Có nên trả chồng về cho mẹ chồng?
Hạnh Dung hy vọng rằng những gì bạn viết ở đây là bức xúc cao độ nhất thời, khi mẹ chồng đang vào chơi và những mâu thuẫn cũ lại “sống dậy”.
Chị Hạnh Dung ạ!
Em đã kết hôn được 7 năm, đã có 1 bé gái 7 tuổi. Cuộc sống vợ chồng 7 năm qua quá nhiều sóng gió. 2 năm đầu vì mâu thuẫn với mẹ chồng, không chịu nổi em đã thuyết phục chồng bỏ quê miền Trung, vượt ngàn dặm vào Sài Gòn. Khi đó con em mới 18 tháng, vợ chồng đã có công việc ổn định ở quê nhưng viết đơn thôi việc, bỏ tất cả vô Nam làm lại từ đầu.
Em là người trầm tính, nội tâm nhưng rất trọng tình nghĩa và rất quyết đoán. Khi còn yêu đương, gia đình em đã cấm cản vì rằng tiếng tăm bà mẹ chồng khó tính cả làng trên xóm dưới ai cũng biết. Em lúc đó lại nghĩ khác, em thông cảm cho bà ấy vì goá chồng 30 năm. Thế nhưng,bà ấy đã không ưa gì em ngay từ ngày đầu. Em là giáo viên, chuyện gì cũng muốn trao đổi nhẹ nhàng, ngược lại bà mẹ chồng lúc nào cũng nặng nhẹ, bảo thủ, cố chấp và nhiều chuyện buôn khắp làng trên xóm dưới.
Bốn năm vào Nam, nay công việc hai vợ chồng đã ổn tuy nhiên khó khăn vẫn còn nhiều lắm. Em và chồng cũng nhiều lần cãi vã vì bất đồng trong quan điểm sống,về mọi vấn đề. Dù em có cố gắng thế nào thì mẹ chồng cũng không yêu thương gì lại còn vạch lá tìm sâu, phán xét. Em góp ý về vấn đề gì bà cũng phản bác. Lại còn xì xèo tiếng bấc tiếng chì, lại còn đưa chuyện với mấy bà hàng xóm. (quên nói với chị, bà ấy cũng vô Sài Gòn chơi).
Mẹ chồng em yêu con trai thật đặc biệt. Nếu người ta thương con thì mong cho con hạnh phúc, còn bà ấy lại nghĩ và đã nói ra rằng: mẹ có một, vợ không lấy được con này thì lấy con khác. Em luôn tủi phận vì rằng mình chả thua ai về học vấn,vẻ ngoài không đến nỗi, gia đình đường hoàng mà sao luôn bị mẹ chồng,gia đình chồng phán xét bêu riếu. Thôi thì trả anh về cho mẹ của anh để anh báo hiếu đủ đầy vì dù có cố cũng không dung hoà được. Chị Hạnh Dung thấy sao?
NTTH
Chào bạn
Hạnh Dung hy vọng rằng những gì bạn viết ở đây chỉ là sự bức xúc cao độ nhưng nhất thời, khi mẹ chồng đang vào chơi và những mâu thuẫn cũ lại “sống dậy”. Sau khi bạn gửi thư đi thì mẹ chồng đã trở về quê và tâm trạng của bạn đã dịu lại, không còn sôi sục ý muốn “ly hôn để trả chồng về cho mẹ của anh ấy” nữa. Bởi vì thật sự, trong cách bạn thể hiện ý muốn ly hôn của mình, Hạnh Dung vẫn đọc thấy cảm xúc “giận dỗI” của một cô vợ chứ chưa phải là nỗi bức xúc, đắng hay hay hằn thù cần giải quyết.
Video đang HOT
Bạn đang mệt mỏi vì một lần nữa phải sống chung với mẹ chồng, với người mà vì những điều không thể dung hòa, bạn đã vượt ngàn dặm để được sống xa. Những mệt mỏi khiến bạn nghĩ đến chuyện ly dị, trả chồng cho mẹ mà quên đi rằng chồng bạn dù có yêu mẹ đến cỡ nào cũng đã nghe theo lời thuyết phục của bạn để bỏ tất cả những gì đang ổn định vào Sài Gòn, bắt đầu mọi cái lại từ đầu. Điều đó chẳng lẽ không có ý nghĩa rằng với anh ấy, bạn và con cái mới là tất cả.
