Có nên xem thường bệnh dị ứng?
Nhiều người vẫn cho rằng với thời gian chứng dị ứng sẽ thuyên giảm. Trên thực tế, điều này lại hoàn toàn ngược lại và trong đa số trường hợp, dị ứng có khuynh hướng ngày càng tệ hại hơn.
Những lý do dưới đây là cơ sở để bạn biết chắc chắn rằng mình có nên coi nhẹ căn bệnh thường gặp này:
Không khởi phát ngay ở lần đầu tiên
Trái với điều nhiều người nghĩ, dị ứng thường không khởi phát ngay ở lần đầu tiên với một tác nhân dị ứng nào đó. Một người thường chỉ trở nên dị ứng (hay còn gọi là mẫn cảm) với một chất nào đó sau nhiều lần tiếp xúc (lần thứ 10, 100 hoặc thậm chí sau lần thứ 1.000) trong một thời gian kéo dài (khoảng vài tuần, vài tháng và thậm chí vài năm). Thời gian này được gọi là thời kỳ mẫn cảm.
Tuy nhiên, khi một người đã trở nên mẫn cảm thì trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng dị ứng sẽ tái phát mỗi khi họ tiếp xúc trở lại với chất gây dị ứng. Và khi đã dị ứng với một chất nào đó thì chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ gây ra các triệu chứng dị ứng.
Thường xuất hiện ở 2 năm đầu đời
Nhiều bằng chứng cho thấy bệnh dị ứng ở người lớn đã có nguồn gốc từ tuổi nhỏ.
Video đang HOT
Theo những nghiên cứu dài hơi tại Hoa kỳ, Đức, bệnh dị ứng tiến triển như sau:
1. Viêm da cơ địa và dị ứng thức ăn là biểu hiện dị ứng xuất hiện sớm nhất và thường gặp nhất trong 2 năm đầu đời.
2. Hiện tượng mẫn cảm hóa với các dị ứng nguyên thức ăn xảy ra nhiều nhất trong 2 năm đầu đời. Mẫn cảm sớm với dị ứng nguyên thức ăn là yếu tố nguy cơ quan trọng của dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa và hen suyễn.
3. Các bệnh dị ứng đường hô hấp thường bắt đầu chậm hơn đôi chút: viêm mũi dị ứng thường bắt đầu từ tuổi thiếu niên, hầu hết hen suyễn bắt đầu trước 12 tuổi.
Thường gặp nhất là hen suyễn và dị ứng thức ăn
Bệnh dị ứng có thể có biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau tùy thuộc vào dị ứng nguyên và đường vào của chúng. Các bệnh dị ứng thường gặp là: viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm kết mạc dị ứng, chàm, mề đay, dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, dị ứng côn trùng, dị ứng với môi trường. Trong đó, hen suyễn là bệnh dị ứng quan trọng hàng đầu (ước tính hiện nay có khoảng 300 triệu người đang mắc bệnh hen suyễn trên toàn thế giới).
Dị ứng thức ăn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dị ứng thức ăn thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn: tại Anh, Mỹ, ước tính 8% trẻ em bị dị ứng thức ăn, trong khi chỉ khoảng 3% người lớn có vấn đề này.
Dị ứng có thể chỉ biểu hiện nhẹ, thoáng qua, chỉ gây một số khó chịu cho bệnh nhân (ngứa, nghẹt mũi, sổ mũi,…). Nhưng lắm khi biểu hiện quan trọng hơn (cơn khó thở), thậm chí nguy hiễm tính mạng (sốc phản vệ).
Bệnh không thể tự khỏi
Dị ứng là bệnh không thể tự khỏi dù có thể diễn tiến lúc nặng lúc nhẹ. Đã không phải là hiếm xảy ra các trường hợp tử vong do dị ứng thức ăn.
Ngoài ra, mẫn cảm sớm với dị ứng nguyên thức ăn không được chú ý đúng mức sẽ là yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh hen suyễn. Bệnh hen suyễn nếu không được kiểm soát sẽ mang lại nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí tử vong – dù hoàn toàn có thể tránh được.
