Có người lĩnh lương hưu trên… 40 triệu đồng
Với mức lương “khủng” được hưởng tại các công ty nước ngoài trong thời gian dài trước đó, có người được hưởng lương hưu đến 40 triệu đồng.
ảnh minh họa
Đó là chia sẻ của ông Phạm Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTB-XH) tại hội thảo liên quan đến chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung do Bộ LĐ-TB&XH vừa tổ chức.
Ông Giang lý giải, sở dĩ có người được hưởng lương hưu đến 40 triệu đồng, thậm chí hơn nữa, là bởi trước năm 2007 khi Luật bảo hiểm có hiệu lực quy định về mức đóng bảo hiểm dựa trên mức lương thì không ít người làm việc tại các doanh nghiệp lương cao (đa số là doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh) được tự nguyện đóng bảo hiểm theo số lương được hưởng. Như vậy, với người có thời gian làm việc kéo dài, hưởng lương cao, sẽ được đóng mức bảo hiểm tự nguyện rất cao. Do đó, đương nhiên khi về hưu, người lao động (NLĐ) sẽ được nhận lương “khủng”.
Video đang HOT
Theo ông Giang, trong khi đó cũng có không ít người đang hưởng mức lương hưu chỉ hơn 1 triệu đồng/tháng, do mức đóng bảo hiểm thấp. Do đó, việc ra đời quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ khuyến khích người lao động tiết kiệm chi tiêu lúc trẻ để có nguồn thu nhập bổ sung cao hơn lúc già, chia sẻ gánh nặng, áp lực cho ngân sách.
Theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, mục tiêu chính của việc triển khai thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam là nhằm xây dựng khung pháp lý để hình thành hệ thống hưu trí đa tầng bổ sung cho tầng hưu trí cơ bản hiện nay, giúp doanh nghiệp giữ người tài, người lao động có thêm thu nhập. Theo kế hoạch, dự thảo đề án này sẽ được Bộ LĐTB-XH trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 và nếu được thông qua sẽ triển khai thí điểm tháng 1/2014.
Theo đó, NLĐ khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng một khoản lương hàng tháng trích ra từ quỹ này cho đến cuối đời bên cạnh chế độ hưu trí cơ bản đã được nhà nước chi trả. Mức đóng góp có thể từ 5% đến 10% mức thu nhập thực tế hàng tháng của NLĐ và quy định mức đóng tối thiểu cũng như mức trần đóng tối đa. Vụ BHXH tính toán, sau 15 năm đóng góp, ngoài lương hưu cơ bản, số tiền NLĐ nhận được hàng tháng từ nguồn hưu trí bổ sung bình quân là 5,56 triệu đồng/tháng trong 15 năm.
Bên cạnh đó, khi tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung, NLĐ sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm tương ứng với mức tham gia. Cụ thể: tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do mọi nguyên nhân được thanh toán 1 lần (24 tháng); Quyền lợi được tăng lên trong trường hợp tử vong do tai nạn lao động (12 tháng); Thương tật bộ phận vĩnh viễn do tại nạn lao động (theo tỷ lệ thương tật, khoảng 35,5 tháng); Mất khả năng lao động tạm thời (tối đa 3 tháng).
Phạm Thanh
Theo Dantri
Nhiều người lĩnh lương hưu 40 triệu đồng/tháng
Cùng với việc nhiều người có mức lương hưu 40 triệu đồng/tháng còn không ít người đang hưởng mức 10-15 triệu đồng/tháng.
Không ít người đang hưởng mức lương hưu 10-15 triệu đồng/tháng. (Ảnh minh họa).
Đó là chia sẻ của ông Phạm Trường Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTB-XH) tại hội thảo lấy ý kiến về đề án thực hiện thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung do Bộ LĐTB-XH và Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam tổ chức ngày 26/9, tại Hà Nội.
Cùng với việc nhiều người có mức lương hưu 40 triệu đồng/tháng còn không ít người đang hưởng mức 10-15 triệu đồng/tháng nhưng cũng lại có cả hàng ngàn người lương hưu 1,1 triệu đồng/tháng. Điều đó đang tạo sự không công bằng trong quy định hiện nay. Việc ra đời quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ khuyến khích người lao động tiết kiệm chi tiêu lúc trẻ để có nguồn thu nhập bổ sung cao hơn lúc già, chia sẻ gánh nặng, áp lực cho ngân sách.
Theo ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH, mục tiêu chính của việc triển khai thí điểm chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung ở Việt Nam là nhằm xây dựng khung pháp lý để hình thành hệ thống hưu trí đa tầng bổ sung cho tầng hưu trí cơ bản hiện nay, giúp doanh nghiệp giữ người tài, người lao động có thêm thu nhập. Chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm bổ sung cho hưu trí cơ bản mang tính bắt buộc...
Theo kế hoạch, dự thảo đề án này sẽ được Bộ LĐTB-XH trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11 và nếu được thông qua sẽ triển khai thí điểm tháng 1/2014.
Theo Xahoi
Hội đồng tiền lương đề xuất lương tối thiểu tăng cao nhất 17% Hội đồng Tiền lương quốc gia đưa ra phương án trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng 2014 đạt 15- 17%. Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia cho biết hiện Hội đồng Tiền lương quốc gia còn tiếp tục thu thập ý kiến của các bộ...