Có người dùng quyền uy để định hướng cho các nhà trường chọn sách giáo khoa?
Trên danh nghĩa vẫn có thể là các trường sẽ thành lập Hội đồng chọn sách giáo khoa nhưng “điểm đến” vẫn chỉ là 1 bộ sách giáo khoa cụ thể đã được định hướng.
Theo lộ trình, bắt đầu từ năm học 2020-2021 là chương trình, sách giáo khoa mới của lớp 1 sẽ được đưa vào thực hiện. Tuy nhiên, theo hướng dẫn hiện hành thì năm học tới đây các trường học sẽ tự chọn sách giáo khoa và từ năm học 2021-2022 thì các tỉnh mới đứng ra chọn sách giáo khoa cho địa phương của mình.
Chính vì vậy, theo hướng dẫn hiện hành thì năm học tới đây các trường phải chủ động lựa chọn 1 trong 5 bộ sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định và phê duyệt. Vậy, liệu các nhà trường có thực sự chủ động chọn sách giáo khoa hay sẽ có sự chia phối, định hướng cho các trường học của địa phương mình?
Việc để các trường tự chọn sách có lẽ khó thành hiện thực (Ảnh minh họa: Thùy Linh)
Rất khó để mỗi trường lựa chọn 1 một bộ sách cho riêng mình.
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông qua Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa cho năm học tới được xem là cơ sở để các đơn vị trường Tiểu học trên cả nước thực hiện nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên, thực tế thì chắc chắn các trường sẽ không làm đơn lẻ mà sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chủ quản và các đơn vị trên cùng địa bàn với nhau.
Khi dùng một bộ sách giáo khoa chung ở cùng một địa phương sẽ dẫn đến những chỉ đạo của cấp Phòng, Sở có nhiều thuận lợi hơn. Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tháo gỡ kịp thời và thống nhất trên cùng địa bàn toàn tỉnh.
Hơn nữa, việc tập huấn cho các cán bộ quản lý và giáo viên của các nhà trường trên toàn địa bàn tỉnh (thành) sẽ có sự đồng nhất và không phải tổ chức nhiều đợt, nhiều lớp, đỡ đi rất nhiều kinh phí cho địa phương và các nhà trường.
Theo dõi việc chuẩn bị thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1 cho năm học tới, chúng tôi nhận thấy nhiều Sở đã và đang phối hợp với các nhà xuất bản để giới thiệu bộ sách giáo khoa mới một cách rất cẩn thận.
Chẳng hạn như bộ sách giáo khoa Cánh Diều đã và đang được 2 nhà xuất bản là Nhà xuất bản sư phạm và Nhà xuất bản sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu ở nhiều tỉnh thành một cách có hệ thống ở nhiều tỉnh (thành).
Điều đặc biệt là khi đến các địa phương thì các tác giả là chủ biên các đầu sách giáo khoa- cũng đồng thời là Chủ biên chương trình môn học giáo dục phổ thông mới giới thiệu cặn kẽ về những lợi thế, ưu điểm về bộ sách mà mình làm chủ biên.
Video đang HOT
Chính lợi thế của những thầy, cô là Chủ biên chương trình môn học giờ đây là chủ biên sách giáo khoa nên khi thuyết trình, giới thiệu, quảng bá về chương trình mới, sách giáo khoa của mình thường rất sâu sắc và tạo được điểm nhấn với các cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo ở các địa phương.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những cuốn sách giáo khoa của các nhà xuất bản cũng đã về được đến các nhà trường của một số địa phương từ trước Tết Nguyên đán và giáo viên đã bắt đầu đươc làm quen, tiếp cận dần dần.
Địa phương nào “nhắm đến” một bộ sách nào là các trường học trên địa bàn có chung bộ sách đó. Vì thế, việc các trường có thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa có lẽ cũng chỉ là làm cho khách quan, đúng thủ tục mà thôi.
Các tỉnh sẽ dùng chung sách giáo khoa
Mặc dù hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo là để các nhà trường tự lựa chọn sách giáo khoa và các hiệu trưởng sẽ là người quyết định chọn sách giáo khoa cho trường mình trong năm học tới đây.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các địa phương sẽ không làm như vậy.
Trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 mà Bộ đã thẩm định và phê duyệt để đưa vào thực hiện vào năm học 2020-2021 thì các phòng chức năng của các Sở Giáo dục sẽ lựa chọn 1 bộ sách giáo khoa cho địa phương mình và Sở sẽ “định hướng” ngầm cho các Phòng Giáo dục và các Ban giám hiệu nhà trường.
Vì vậy, trên danh nghĩa vẫn có thể là các nhà trường thành lập Hội đồng chọn sách giáo khoa nhưng “điểm đến” vẫn chỉ là 1 bộ sách giáo khoa cụ thể mà các cơ quan chủ quản ấn định và đã hướng tới cho các đơn vị.
Bởi, vì từ năm học 2021-2022 thì các Ủy ban nhân dân tỉnh (thành) sẽ quyết định lựa chọn sách giáo khoa cho địa phương mình. Vậy thì, các trường học bây giờ không dại gì mà lại đi chọn sách cho riêng mình để sang năm lại phải quay lại tập huấn lại cho bộ sách mà tỉnh quyết định chọn.
