Có nguyệt san nghĩa là bạn chắc chắn không mang thai?
1. Nguyệt san tháng này không ghé thăm liệu có ổn?
Bạn đừng quá lo lắng về sự bất thường này của cô nàng nguyệt san đỏng đảnh. Mặc dù mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất khi nguyệt san không ghé thăm bạn tháng này nếu bạn đã XXX không bảo vệ. Tuy nhiên, nó cũng có thể mất hút 1 tháng khi bạn quá căng thẳng, giảm cân, tập luyện thể dục thể thao quá mức hoặc một số bệnh tật từ các nguyên nhân khác….
Thời gian bình thường giữa các kỳ nguyệt san khoảng 21-35 ngày. Nếu 2 tháng liên tiếp, bạn không thấy cô nàng này xuất hiện hãy ghé thăm bác sỹ phụ khoa nhé.
2. Có nguyệt san, có nghĩa là bạn không mang thai?
Đây là điều không chắc chắn và không đảm bảo rằng bạn không đang có thai. XX có thể bị chảy máu trong thai kỳ sớm của mình. Vì vậy, bạn vẫn có thể bị chảy máu mà nếu không để ý sẽ thấy nó như trong đang chu kỳ nguyệt san của mình vậy.
Cách tốt nhất là bạn nên xem xét tiến triển của nó trong khoảng thời gian nhất định. Nếu nó kèm theo cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, hoặc có các dấu hiệu sớm của thai kỳ, bạn có thể phải áp dụng một thử nghiệm mang thai ngay cả trong thời kỳ nguyệt san.
3. Thế nào là chu kỳ nguyệt san có lượng máu chảy ra quá nhiều?
Thường thì một XX trung bình chỉ mất 4-12 muỗng cà phê máu kinh nguyệt trong một chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu bạn đang sử dụng hơn 10 miếng băng vệ sinh/ ngày hoặc đang phải thay tampon hoặc băng vệ sinh mỗi giờ/ lần thì bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ.
4. Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh?
Đối với hầu hết XX, khoảng thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 3-5 ngày. Nếu bạn đang không ở thời gian này, bạn cũng không nên quá căng thẳng. Bạn có thể có một chu kỳ nguyệt san kéo dài từ 2-7 ngày cũng là bình thường nhé. Nếu bạn đang chảy máu nhiều hơn 7 ngày trong một chu kỳ thì hãy nói chuyện với bác sĩ.
Video đang HOT
5. Bạn có thể có thai trong thời gian “bị” của mình?
Câu trả lời là có. Bạn không nên dựa vào những ngày có nguyệt san để quyết định XXX nhằm tránh mang thai. Bởi thực tế, tuy cơ hội tốt nhất để việc có thai xảy ra là trong thời gian rụng trứng nhưng một XX có thể vẫn có thai trong bất kỳ thời gian nào của chu kỳ kinh nguyệt.
Để tránh mang thai, cách tốt nhất là bạn phải sử dụng một số hình thức tránh thai nhằm kiểm soát sự mang bầu ngay cả trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
6. Làm gì để tình trạng chuột rút biến mất?
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen, naproxen… để giúp xoa dịu những cơn co cứng do chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt.
Chuột rút là do co thắt tử cung vì thế các kích thích tố cũng có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Bạn cũng có thể tìm kiếm những biện pháp cứu trợ tự nhiên hơn. Ví như hãy thử một miếng đệm nóng hay chai nước nóng ở mặt sau dạ dày của bạn, hoặc tắm nước ấm cũng có thể giảm bớt triệu chứng.
7. Để bụng không bị trương lên trong kỳ nguyệt san?
Hãy chống lại sự đầy hơi bằng việc tích cực uống nước và xem xét những gì bạn ăn, uống. Luôn ăn những thực phẩm lành mạnh giàu chất xơ như rau, quả và ngũ cốc. Cắt giảm muối trong chế độ ăn uống, hạn chế caffeine, tránh uống rượu cũng có thể giúp đỡ bạn bị đầy bụng.
8. Để kiểm soát các triệu chứng tiền kinh nguyệt như tính khí thất thường?
Hãy thử tránh ăn thực phẩm mặn và giảm caffeine 1 tuần trước khi nguyệt san ghé thăm để dễ dàng loại bỏ hội chứng tiền kinh nguyệt.
Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng tiền kinh nguyệt và tâm trạng của bạn vẫn còn nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ có thể cung cấp các đề xuất khác, chẳng hạn như bổ sung dinh dưỡng bao gồm vitamin E, canxi, magiê, hoặc thuốc theo toa.