Chuyện mẹ chồng bạn nói thế nào có phải là chuyện anh ấy nghĩ hay không? Sao giận điều bà nói mà lại trách chồng? Nếu anh ấy có im lặng khi mẹ “” hay “xì xèo tvạch lá tìm sâu, phán xétiếng bấc tiếng chì” thì chắc cũng là anh ấy đâu có thể lúc nào cũng ra mặt bênh vợ, phản đối mẹ, nhất là khi mẹ chỉ vào chơi, rồi sẽ ra về, trả lại không gian riêng cho vợ chồng.
Điều quan trọng để bạn nghĩ tới ly dị chính là mối quan hệ của hai vợ chồng. Theo Hạnh Dung cảm nhận từ cách bạn kể, những cãi vã, bất đồng có lẽ cũng chưa quá mức căng thẳng. Chẳng vợ chồng nào có thể đồng thuận được với nhau trong mọi vấn đề. Hơn nữa, bạn là người quyết đoán, theo như chính bạn nhận xét, phải chăng tính cách ấy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến không khí gia đình. Gia giảm chính những tính cách của mình, điều chỉnh những điều xô lệch chắc cũng là điều bạn đã làm và đang làm trong suốt 7 năm qua. Cố gắng đừng trộn mọi cảm xúc trong lúc mệt mỏi vì mâu thuẫn “mẹ chồng, nàng dâu” vào với nhau. Hãy cố gắng tách bạch từng chuyện, để nếu có ly hôn đi chăng nữa thì là để có được điều gì tốt đẹp hơn cho mình, cho con mình, chứ không phải để “trả chồng cho mẹ chồng”.
Theo Baophunu
Thời hiện đại: người ta vô tư giết nhau bằng bàn phím!
Đừng tự do quy chụp, đừng cho mình quyền chỉ trích, phán xét người khác qua màn hình, đừng vô tư tuyên án tử cho kẻ khác chỉ bằng... bàn phím.
Đã qua rồi thời "ngàn năm nô lệ giặc Tàu" hay "trăm năm đô hộ giặc Tây", con người thời hiện đại không còn giết nhau bằng súng, gươm, giáo mác theo lý tưởng và chủ nghĩa tinh thần của mình nữa. Với trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ và quan điểm riêng, con người ngày nay hoàn toàn có thể giết nhau bằng... bàn phím, triệt tiêu nhau qua màn hình mà chẳng cần phải đối diện, hay thậm chí họ còn chẳng mảy may quen biết!
Những ngày qua trên khắp các mặt báo và mạng xã hội đều hết lượt đăng tải, chia sẻ về trường hợp đầy tang thương và chua xót của một nữ sinh 15 tuổi phải tìm đến cái chết vì bị người yêu đăng tải clip sex!
Trong lời cuối trước khi lìa đời, nữ sinh này đã nhắn gửi: "Con xin lỗi ba mẹ, vì L mà con phải chết. Ba mẹ đừng buồn, đừng lo cho con, con sẽ mãi ở bên gia đình. Khi con chết, con muốn được chôn ở sau nhà".
Ảnh: internet
Sau lời trăn trối và những "bằng chứng" còn sót lại trên mạng xã hội, cơ quan chức năng sẽ vào cuộc và đưa kẻ phải chịu trách nhiệm ra trước vành móng ngựa. Đấy là trách nhiệm của bộ máy pháp luật hiện hành.
