
"Có những người xa quê làm ăn hay học hành, chắc chỉ được gặp và quây quần bố mẹ tính bằng ngày như mình. Từ 18 tuổi tới giờ hơn 30 tuổi rồi chắc khoảng 30 lần gặp. Tết tuy mệt nhưng vui", Ba Hung nói.
Hoàng Lân Vũ cảm thấy Tết là dịp nghỉ dài ngày nhưng cũng là cơ hội gặp gỡ nhau sau thời gian dài không gặp mặt, bởi vậy việc hỏi han nhau là chuyện nên làm.
"Tết về quê mà không đi gặp gỡ, thăm hỏi mà chỉ ở nhà ăn, nghỉ thì còn gì là Tết. Còn chuyện cỗ bàn thì mọi người nói đúng, nên đơn giản cỗ cúng. Khách đến nhà chỉ đơn giản có cốc trà, ít hạt dưa, hạt bí là đủ, người đến thăm cũng thấy dễ chịu hơn", Hoàng Lân Vũ bày tỏ.
Độc giả Tu Hanh nói lễ nghi ngày Tết rườm rà do khách quan một phần nhưng mỗi gia đình cũng có thể giản lược cho phù hợp. Theo độc giả này ngày Tết chỉ cần được nghỉ ngơi, khoẻ mạnh, mọi người được sum vầy bên nhau là vui.
"Đã 5 năm nay, gia đình tôi bỏ tất cả các loại cúng, nấu ăn cầu kỳ ngày Tết rồi, giải phóng sức lao động cho phái yếu. Ít đi chúc tụng, chỉ đi thăm bố mẹ đẻ 2 bên, anh chị em ruột, bạn bè cực kỳ thân thiết là xong. Còn lại là thời gian nghỉ ngơi, ăn uống bình thường, không bia rượu, không các món ăn cầu kỳ. Đúng nghĩa Tết là holiday", người này viết.
Theo news.zing.vn
Bạn gái rời xa khi tôi gặp nạn Tôi và bạn gái quen được 3 năm, dự định qua Tết làm đám cưới nhỏ, đủ trong khả năng của tôi. Ngày hạnh phúc đơn giản ấy đã không đến được. Hai tháng trôi qua tôi sống trong cô độc, niềm tin không còn, nhiều đêm không ngủ được vì bế tắc. Tôi đã khóc vì cay đắng và tủi hờn khi...