9. Tại sao tớ lại thèm ăn vặt trước khi có nguyệt san?
Nguyên nhân chính xác của chứng thèm ăn vặt và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác thường không rõ ràng, mặc dù kích thích tố có thể được xem là một phần nguyên nhân.
Dẫu chẳng có nguyên nhân chính xác, nhưng một số XX lại thấy họ thèm ăn một vài loại thực phẩm nhất định như: kem, sô cô la, khoai tây chiên hay những thực phẩm chứa nhiều đường.
Do đó, hãy ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để thay thế. Nếu thèm ăn những thực phẩm chiên, có dầu mỡ hãy lựa chọn các tùy chọn lành mạnh hơi như cá hồi, quả hạch, bơ.
Theo PLXH
Vì sao bạn bị đau bụng & chuột rút trong "ngày ấy"?
Trường Cao đẳng Sản Khoa (ACOG) Mỹ cho rằng cứ khoảng 10 XX thì có 1 XX bị đau bụng và chuột rút nghiêm trọng trong thời kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này bình thường sẽ kéo dài từ 1-3 ngày mỗi/tháng.
Thế nào là hiện tượng đau bụng khi có kinh?
Những cơn đau nhiều lần trong kỳ nguyệt san là những cơn đau âm ỉ hoặc cảm thấy một áp lực ở phía bụng dưới. Trong khi những cơn đau này có thể thay đổi cường độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi XX. Thậm chí có những XX bị đau bụng nghiêm trọng đủ để gây ra buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đau nhức toàn thân.
Có 2 loại đau bụng kinh phổ biến:
* Tiểu đau bụng kinh: Tiểu đau bụng kinh là do việc sản xuất bình thường của prostaglandin. Hiện tượng này thường xuất hiện ở những XX mới bị kinh nguyệt hoặc mới có một vài chu kỳ kinh. Nó sẽ biến mất sau khi bạn đã có một chu kỳ kinh ổn định hơn.
* Chuột rút nguyệt kèm đau bụng kinh: Những cơn đau bụng này bạn có thể cảm nhận gần giống như những cơn tiểu đau bụng kinh. Tuy nhiên nó được gây ra bởi một căn bệnh nào đó trong tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng chứ không phải là do việc sản xuất bình thường của prostaglandin.
Đây là những cơn đau bụng thường kéo dài khá lâu. Và trong nhiều trường hợp, một số XX còn bị đau bụng trầm trọng.
Nguyên nhân gây ra chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt?
Hiện tượng chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt được gây ra bởi các cơn co bình thường của tử cung. Hầu hết các XX không biết thời gian của các cơn co thắt vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong thời gian có nguyệt san, các cơn co thắt tử cung thường mạnh mẽ hơn và điều này khiến bạn bị đau đớn.
Những cơn co thắt tử cung là do prostaglandin. Prostaglandin là một chất tự nhiên của cơ thể, gây co thắt tử cung tử cung. Tử cung co bóp mạnh khiến nguồn cung cấp máu cho tử cung tạm thời chậm chễ, lấy đi khí oxy từ các cơ tử cung và gây nên đau thắt.
Khi nào bạn nên đến bác sĩ?
Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu:
* Bạn không thể làm giảm những cơn đau điển hình trên trong thời kỳ kinh nguyệt với các thuốc không kê toa chẳng hạn như ibuprofen.
* Bạn thường bị đau vùng chậu ngay cả khi không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
* Bạn bị sốt, buồn nôn, hoặc nôn mửa khi bị đau bụng, chuột rút trong kỳ kinh.
* Bạn bị đau vùng chậu bất thường và nghiêm trọng hoặc đau ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể mà không có cách nào giảm đau được.
Hãy nhớ rằng, bác sỹ chuyên khoa hoặc nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe luôn có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu chưa thực sự cần kíp phải thực hiện thăm khám khẩn cấp, bạn có thể gọi điện và trả lời câu hỏi của các bác sỹ đặt ra qua điện thoại để biết về tình trạng sức khỏe của mình.
Theo kênh 14
Bạn đã biết tính ngày rụng trứng? Cách tính ngày rụng trứng Một chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường từ 26 - 30 ngày. Và thời điểm trứng rụng thông thường bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 16 của vòng kinh, trung bình là ngày thứ 14 (tức là ngày giữa của chu kỳ kinh). Một ví dụ đơn giản như: Nếu vòng kinh của bạn gái...