Vì vậy, khi có biểu hiện dị ứng, bạn đừng trì hoãn tìm đến thầy thuốc vì mọi sự chậm trễ sẽ rất bất lợi.
Theo Dân Trí
Nỗi khổ mề đay khi chuyển mùa
Bênh mề đay (con gọi là bệnh dị ứng) có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới, vùng, miền. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ
Cơ địa nhạy cảm là yếu tổ thuận lợi cho bệnh xuất hiện
Nguyên nhân gây nên bệnh rất phức tạp nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa, tức là cơ thể dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích (yếu tố kích thích cũng rất đa dạng như nóng, lạnh đột ngột, một số thức ăn, phấn hoa, vi khuẩn, vi nấm, giun sán hoặc do tăng tiết chất cho - lin và ngay cả các loại thuốc (thuốc đông y, thuốc nam, tây y). Bệnh mề đay cũng có thể do di truyền... Sự xuất hiện bệnh mề đay là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên).
Bệnh mề đay thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Đầu tiên xuất hiện các nốt sần có màu hồng hoặc đỏ, phù nề, ngứa.
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi ngứa phải gãi đến mức chảy cả máu tươi vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn, ngứa có khi ở một vùng da nào đó trên cơ thể, có khi cả đám rộng nhưng có khi chỉ rải rác. Nốt sẩn, ngứa kéo dài cả tuần không tự khỏi. Một số trường hợp bệnh nặng thì ngoài sự biểu hiện ở da, chúng còn có thể xuất hiện ở niêm mạc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, ỉa chảy.
Nôi mê đay la bênh thương găp nhât ơ moi lưa tuôi
Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác như dạng thành vòng, dạng thành vạch, dạng xuất huyết, dạng mụn nước. Đặc biệt là dạng phù Quinke (sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ.
Cũng nên lưu ý rằng ở một người có cơ địa dị ứng, ví dụ như bị chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, hen suyễn, viêm mũi, viêm xoang dị ứng... với sự thay đổi của thời tiết, nhất là lạnh thì bệnh mề đay càng dễ tái phát. Việc chẩn đoán bệnh mề đay không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy vậy, việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên bệnh mề đay còn gặp không ít khó khăn bởi vì các loại di truyền gây nên bệnh rất đa dạng, kèm theo đó là yếu tố cơ địa hoặc di truyền.
Khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên làm gì?
Mề đay cũng có thể gặp những loại gây ung thư nguy hiểm cho tính mạng (ở đường hô hấp, đường tiêu hóa hay tổ chức thần kinh), vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh mề đay, nên đến khám bác sĩ để được xác định, điều trị dứt điểm và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định thích hợp và phòng tái phát cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Từ ngày phát minh ra thuốc kháng histamin, nhất là các loại kháng histamin tổng hợp thì việc điều trị các bệnh dị ứng, đặc biệt là bệnh mề đay có hiệu nghiệm hơn rất nhiều.
Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ
Ăn, uống cũng được góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc. Không nên uống rượu, bia bởi vì đây là yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay tái phát. Mùa lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi có gió mùa Đông Bắc tràn về và khi ra khỏi nhà. Cần giữ vệ sinh môi trường sống, vệ sinh răng miệng, mũi họng để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra bởi các độc tố của chúng và cũng là các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể.
Đề phòng bệnh mề đay do giun sán, nên tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi bị bệnh mề đay, nên hạn chế gãi để tránh gây chảy máu làm da bị bội nhiễm gây viêm da, mưng mủ làm khó khăn cho việc điều trị và đôi khi còn gây nguy hiểm (ví dụ như nhiễm khuẩn huyết).
Mề đay có thể gây ra phù não
Bệnh mề đay cũng có thể xảy ra ở tổ chức não gây phù não hoặc xảy ra ở đường hô hấp như thanh - khí quản gây phù nề, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Còn loại mề đay mạn tính thì thường xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, có khi là cách quãng nhưng có khi là liên tiếp trong nhiều ngày. Biểu hiện của mề đay mạn tính có khí chỉ một số nốt mẩn ngứa tạo thành một mảng hoặc nhiều mảng trên các vùng da khác nhau có hình loang lổ như da hổ.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)