Làm như vậy, không chỉ vất vả cho nhà trường, giáo viên và tất nhiên cũng không được lòng lãnh đạo chủ quản của mình. Hơn nữa, Phòng và Sở Giáo dục cũng không dễ dàng để các trường tự quyết trong vấn đề này.
Bởi, mỗi trường chọn 1 bộ sách, hoặc chọn các đầu sách ưu điểm nhất trong 5 bộ sách sẽ dẫn đến sự manh mún trong quá trình thực hiện và việc chỉ đạo, kiểm tra, tập huấn, thực hiện chương trình mới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Hơn nữa, khi Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực vào tháng 7 tới đây thì quyền lựa chọn sách sẽ thuộc về các Ủy ban nhân dân tỉnh (thành), quyền tham mưu sẽ là của các Sở Giáo dục.
Vì vậy, việc các Sở định hướng cho các nhà trường trên cùng địa bàn dùng chung một bộ sách giáo khoa cũng là điều cần thiết và có nhiều ưu điểm hơn cho sau này.
Ai cũng biết, khi chương trình giáo dục phổ thông mới được thực hiện thì “chương trình” mới là pháp lệnh, sách giáo khoa chỉ là một tư liệu tham khảo cho chương trình nhưng nói gì thì nói, sách giáo khoa vẫn rất quan trọng với giáo viên và học sinh.
Nếu không quan trọng thì các nhà xuất bản không phải vất vả ngược xuôi từ tỉnh này sang tỉnh khác để giới thiệu, quảng bá cho bộ sách của mình.
NGUYỄN CAO
Theo giaoduc.net
Có dư luận về việc vận động trong chọn sách giáo khoa, chúng ta phải cảnh giác
Nói thẳng, đổi mới sách giáo khoa không phải việc dễ. Trong giáo dục, mỗi sự thay đổi đều ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh nên không hề đơn giản.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội chia sẻ, vấn đề giáo dục không phải chỉ cá nhân ông - một người từng làm giáo dục, rồi sau đó tiếp tục làm công tác quản lý, hoạch định chính sách về văn hóa giáo dục quan tâm mà cả xã hội quan tâm.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức trao đổi với phóng viên. Ảnh: Đỗ Thơm
"Bác Hồ đã nói: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm trồng người". Trồng người thì chuyện giáo dục là quan trọng nhất.
Đảng cũng đã có một Nghị quyết riêng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Nó cho thấy tầm quan trọng của giáo dục với quốc gia. Muốn đất nước phát triển thì giáo dục phải đi trước.
Như Singapore chẳng hạn, họ nhấn mạnh có giáo dục mới có con người, có con người tài giỏi thì đất nước mới phát triển. Ở bất cứ quốc gia nào, giáo dục đều có vị trí quan trọng đặc biệt như thế", Tiến sĩ Chức nhấn mạnh.
Trong giáo dục, theo Tiến sĩ Chức, có hai nhân tố quan trọng nhất là trò và thầy. Đổi mới căn bản toàn diện gì thì cũng phải tập trung vào đó.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chọn yếu tố đổi mới đầu tiên là sách giáo khoa và chương trình. Quốc hội cũng đã thông qua một nghị quyết về vấn đề này nên chuyện sách giáo khoa cũng là một lĩnh vực quan trọng.
Theo đánh giá của ông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tích cực để làm việc này.
"Nói thẳng, đổi mới sách giáo khoa cũng không phải việc dễ. Trong giáo dục, mỗi sự thay đổi đều ảnh hưởng đến hàng triệu học sinh, đến mỗi gia đình nên không có việc gì là dễ cả.
Hiện tại, Hội đồng thẩm định đã chọn được 5 bộ sách dù còn nhiều ý kiến khác nhau.
Bây giờ, các địa phương, các trường phải tự chọn bộ sách phù hợp. Đây là một xu thế mới cần được ủng hộ", vị nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói.
Ông nhấn mạnh, việc học hành, tiếp thu kiến thức mới phải là chủ động. Vì thế, việc các trường, địa phương tự chọn bộ sách giáo khoa phù hợp để giảng dạy là ý tưởng tốt và cần được ủng hộ.
Vì nó là mới nên sẽ gặp khó khăn nhất định. Đầu tiên là cần có thời gian cho giáo viên tiếp cận những bộ sách đó để thầy cô biết bộ sách nào tốt, bộ nào không phù hợp.
Việc thứ hai là yếu tố con người. Những người được quyền ra quyết định chọn bộ sách phải có tâm, trung thực, không vì bất cứ yếu tố nào, đặc biệt là không để lợi ích chi phối trong giáo dục.
"Tôi tin Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương đã lường trước được điều đó. Thời gian qua, có dư luận về việc "lobby" chọn sách giáo khoa ở nơi này nơi kia, chúng ta phải cảnh giác.
Dứt khoát phải trung thực, có thời gian, có năng lực, trình độ nhận biết để xem bộ sách giáo khoa đó có phù hợp nhất với địa phương hay không.
Quan trọng, giáo viên tiếp cận bộ sách có truyền tải được các cách thức như mong muốn của người viết hay không. Tất cả đều là việc rất lớn của ngành giáo dục trong năm nay", Tiến sĩ Chức nhận định.
Đỗ Thơm
Theo giaoduc.net
Lựa chọn sách giáo khoa: Cần khách quan, minh bạch Chia sẻ về dự thảo Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên ủng hộ việc chọn sách giáo khoa trên tiêu chí phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại

