Có nên tin tưởng tính năng đo SpO2 trên smartwatch?
Dù cùng đo vào một thời điểm, số liệu nồng độ Oxy trong máu từ smartwatch và thiết bị chuyên dụng có thể chênh lệch.
Hiện tại, máy đo chỉ số SpO2 (chỉ số nồng độ Oxy trong máu) đang là dụng cụ quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị Covid-19 tại nhà. Tuy nhiên, nhiều smartwatch mới nhất cũng được trang bị thêm tính năng này, khiến người dùng cảm thấy phân vân liệu có thể tin tưởng số liệu trên đồng hồ.
Thiết bị chuyên dụng và smartwatch có cách thức đo chỉ số SpO2 tương đối khác biệt. Do đó, chỉ số cho ra thường không giống nhau.
Sự khác biệt trong cách thức đo
Với các máy đo chuyên dụng, cảm biến sẽ được đặt đối diện nhau ở trên 2 đầu của thiết bị. Khi đặt ngón tay vào máy đo, một đầu của thiết bị sẽ phát ra nguồn sáng, để nó đi xuyên qua qua ngón tay rồi chạm vào các cảm biến ở đầu đối diện. Khi đó, các phép đo thuộc tính của ánh sáng, bước sóng và một số dữ liệu khác sẽ cho ra mức SpO2.
Ngược lại, trên đồng hồ thông minh và vòng đeo thể thao, SpO2 được đo thông qua ánh sáng phản xạ từ máu dưới da. Điều này là do cảm biến phát sáng cũng như cảm biến đọc dữ liệu đều ở cùng một bên. Do đó, smartwatch sẽ không thể thực hiện các phép đo như trên thiết bị chuyên dụng sử dụng 2 mặt cảm biến.
Cách thức đo chỉ số SpO2 của thiết bị chuyên dụng và smartwatch có sự khác biệt lớn.
Trong một nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ, các nhà khoa học khẳng định rằng đồng hồ thông minh không đủ chính xác để được sử dụng như một thiết bị đo lường các chỉ số quan trọng. Ngay cả với một số thiết bị chuyên dụng được bán trên thị trường, nó tuy có độ chính xác cao hơn nhưng vẫn không đáp ứng được các tiêu chuẩn trong y tế.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Deepak Aggarwal, Chuyên gia tư vấn cấp cao tại Bệnh viện Saket (Ấn Độ), trả lời India Today Tech rằng hầu hết máy đo SpO2 đều có ưu thế hơn đồng hồ thông minh. Tuy nhiên, chúng cũng có những sai sót như bất kỳ thiết bị điện tử nào khác. Nó đặc biệt liên quan đến cách mọi người đặt ngón tay vào máy.
Video đang HOT
“Người dùng cần đặt đúng vị trí ngón tay vào máy đo. Nếu ngón tay không có sự tiếp xúc chuẩn với cảm biến, bạn sẽ có kết quả đọc không chính xác. Trong trường hợp độ bão hòa oxy trong máu dưới 70%, chúng sẽ hiển thị kết quả sai lệch”, tiến sĩ Deepak Aggarwal cho biết.
Trong khi đó, tiến sĩ chuyên khoa tim mạch Deepak Krishnamurthy tại một bệnh viện ở Bangalore (Ấn Độ) cho rằng rằng cả máy đo oxy và đồng hồ thông minh đều chỉ có thể đưa ra con số tương đối. Điều quan trọng là bệnh nhân phải kiểm tra lại tại phòng khám để có kết quả chính xác nhất.
Tất nhiên, tình trạng sai lệch chỉ số SpO2 trên smartwatch đã được các công ty phát hành nêu rõ trước đó. Với những người cần sự chính xác tuyệt đối, các chuyên gia đều khẳng định bệnh nhân vẫn nên ưu tiên đến các cơ sở y tế, thay vì phụ thuộc vào thiết bị đo trên thị trường.
Ưu tiên sử dụng thiết bị chuyên dụng
Chia sẻ với PV , Phương Mai, sống tại Hải Phòng, cho biết bản thân đã tìm hiểu và chọn mua 1 thiết bị đo SpO2 chuyên dụng nhằm hỗ trợ việc phát hiện Covid-19. Khách hàng này chia sẻ rằng bản thân đã chọn mua được 1 thiết bị khá phù hợp và cảm thấy hoàn toàn yên tâm.
Thiết bị chuyên dụng đem lại cảm giác yên tâm hơn.
“Tôi không quá tin tưởng vào tính năng đo SpO2 trên smartwatch, kể cả các mẫu đồng hồ cao cấp. Hiện tại, mỗi thiết bị chuyên dụng loại tốt cũng có giá chưa đến 1 triệu đồng. Do đó, tôi đã quyết định mua 1 chiếc để sử dụng cho an tâm hơn”, Phương Mai cho biết.
Trong khi đó, Hoàng Dung, sống tại TP.HCM, cho biết bản thân đã mua smartwatch có tính năng đo SpO2 do thiết bị này sở hữu nhiều tiện ích hơn. Tuy nhiên, khách hàng này cảm thấy chỉ số cho ra không hoàn toàn chính xác và nhiều lúc lệch hơn so với thiết bị chuyên dụng.
“Mình mua smartwatch để tiện hỗ trợ cho hoạt động trong công việc. Trên đồng hồ cũng có tính năng đo SpO2 nhưng mình rất ít khi sử dụng vì nó cho ra kết quả gần như giống nhau. Gần đây, mình có đến trung tâm y tế và đo bằng thiết bị chuyên dụng. Kết quả cho ra có sự khác biệt nhưng không nhiều”, Hoàng Dung chia sẻ với PV .
Hiện tại, các mẫu smartwatch cao cấp của Garmin, Fitbit hay Amazfit đều sở hữu tính năng đo SpO2. Tuy nhiên, các công ty cũng khẳng định rằng chỉ số chỉ mang tính chất tham khảo và người dùng không thể so sánh với những thiết bị chuyên dụng. Trên hết, người dùng vẫn nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nhất.
Máy đo lượng oxy trong máu đang được bán nhiều trên mạng
Trong các hội nhóm kinh doanh vật tư y tế, sản phẩm máy đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) được rao bán nhiều. Các chủ cửa hàng cho biết gần đây nhu cầu mua máy đang tăng cao.