Mặt khác, và rất hiển nhiên, cộng đồng mạng đang quan tâm đến trường hợp này càng không phải là một phiên tòa với đầy đủ những chức năng để có thể phán xét bất kỳ ai. Thế nhưng trước đó, những "cư dân mạng" ngày nay lại mặc nhiên cho mình quyền được phán quyết, được chỉ trích, được đứng lên trên những khái niệm rất phổ quát mang tên "thuần phong mỹ tục" để ép một bé gái chưa đến tuổi trưởng thành phải đi qua cánh cửa cuối cùng của cuộc đời bằng... thuốc diệt cỏ.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Đừng vội chỉ đổ lỗi cho bạn trai của cô bé, vì rõ ràng nhất và không thể phủ nhận rằng chính bạn trai của nữ sinh này là kẻ đăng tải clip, hành vi "quan hệ" và làm nhục người khác này vốn đã đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng kẻ góp phần làm phát tán clip rộng khắp mạng xã hội liệu có thể đứng ngoài vòng liên can trong sự vụ? Chưa dừng lại ở kẻ đăng tải, kẻ phát tán thêm, còn những "cư dân mạng" đã từng nhấn like, từng share, từng comment, từng lùng sục khắp nơi để có được trang cá nhân của nhân vật chính và vô tư buông lời chỉ trích, miệt thị, mạt sát một cô bé chưa đủ tuổi công dân. Liệu họ có thể "phủi tay" sạch trơn được trong "trận bóng trách nhiệm" này?
Kẻ góp phần làm phát tán clip rộng khắp mạng xã hội liệu có thể đứng ngoài vòng liên can?
Có thể thấy "cư dân mạng" là một thành phần phổ biến được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Họ có thể là bất kỳ ai, là bạn, là tôi, là một xã hội thu nhỏ với tính bầy đàn cố hữu rất cao. Họ đại diện cho tiếng nói của cả một bộ phận, họ đấu tranh rất tích cực được, họ phán xét một cách rất tiêu cực cũng hoàn toàn trong khả năng. Nhưng, những "cư dân mạng" này - họ có chịu trách nhiệm được trước lời nói và kết quả của mình được không?
Câu trả lời là không. Vì rất khó có thể quy được trách nhiệm cụ thể cho cả một đám đông chỉ hiển thị trên màn hình máy tính!
Cũng đừng đổ lỗi cho giáo dục vì căn bản giáo dục chẳng dạy ai cách phải tự sát trước nghịch cảnh bao giờ. Đừng đứng trên quan điểm giáo dục mà đổ lỗi cho gia đình nạn nhân vì giữa một xã hội bùng nổ thông tin, có rất nhiều cách để trẻ em dễ dàng tiếp cận nhiều văn hóa phẩm tính dục trước tuổi.
Đừng vô tư tuyên án tử cho kẻ khác bằng... bàn phím
Và ở một góc nhìn rất công bằng và khách quan nhất, tình dục vốn không hề xấu, căn bản nhất trong việc hình thành và phát triển xã hội loài người thì việc "quan hệ" là một hành vi tính dục vốn dĩ nhất, trần trụi và gốc rễ nhất. Nhưng vì tính văn hóa, vì những phạm trù về thuần phong mỹ tục đã khiến một bộ phận xã hội sẵn sàng quy chụp bất kỳ sự việc nào liên quan đến tình dục đều xấu xí, đều méo mó, đều sai trái một cách rất mặc nhiên.
Tuy vậy, quan điểm của người viết bài hoàn toàn không có hề cổ xúy cho việc tình dục, đặc biệt lại là tình dục với trẻ em. Mà mỗi chúng ta, mỗi người dùng mạng xã hội hãy văn minh hơn, trách nhiệm hơn, ý thức hơn trong hành vi của mỗi người. Vì hành vi của người dùng là cốt lõi nhất cho việc quyết định hình thành tâm lý của đám đông, cho những hành động quy chụp, phán xét đầy hả hê trước nỗi đau, nỗi ê chề của đồng loại... của một bé gái còn chưa đủ tuổi công dân.
Đừng tự do quy chụp, đừng cho mình quyền chỉ trích, phán xét người khác chỉ qua màn hình, đừng vô tư tuyên án tử cho kẻ khác chỉ bằng... bàn phím.
Đức Phương
Theo_Báo Đất Việt
'Đừng đánh giá một chiếc smartphone bằng vỏ ngoài' Chưa người dùng phổ thông nào được trải nghiệm HTC One M9. Vì thế, chưa thể đưa ra bất cứ phán xét nào về sản phẩm này khi nó mới chỉ lộ thiết kế bên ngoài. "Đừng đánh giá chiếc One (M9) bằng vẻ bề ngoài" là tiêu đề bài viết trên trang The Verge của biên tập viên Vlad Savov. Theo Savov,...