Vụ tai nạn 6 người chết: Đường mưa trơn trượt, Cục CSGT khuyến cáo khẩn

Nhân chứng kể lại giây phút kinh hoàng vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La

Hiện trường vụ tai nạn giữa xe khách và xe đầu kéo khiến 6 người tử vong

Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan

Xác minh clip 2 tài xế ô tô cầm kiếm dọa chém nhau giữa đường ở TPHCM

Giải cứu cụ ông 78 tuổi khỏi căn nhà đang cháy ở Hà Nội

Hai đèn đỏ bất hợp lý liền nhau, cả ngã tư đứng im

Em gái mượn tên để đăng ký kết hôn, người chị bỗng có '2 chồng'

Ô tô 5 chỗ bị ép chặt giữa 2 xe container trên cầu Phú Mỹ, giao thông ùn ứ 2 giờ

Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia
Có thể bạn quan tâm

Chuyện tình "mưa dầm thấm lâu" của anh chàng khiếm thị với nữ ca sĩ hơn 14 tuổi
Tv show
10:50:43 22/02/2025
Ba thế hệ diễn viên đóng vai Hoàng Dung hội ngộ
Hậu trường phim
10:48:08 22/02/2025
Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án
Pháp luật
10:44:40 22/02/2025
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình
Sức khỏe
10:41:55 22/02/2025
Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ
Sao thể thao
10:35:15 22/02/2025
Thực đơn 3 món ngày cuối tuần hao cơm phải biết: Có món vừa giúp tăng sức đề kháng lại hỗ trợ chống ung thư
Ẩm thực
10:29:18 22/02/2025
Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh
Lạ vui
10:27:50 22/02/2025
Bậc thầy phong thủy hé lộ: Cuối tháng 2, 3 con giáp trúng "mánh lớn", công danh bùng nổ, tiền về túi ào ào
Trắc nghiệm
10:24:24 22/02/2025
Clip vượt mức đáng yêu thu về 5 triệu view: "Nghiệp vụ sư phạm quá đỉnh"
Netizen
10:22:15 22/02/2025
Nai lưng dọn dẹp nhưng nhà tắm vẫn hôi rình, sau khi phát hiện "thủ phạm" tôi ngớ người
Sáng tạo
09:58:38 22/02/2025