Từ đầu tháng 7, các sản phẩm máy đo oxy trong máu (SpO2) được chào bán thường xuyên trong các hội nhóm kinh doanh vật tư y tế. Đây thiết bị được sử dụng trong quá trình theo dõi sức khỏe của bệnh nhân mắc Covid-19, giúp cảnh báo sớm những diễn biến xấu.
Trong nhóm "Thiết bị y tế giá sỉ", mỗi ngày có hàng chục bài viết rao bán và tìm mua các thiết bị đo nồng độ oxy trong máu với số lượng hàng trăm chiếc. Máy đo SpO2 cầm tay thường có kích cỡ nhỏ gọn, có thể kẹp vào ngón tay và cho kết quả sau vài giây.
Mua bán sôi động, chưa bị đội giá
"Hàng bên chị nhập Đức, có kiểm định và được bảo hành 36 tháng. Nếu mua số lượng lớn trên 100 chiếc giá sẽ 800.000 đồng/chiếc, còn mua lẻ giá 1,1 triệu đồng/chiếc", bà Hồng Ngọc, một chủ cửa hàng tại Hà Nội, cho biết.
Thị trường máy đo chỉ số oxy trong máu sôi động giữa mùa dịch nhưng chưa có nguồn cung đáng tin cậy, phần lớn đến từ các cửa hàng trực tuyến, sàn thương mại điện tử và khó kiểm chứng chất lượng.
Người này còn cho biết trên thị trường có rất nhiều loại máy đo SpO2 trong máu. Các sản phẩm đến từ Trung Quốc thường có giá từ 200.000-300.000 đồng, nhưng chất lượng không được bảo đảm.
"Các máy của Trung Quốc không đo chính xác như sản phẩm của Đức, đôi khi nhét cây bút bi vào cũng cho ra kết quả", bà Ngọc nói.
"Do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có nhiều người tìm mua các thiết bị đo nồng độ oxy trong máu cho người nhà sử dụng. Thiết bị này tuy không thể xác định được triệu chứng của Covid-19 nhưng cũng giúp người sử dụng kiểm tra được thông số cơ bản mà không cần đến các cơ sở y tế", bà Hồng Hà, người kinh doanh vật tư y tế tại TP.Thủ Đức cho biết.
Theo bà Hà, mặt hàng này bán chạy hơn trong thời gian dịch bệnh Covid-19 nhưng giá không tăng. Tuy nhiên, đã có tình trạng một số người gom số lượng lớn máy đo chỉ số oxy trong máu nhằm đầu cơ chờ tăng giá. "Dù vậy, nguồn hàng vẫn ổn định, người dùng có thể mua các thiết bị này dễ dàng", bà Hà cho biết thêm.
Ngoài các nhóm trên Facebook, thiết bị đo chỉ số SpO2 trong máu cũng được bán trên các trang thương mại điện tử. Giá bán của các thiết bị này giao động từ 100.000-2.000.000 đồng, có loại cao cấp lên đến 10 triệu đồng.
Một số mẫu máy có thể kể đến như Jziki (450.000 đồng), Imerdicare iOM-A6 (1,9 triệu đồng), Jumper Medical JPD-500E (750.000 đồng), Beurer PO30 (2,2 triệu đồng), Contec CMS50D2 (1,2 triệu đồng) được người dùng chọn mua nhiều. Các đánh giá để lại bên dưới sản phẩm đa phần tích cực. Bên cạnh đo SPO2, các mẫu máy còn hỗ trợ đo nhịp tim của người dùng.
Trong phần đánh giá, các sản phẩm dưới 400.000 đồng thường bị nhiều người dùng phàn nàn về chất lượng. "Có cảm giác máy hơi lỏng lẻo, không phân 2 đầu điện cực, sai số giữa các lần đo nhiều", người mua hàng có tên Chungasia đánh giá.
Do đó, người dùng cần kiểm tra kỹ phần đánh giá, cũng như tìm hiểu thêm thông tin, tài liệu về sản phẩm, thương hiệu để tránh mua phải những máy chất lượng kém.
Nên trang bị máy đo nhưng chỉ để tham khảo
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, một số bệnh nhân nhiễm Covid-19 có triệu chứng thiếu oxy máu thầm lặng. Nếu không phát hiện sớm để điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể nặng thêm.
Chuyên gia này khẳng định phương pháp đo SpO2 trong máu giúp phát hiện sớm triệu chứng này. Bác sĩ Phúc khuyến khích những gia đình có người già, trẻ nhỏ nên mua thiết bị đo để theo dõi chỉ số oxy máu trong thời kỳ dịch bệnh.
"Tuy nhiên, thông số này cũng chỉ có giá trị tham khảo vì ngoài SpO2 thì bác sĩ cần nhiều dữ liệu khác để đánh giá tình trạng bệnh như nhịp thở, co kéo cơ hô hấp... Người bệnh không được dựa vào nồng độ SpO2 bình thường mà chủ quan. Chỉ số từ máy có thể sai lệch vì kỹ thuật đo và không chính xác với một số người", bác sĩ Phúc lưu ý.
Apple Watch Series 6 cũng có tính năng đo SpO2 nhưng có độ lệch so với các máy chuyên dụng.
Ngoài máy đo chuyên dụng, người dùng cũng có thể sử dụng các thiết bị đeo tay thông minh có tính năng đo SpO2 trong máu như Apple Watch Series 6, vòng đeo tay sức khỏe để tham khảo. Những thiết bị này cho ra kết quả tương đối, không thể chính xác như máy đo đắt tiền nhưng cũng có thể cho người dùng căn cứ để tham khảo. Nếu đo nhiều lần ra mức SpO2 dưới 95%, người dùng nên tìm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ nếu cảm thấy sức khỏe không tốt và có các dấu hiệu đáng ngờ.
Người dùng Facebook phải bật tính năng này để không bị khóa tài khoản Trong vòng 15 ngày, tài khoản của người dùng sẽ bị khóa nếu không thực hiện theo yêu cầu này của Facebook. Mới đây, nhiều người dùng Facebook cho biết nhận được thông báo từ Meta (tên gọi mới của công ty Facebook) yêu cầu bật tính năng Protect để tránh bị khóa tài khoản. Khi nhận được thông báo này, nhiều người...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người dùng cung cấp nhiều dữ liệu cá nhân lên không gian mạng

Thanh toán NFC qua điện thoại có thể bị tin tặc đánh cắp dữ liệu thẻ

OpenAI nâng tầm ChatGPT với 3 thay đổi lớn

Keysight, NTT Innovative Devices và Lumentum đạt tốc độ truyền dữ liệu 448 Gbps

Amazon Q Developer mở rộng hỗ trợ tiếng Việt và nhiều ngôn ngữ khác

Trung Quốc phát minh bộ nhớ RAM nhanh hơn 10.000 lần hiện tại

Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện

Người mua sản phẩm HP có thể nhận bồi thường đến 2,6 triệu đồng

Microsoft cảnh báo lỗi nghiêm trọng trên Outlook

TSMC đối mặt khó khăn trong kiểm soát chip AI đến tay Trung Quốc

Ổ điện gia dụng 'hiện đại hóa' tích hợp sạc nhanh, khóa thẻ từ

Xiaomi gây ấn tượng với tốc độ cập nhật HyperOS 2
Có thể bạn quan tâm

Thuế quan của Mỹ: Fed cảnh báo các yếu tố bất ổn đe dọa kinh tế Mỹ
Thế giới
17:56:10 24/04/2025
Simone Inzaghi phạm sai lầm không thể tha thứ khiến Inter trả giá đắt
Sao thể thao
17:41:34 24/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên hứa sẽ có trách nhiệm, tìm tên mới cho Phỏm
Phim việt
17:32:20 24/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều vừa ngon lại thanh mát, cân bằng dinh dưỡng
Ẩm thực
17:27:08 24/04/2025
Netizen Hàn ngán ngẩm khi fan bênh Kim Soo Hyun bất chấp
Sao châu á
17:25:08 24/04/2025
Phim Hàn ăn khách 'A Shop for Killers 2' trở lại với dàn diễn viên mới
Hậu trường phim
17:23:00 24/04/2025
Gợi ý tủ đồ gợi cảm cho nàng đi biển ngày hè
Thời trang
17:16:23 24/04/2025
Yook Sung Jae 'nên duyên' với Bona, nhận nhiều lời khen trong 'The Haunted Palace'
Phim châu á
16:45:42 24/04/2025
Năm thanh niên lĩnh án tù vì đánh cha của bạn tử vong
Pháp luật
16:30:13 24/04/2025
Thấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXH
Netizen
16:20:37 24/04/2025